Chim trĩ !! Kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim trĩ tại nhà đúng chuẩn

Chim trĩ là đại diện cho sự quyền quý, giàu sang nên hầu như ai cũng muốn sở hữu cho mình 1 con chim với bộ lông màu sắc tuyệt vời này. Ngày nay, chim trĩ được đánh giá là một trong những loài có giá trị kinh tế cao nên ngày càng được nhiều người săn tìm.

Muốn làm được điều đó thì người nuôi phải hiểu được tập quán của chúng, cách ăn ở sinh hoạt ra sao mới có thể nuôi chúng thành những con chim khỏe mạnh và đẹp mã.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ

Kỹ thuật nuôi chim trĩ

Trong ngày hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn bí quyết nuôi chim trĩ được nhiều người rỉ tai nhau rằng sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao đấy!

1. Chim trĩ là gì? Đặc điểm và cách nhận biết

Chim trĩ thoạt đầu nhìn giống gà chọi nhưng lại thấp nhỏ hơn một chút. Đặc điểm chúng dễ thu hút người nhìn nhất chính là bộ lông nhiều màu sắc  của chúng. Lông đuôi dài cong cong nhiều màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn khiến nhiều người chơi chim ưa thích chúng đến vậy.

Ở Việt Nam, trĩ đỏ và trĩ xanh là 2 loại được nuôi nhiều nhất.

Trĩ đỏ hay còn được gọi là trĩ đỏ khoang cổ trắng hay trĩ đỏ khoang Bắc Bộ. Chúng là loài quý hiếm thuộc phân loại trĩ đỏ.

Trĩ đỏ có đặc điểm là phần đầu và gáy màu nâu, nhìn kỹ sẽ thấy ánh xanh. Trên mắt có 1 dải hẹp. Phần cằm họng và cổ đen ánh lục, đôi khi là xanh hay tím. Lông trên lưng thì có gốc màu nâu gụ đậm, ở giữa có 1 dải nhỏ màu trắng nhạt (để ý kỹ mới thấy).

Mút lông màu đen còn hai bên những phiến lông thì có màu nâu đỏ hung trải rộng. Lông ở ngực có màu nâu đỏ, trên mỗi sợi lông đều có một vệt đen nhỏ kéo dài từ thân lông. Mút lông sẽ được chia làm 2 thùy hình tròn.

Nhìn chung chim trĩ đỏ có màu lông sáng. Đầu và cổ chim có ánh xanh và 1 vệt màu trắng ở cổ nên mới có tên gọi như trên. Thỉnh thoảng ở trên ngực chúng cũng có những khoang trắng xen với những đốm nâu đen. Riêng phần đuôi thì cong cong hình gợn sóng mà có màu đen đậm, xếp dày đặc vào nhau.

HƯớng dẫn chăm cóc cậu có nhà.

Chim trĩ liệu có dễ nuôi hay không?

Nếu nuôi dưỡng tốt trong điều kiện thích hợp thì 1 con chim trĩ đực có thể đạt trọng lượng 1,7kg hoặc có thể lên tới 2kg; còn con cái sẽ nặng khoảng 1,2kg sau chừng 5 tháng nuôi dưỡng tốt.

Chim trĩ cái có phần đầu và cổ màu nâu hoặc màu đen xen lẫn một vài vạch hung đỏ. Phần từ vai đến lưng có màu hung đỏ thỉnh thoảng phớt tím. Cằm họng màu vàng xen lẫn chút nâu đậm.

Ngực và cổ trước có xuất hiện những vạch đen hoặc chấm đen thô màu hồng tối. Ngực dưới, hai bên sườn và bụng màu xám hung đỏ đậm và nổi vân nâu tối. Ở giữa mỗi lông sẽ có màu nâu đỏ. Mắt nhỏ màu nâu đỏ, đùi lại nâu hơi xỉn. Riêng mỏ và chân có màu xám. Lớp da không được lông che phủ ở mặt có màu đỏ tươi.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật nuôi chim trĩ hiệu quả

2.1 Phương pháp nuôi chim trĩ xanh

– Nuôi chim thì việc làm chuồng là cực kỳ quan trọng. Chuồng chim cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để ở nơi có độ ẩm quá cao. Chỗ đặt lồng chim đảm bảo mùa hè thoáng mát nhưng mùa đông ấm áp là được. Mặc dù chuồng chim phải làm thoáng nhưng cũng cần chú ý độ an toàn để chim không bay đi mất. Vì thế bạn có thể làm thêm các giàn leo đậu cho chúng có chỗ vui chơi.

