Chim sâu xanh !! Kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim sâu xanh đẹp mã, căng lửa

Chim chích bông có lẽ là cái tên không còn xa lạ với người nông dân Việt Nam. Đó cũng là tên gọi khác của chim sâu xanh. Bạn rất dễ dàng nhìn thấy chúng ở bất cứ đâu. Nhất là vào mùa lúa chín, hình ảnh chích bông nhảnh nhót đã quá quen thuộc rồi.

Hiện nay người ta cũng đã tìm cách nuôi loại chim này để chúng bắt sâu bệnh. Cách nuôi chim sâu xanh không hề khó. Bạn chỉ cần chú ý 1 vài điều nho nhỏ là được.

Bài viết hôm nay của chúng mình sẽ nói cụ thể hơn về cách nuôi cũng như lưu ý khi nuôi nhé! 

1. Cần chuẩn bị gì trước khi nuôi chim sâu?

1.1 Thức ăn cho chim sâu

Chim sâu rất thích ăn cào cào, trứng kiến và sâu quy. Nên khi nuôi bạn cho chúng sử dụng nhiều những thức ăn này. Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm cám cho chim đủ chất.

Lồng nuôi chim sâu không cần to quá. Nhưng phải đủ 2 cóng. 1 cóng đựng thức ăn và 1 cóng đựng nước uống. Mỗi ngày bạn căn làm sao cho chim ăn ⅓ cóng thức ăn thôi. Thức ăn gồm sâu khô thêm chút cào cào non và trứng kiến.

Nuôi chim sâu xanh

Nuôi chim sâu xanh

1.2 Chuẩn bị lồng nuôi

Chim sâu rất nhỏ vì thế bạn không cần lồng quá to đâu! Lồng nuôi chim nên chọn lồng tre và cao vừa phải thôi. Nếu lồng không phù hợp thì khó lòng mang lại cho chúng sự thoải mái, thích thú được.

Trong lồng có 1 máng để đựng cám chim và 1 cám đựng sâu khô cho chúng ăn. Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm máng nước sạch nữa. Nếu dùng nước máy thì bạn có thể đun sôi rồi để nguội cho chim uống.

Mặc dù chim sâu thích nhất là sâu thật nhưng sâu mua tại cửa hàng cũng không bằng sâu bạn tự tìm được. Nên nếu có thời gian bạn có thể đi tìm sâu tự nhiên cho chúng. Còn nếu dùng sâu mua thì cần cho chim ăn đủ lượng thôi. Không nên lạm dụng quá nhé! Vì dễ khiến sức khỏe chúng không ổn định.

2. Hướng dẫn nuôi chim sâu xanh

2.1 Kỹ thuật nuôi chim non

Nếu nuôi chim sâu từ khi còn non thì bạn cần tỉ mỉ chu đáo hơn. Lúc này chúng chưa thể tự ăn uống được nhiều nên bạn cần đút cho chúng ăn môi ngày. Công việc này đòi hỏi thời gian, sự chu đáo tỉ mỉ nhiều đấy.

Nhưng chính vì những khoảnh khắc như vậy mà bạn với chim sâu sẽ thân thiết hơn. Nó như một sợi dây vô hình khiến cả 2 thêm gắn bó và yêu thương nhau. ở giai đoạn này chúng hợp với cào cào non nhất. Vì thế bạn cho chúng ăn thức ăn này nhiều 1 chút. Đồng thời chú ý nước uống cho chim nhé! Chim non 1 ngày ăn rất nhiều để lớn. Vì vậy bạn cần chú ý để chim không bị đói nhé!

Cách nuôi chim sâu xanh

Cách nuôi chim sâu xanh

1 tháng sau hoặc hơn chút, chim đã đủ lông cánh. Từ đây việc ăn uống chúng đã tự làm được. Bạn cũng đỡ vất vả hơn trước nhiều. Lúc này bạn cứ chuẩn bị thức ăn nước uống sạch sẽ đầy đủ cho nó là được. Ngoài ra, bạn cũng cần tiếp xúc thường xuyên để chúng dạn người hơn.

2.2 Cách nuôi chim bẫy được

Nhiều người than thở họ không hiểu sao không nuôi nổi những chú chim sâu tự bắt được. Thực tế là bạn chưa để ý những điều nhỏ nhất thôi. 2 ngày đầu sau khi bắt được thì trùm kín áo lồng cho chúng. Vì lúc này nó còn lạ với môi trường xung quanh nên dễ hoảng sợ. Trong 2 ngày này cứ chuẩn bị đầy đủ thức ăn nước uống trong lồng cho chim là được.

