Kỹ thuật nuôi chim Yến hiệu quả – ít bệnh – nhanh lớn

Nuôi chim yến không hề khó 1 chút nào. Nhưng do đặc tính quen với tự nhiên nên bạn cần chú ý khi làm nhà cho chúng.

Cách làm nhà như nào, kỹ thuật nuôi chim yến ra sao? Có khó không?,…Đừng lo, cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Chim Yến là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Muốn nuôi được chim yến bạn cần nắm rõ đặc tính sinh hoạt, môi trường sống, thói quen, mức độ sinh sản của chúng. Chỉ có như vậy thì khi nuôi bạn mới đạt tỉ lệ thành công cao.

Ở Việt Nam có một số loài chim yến khá phổ biến. Đầu tiên là yến cỏ Việt Nam, yến cỏ cây dừa hay yến tổ trắng,… Mỗi loài này lại có những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

Vì thế nếu không có sự kiên trì và hứng thú thì sẽ rất khó nuôi được loại chim này tại nhà.

2. Hướng dẫn nuôi chim Yến tại nhà

2.1 Chuẩn bị môi trường nuôi, làm nhà cho chim Yến

Chim yến thích nghi ở môi trường có độ ẩm 75-90%, nhiệt độ dao động từ 27-20 độ. Do là nuôi trong nhà nên việc điều chỉnh nhiệt độ hay độ ẩm đều tương đối. Nhà cho yến cần đặt trên cao. Sau đó cửa nhà cần hướng theo chiều gió giúp thoáng và mang độ ẩm tới.

Sau khi làm nhà cần chú ý tới việc thông gió. Có như thế mới đảm bảo độ ẩm, ánh sáng mờ, nhiệt độ ổn định.  Những ống thông gió nối với lỗ hổng phải có biện pháp ngăn côn trùng. Hay nhiều người thường lắp quạt thông gió cũng được.

Trong tự nhiên chúng sống ở các hang động. Do đó tính cách của chúng còn rất nguyên thủy. Vì vậy, muốn chúng quen và sống được thì môi trường ở nhà phải giống môi trường tự nhiên. Như vậy chim yến sẽ cảm thấy an toàn hơn thay vì 1 nơi lạ lẫm. Việc nuôi chim Yến không tốn nhiều diện tích đất. Nhà cho chim xây ở vùng đất nào cũng được. Kể cả nơi đất ít màu, khô cằn.

Làm nhà nuôi Yến

Làm nhà nuôi Yến

Nếu ở vùng lạnh muốn nuôi chim thì mỗi tầng nhà nên cao 2m. Ở mỗi tầng nên có những chỗ thông thoáng để giống với môi trường hang đá tự nhiên. Mỗi nhà cần xây từ 2 tầng trở lên. Nếu để nhà cho chim 1 tầng thì tỉ lệ thành công thấp. Vì nhà không đủ độ cao, chim bay chưa hết tầm, độ ẩm, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa chúng cũng khó tìm được 1 chỗ như ý để trú đậu.

2.2 Kỹ thuật dẫn dụ và nuôi chim

Nhìn chung không phải ai nuôi chim yến cũng thành công. Vì ngoài số vốn lớn thì nhà ở cho yến là yếu tố tối quan trọng. Khi xây nhà, bạn cần tính tới rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là hướng nhà phải theo hướng gió. Thứ 2 là vật liệu và kích thước làm nhà ra sao. Tiếp đến là cửa chính, phụ bố trí như nào cho tiện? Lắp loa với âm lượng như nào là vừa đủ? Giờ mở loa cho yến là mấy giờ? Âm thanh trong và ngoài nhà hay theo mùa có khác nhau không?

Ngoài ra còn hệ thống phun sương như nào? Hóa chất phun trong nhà loại nào? Ngoài nhà trồng những cây gì cho yến? Đó chỉ là 1 vài yếu tố. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Do vậy, nếu bạn muốn đổi đời từ nuôi yến nhất định phải quyết tâm, kiên trì và giữ vững đam mê.