Nền chuồng phải được làm bằng phẳng, không gồ ghề để khi vệ sinh được tiện lợi không sót lại phân. Tốt nhất nên rải 1 lớp trấu gạo dày 5-8cm để giữ nền luôn khô thoáng, sạch sẽ. Mỗi lần dọn vệ sinh thay luôn lớp trấu mới. Ngoài chuồng quây thêm lưới để chim không bay đi mất.

– Chim trĩ cũng sử dụng các loại thức ăn cho gà như thóc, ngô, cám,… nhưng với lượng ít hơn. Thỉnh thoảng bạn có thể đổi sang bèo tây, nõn chuối thái nhỏ cho chúng ăn để bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, hải sản lại là điều bạn cần chú ý. Dù là tươi hay chín thì đều có thể khiến chúng bị tiêu chảy. Một ngày bạn chỉ cần cho chúng ăn 3-4 bữa là đủ. Không nên cho ăn quá nhiều.

– Chuồng trại khi vệ sinh cần làm sạch sẽ để không lưu lại mầm bệnh. Đồng thời cũng cần có chim uống nước thường xuyên và thay nước thường xuyên khi cần.

– Sau khoảng 8 tháng nuôi là chim trĩ xanh đã bắt đầu đẻ trứng. Trung bình mỗi năm chúng đẻ được 70-80 quả. Riêng loại chim này lại không thể tự ấp trứng của mình mà phải nhờ đến tổ khác. Nên nếu nuôi nhân tạo bạn nên dùng máy ấp trứng để tỉ lệ thành công cao nhất.

Hướng dẫn nuôi chim trĩ

Hướng dẫn nuôi chim trĩ

2.2 Hướng dẫn nuôi chim trĩ đỏ

  • Làm chuồng

Chim trĩ thuốc giống thích nghi cao. Dù là vùng khí hậu, địa hình như nào chúng đều có thể thích ứng được. Do vậy, không nhất định phải làm chuồng mới, bạn có thể tận dụng chuồng cũ, góc nhà kho, nhà xưởng rồi sửa sang lại cho thích hợp là được. Miễn sao khu vực đó thoáng mát, sạch sẽ cho chim ở là được.

Khi chim non mới được 1-3 tháng thì bạn nuôi trong chuồng quây lưới mắt cáo. Cho chúng tiếp đất càng ít càng tốt. Chuồng nuôi chim non phải kín gió và khi vệ sinh phải đảm bảo thật sạch sẽ vì chúng còn yếu. Đồng thời cũng cách ly với khu vực bị bệnh. Người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận cũng không nên.

+ Mật độ nuôi úm trong chuồng nhỏ 

Mật độ nuôi chim non trong lòng phụ thuộc vào ngày tuổi của chúng. 30 ngày đầu nuôi 40-15 con/m2. Khi chúng được khoảng 2 tháng thì giảm xuống còn 12-6 con/m2. Được 3 tháng thì chỉ để 4-2 con/m2.

Sau 3 tháng chúng đã cứng cáp, lúc này mang ra chuồng lớn nuôi 1 đến 2con/m2 là vừa.

+ Làm chuồng cho chim lớn :

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên chia chuồng chim thành nhiều ô để dễ kiểm soát số lượng cũng như theo dõi nếu có bệnh dịch. Cụ thể nếu nuôi chim sinh sản thì bạn có thể dựa theo kích thước sau làm chuồng cho chim:

Kích thước chuồng nên để chiều rộng 3,5m chiều dài 6m và chiều cao từ 2,5-2,8m là được.

Với diện tích trên thì có thể nuôi được 20-25 con chim trĩ trưởng thành hoặc 30-40 con chim non thế hệ sau.

Xung quanh chuồng bạn có thể dùng lưới B40 quây lại hoặc lưới mắt cáo đều được để đảm bảo an toàn cho chim. Nóc chuồng có thể lợp mái nhựa hoặc bro xi măng đều không ảnh hưởng. Chú ý, phải đảm bảo chuồng chim luôn thoáng mát và chim không có cơ hội bay ra ngoài dù lợp bất cứ vật liệu gì nhé!