Chú ý để ý lượng thức ăn trong lồng nhé. Nếu thức ăn vơi đi thì nó đã chịu ăn rồi. Khả năng sống của nó gần như 100%. Sau đó bạn cứ giữ nguyên áo lồng như vậy trong 2 ngày rồi mới từ từ hé 1 chút một.

Chim vành khuyên có nhiều đặc điểm giống chim sâu

Chim vành khuyên có nhiều đặc điểm giống chim sâu

2.3 Cách chọn chim sâu mồi

Chim sâu mồi được chọn bạn cần chú ý 1 vài đặc điểm. Đầu tiên nó phải khỏe mạnh, không bệnh tật. Tiếp theo, để ý đầu của chúng to và có hình elip là được. Chú ý mí mắt trên của chúng hơi đưa ra và hốc mắt sâu là những con tốt.

Chọn được rồi thì bạn cho chúng trong lồng đã chuẩn bị sẵn. Mỗi ngày mang sâu quy cho chúng ăn cho quen dần. Ở thời kỳ nó chưa trổ lông đuôi, lông còn vàng thì bạn cho vào lồng 1 con chim mái. Mục đích là để kích lửa cho chúng nhanh hơn.

Khi thấy nó mọc 2 sợi lông đuôi là lúc bạn mang chúng đi tập, cọ sát. Lúc đi nhớ mang theo chim mái và treo gần bên cạnh chim trống. Sau mỗi lần đi cọ sát, được chim mái thúc thì chim trống ngày càng hăng. Đến lúc chúng thật sự dữ rồi thì không cần chim mái nữa.

Khi hé áo lồng bạn hé 1 chút ít thôi nhé! Có con sẽ ngoan ngoan tập làm quen. Có con sẽ bay nhảy đến chảy máu đầu. Nhưng không sao cả, dần dần chúng sẽ thích nghi thôi. Sau đó vài ngày mới hé lồng rộng thêm 1 chút. Dần dần áo lồng sẽ quay mọi hướng cho chim là được.

Khi áo lồng quay về nơi đông người, chúng sẽ sợ hãi, nhảy tán loạn. Có khi còn chảy máu, xước trán. Nhưng đừng lo, vài ngày chúng sẽ trở lại ngoan ngoãn mà thôi.

3. Nuôi chim sâu xanh sinh sản

Bạn hoàn toàn có thể giúp chim sâu tự cho ra đời những chú chim nhỏ xinh phục vụ thú chơi của mình. Chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách mà nhiều người đã làm và đã thành công.

Lồng chim sinh sản

Nhìn chung lồng cho chim sâu đẻ không khác nhiều so với lồng nuôi chim sâu đi đấu. Lồng cho chim đẻ nên là lồng tre. Các nan có kích thước vừa phải. Chiều cao lồng vừa phải là được. Làm sao chúng vừa hoạt động thoải mái lại vừa không bay đi là được.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là nơi treo lồng và việc che áo lồng. Bản năng của chim là nhạy cảm vô cùng với môi trường xung quanh. Do đó bạn cần chú ý che đậy cẩn thận để chúng cảm thấy an toàn. Bạn sẽ che hết toàn bộ lồng và chỉ để lại phần cửa lồng để tiện cho ăn. Đỉnh lồng bạn cũng nên che bớt đi. Để lại 50% là được.

Chăm sóc chim sâu

Chăm sóc chim sâu

– Vị trí treo lồng rất quan trọng. Nếu treo ở nơi đông người thì dùng có bắt cặp cũng không sinh sản. Chỉ khi cảm thấy đủ an toàn chúng mới đẻ. Vì thế, nếu nói đây là việc quyết định sự thành bại trong cách nuôi chim sâu của bạn cũng chẳng sai. Hãy nhớ, muốn có được chim non thì vị trí treo lồng cực kỳ quan trọng đấy!

4. Kết bài

Bài viết này bạn đã thấy được cách nuôi chim sâu xanh chưa? Rất đơn giản đúng không nào? Chỉ cần ghi lại vài lưu ý là bạn sẽ thành công chăm việc nuôi nấng, chăm sóc và giúp chim sinh sản đấy!

Cập nhật 19/05/2020

4/5 - (5 bình chọn)
4/5 - (5 bình chọn)