Kỹ thuật nuôi chim yến

Kỹ thuật nuôi chim yến

Xem thêm:

2.3 Chim Yến Sinh Sản

Vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm là chúng bắt đầu xây tổ. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản. Đến tầm tháng 3 là đã đẻ rồi. Khi xây tổ cả con đực và con mái cùng xây. Sau đó cùng ấp trứng và nuôi chim con. Nói chung chúng sống 1 cuộc đời ổn định.

Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ là từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao cấu và đẻ trứng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được ra khỏi tổ thường là 43 ngày hoặc sớm muộn hơn vài ngày.

Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm 5-6 ngày mới nhú lông ra. Nói chung lông mọc rất ít và chậm. 20 ngày đầu lông cứ như thế. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là bay được rồi.

Nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp thì 1 năm chúng đẻ được 3 lứa. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chúng sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới đẻ tiếp. Có thể nói nuôi yến trong nhà thì chim đẻ không đều.

2.4 Phòng bệnh cho chim Yến

Chim yến khi nuôi thường hay bị chân đỏ và sưng. Nguyên nhân được lý giải là do chúng vận động ít. Hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng hao kiệt dinh dưỡng. Nếu thấy khi đứng chúng co 1 chân lên thì là dấu hiệu của bệnh.

Lúc này thì bệnh gần như đã nặng. Chúng sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng.

2.5 Chim Yến ăn gì? Thức ăn cho chim Yến

Chim yến khá khó tính. Chúng không ăn thức ăn gia cầm. Cũng không ăn thức ăn mà con người cho ăn. Chúng chỉ ăn 1 số loài nhất định như ong, mối, chuồn chuồn kim, cào cào. Những con này đều phải có kích thước rất nhỏ.

Tỷ lệ khẩu phần ăn

  • Chúng thường ăn bộ cánh màng như kiến (61,1%). Sau đó mới đến bộ cánh đều như mối (-14,7%)
  • Còn bộ 2 cánh như ruồi tỉ lệ là -7,8%.
  • Các loại khác thì tỉ lệ không đáng kể.

Thức ăn yêu thích của yến ở bộ cánh giống (các loại rầy) là:

  • Ong kiến là loại chúng thích ăn nhất. Tỉ lệ lên đến 50-70%,
  • Sau đó mới là ruỗi muỗi, bọ rầy, mối, chuồn chuồn kim, giống bọ xít nhỏ, các loại bướm đêm,…

Chim yến thường tìm thức ăn ở độ cao 0-50m. Vào sáng sớm bạn có thể thấy chim yến bay khỏi tổ. Đó là lúc chúng đi tìm thức ăn cả này. Khẩu phần ăn của chim thay đổi theo mùa, theo tháng hay số lượng côn trùng chúng bắt gặp.

Thời gian kiếm ăn của chim rất dài. Chúng đi từ 5 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Quãng đường đi của chúng có thể lên đến 30km trong 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao trong thành phố người ta vẫn xây nhà yến rồi đúng không?

2.6 Thu hoạch

Do thức ăn của chim là côn trùng nên vì thế nuôi chúng trong nhà thì lượng côn trùng này sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn nắm đúng kỹ thuật và kiên trì thì sẽ có lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao.

Chỉ tính riêng 1 cặp chim yến 1 năm thu lợi 1 triệu đồng. Mà vòng đời của chúng là 12 năm. Như vậy chúng có thể cho bạn đến 12 triệu/ đời/ cặp.

3. Kết bài

Nuôi chim yến cần nhất là đam mê và quyết tâm. Vì quả thực chúng khó tính hơn các loài khác rất nhiều.

Dù đã có kỹ thuật nuôi chim yến rồi nhưng trong quá trình nuôi, bạn có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi đến cùng, bạn sẽ thành công.

Cập nhật 30/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)