Dưới nền chuồng ngoài lót trấu thì có thể cho thêm 1 lớp cát vàng để chúng chơi đùa và làm ổ đẻ. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm chút cỏ hoặc để nguyên nền bê tông cũng không sao cả. 

HƯớng dẫn chăm cóc cậu có nhà.

  • Chăm sóc chim trĩ

Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi )

Chim con cần được nuôi trong những lồng nhỏ có lưới quây bên ngoài. Dùng đèn sưởi hoặc bóng điện để giữ cho chúng không bị lạnh. Nhiệt độ trong chuồng lúc nào cũng cần dao động từ 25 đến 27 độ.

Chuồng chim cần đặt tại nơi kín gió, tránh mưa nắng và được che chắn kỹ càng tránh chó, mèo,… làm thịt mất. Khu vực nuôi chim con cần được vệ sinh và khử trùng đều đặn. Ít nhất 15-20 đã phải khử trùng 1 lần.

Thức ăn cho chim non là thức ăn bạn hay dùng cho gà con như cám viên loại nhỏ. Máng ăn hay máng uống nước tận dụng lại dụng cụ nuôi gà con là được, đảm bảo sao chúng sạch sẽ và đã khử trùng là được.

Lượng cám và nước uống nên cho vừa đủ để khi chim ăn không bị thừa, có thể dễ dàng mang đi vệ sinh sau mỗi lần cho ăn. Việc thừa thức ăn chính là nguyên nhân khiến chim của bạn dễ sinh bệnh đấy. Ngoài ra, nếu muốn kỹ hơn thì bạn cho chúng uống nước sôi để nguội để đảm bảo tiêu hóa của chin con ổn định.

Chim trĩ trưởng thành

Khi chim đã trưởng thành thì nuôi trong lồng to với mật độ 1-2 con/m2 và sử dụng thức ăn cho gia cầm để chúng sử dụng. Có thể là cám cho gà lớn hoặc cám cho gà sinh sản đều được. Có thể cho thêm thóc để bổ sung chất. Tùy vào từng thời kỳ mà bạn điều chỉnh tỉ lệ cám thóc cho phù hợp.

Ví như khi chim trưởng thành rồi thì giảm lượng cám xuống 40% còn lại là thóc. Thỉnh thoảng cho chúng ăn bèo thái, rau, nõn chuối, …. thái nhỏ để bổ sung chất xơ. Những thức ăn có độ tanh nhiều như tôm, cua, cá,… cũng cần hạn chế luôn vì chúng có thể bị đau bụng.

Trong khi nuôi không tránh khỏi việc chim mổ nhau. Chúng thường mổ ở mắt, đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Lúc này bạn cần áp dụng 1 vài biện pháp để hạn chế tình trạng này:

  • Những con bị đánh hoặc những con đánh mang đi nuôi riêng từ 3-5 ngày cho thuần tính lại hoặc vết thương liền miệng thì thả lại vào chuồng.
  • Thức ăn bổ sung thêm thành phần Ca và Zn. Ngoài ra nếu sau khi tách mà chúng vẫn đánh nhau thì dùng thuốc chống mổ, cắn trộn với thức ăn cho chim.
  • Bắt buộc phải cắt bớt hoặc mài mòn 1 phần mỏ dưới của chim. Cách này phải được áp dụng nếu bạn nuôi số lượng lớn. Việc này không hề ảnh hưởng tới thẩm mỹ của chúng đâu vì được che khuất dưới lớp mỏ trên, và cũng không ảnh hưởng tới việc sinh sản của chim trống.

3. Tổng kết

Thực ra bí quyết nuôi chim trĩ không có gì phức tạp cả. Tất cả những điều này đều từ việc quan sát thói quen sinh hoạt của chúng mà có được.

Nên nếu bạn là người mới nuôi chưa nắm rõ thì chỉ cần chú ý làm theo hướng dẫn chúng mình vừa chia sẻ là có thể nuôi được những chú chim trĩ màu sắc rực rỡ, khỏe mạnh rồi đấy!

Cập nhật 17/06/2020

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)