Chim Khướu !! Kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim khướu mã đẹp, hót hay

So với các loại chim khác thì chim khướu nuôi khó hơn. Nhất là với những người lần đầu chơi chim. Đơn giản như việc phân biệt trống mái cũng đã là 1 thử thách rồi.

Ưu điểm của chim khướu rất nhiều. Đó chính là siêng hót, hót được nhiều giọng, lại dạn dĩ. Tuy vậy, nếu không nắm được kỹ thuật nuôi chim khướu thì sẽ vô cùng chông gai.

Chưa kể với người mới, người nuôi lâu cũng phải đau đầu. Hiểu được điều đó, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn kỹ thuật chuẩn nhất giúp công việc nuôi chim bớt gian nan hơn.

1. Có mấy loại Khướu? Nguồn gốc và đặc tính

1.1 Các loại chim khướu

Để phân biệt chim khướu người ta dựa vào màu sắc của chúng. Cụ thể có 3 loại:

  • Khướu ô: Loại này hay còn được nhiều người gọi là khiếu mun. Đặc điểm của nó là toàn thân đều có màu đen hoặc xám đen đúng như tên gọi. Loại này lông mượt, mềm. Trên đỉnh đầu có 1 nhúm lông trắng. Còn lại đều có màu đen như chân, hầu, mỏ, ức.
  • Khướu ô lờ: Loại này có màu sắc khá giống khướu mun. Nhưng hai bên má của chúng có lông bạc.
  • Khướu bạc má: Giống này thường có màu đen hoặc xanh. Hai bên má của chúng thì điểm xuyết chấm trắng.
Cách nuôi chim khướu

Cách nuôi chim khướu

1.2 Môi trường sống và khu vực phân bố

Khướu là loài động vật sống theo đàn. Nơi cư trú của chúng hầu hết là dưới tán cây to hoặc ở các tầng cây bụi. Ngoài ra ở những khu vực khe suối, hay nơi có nước chảy thì chúng cũng tập trung ở đó. Hình thức sống của chim là định cư.

Khướu được các chuyên gia xếp vào loại đặc hữu của nước ta. Phần lớn chúng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ. Ngoài ra chúng còn xuất hiện ở Quảng Bình, Lâm Đồng hay Quảng Trị.

1.3 Phân biệt chim Khướu trống mái

Dựa vào tiếng kêu người ta phân biệt trống mái.

Nếu là chim trống thì chúng rất hay hót. Mỗi lần hót được nhiều giọng khác nhau. Giọng hót to và vang xa. 

Chim mái thì gần như chỉ kêu “ro,ro” vài tiếng. Những âm cuối kéo dài. Nhìn chung là hót nhỏ. Thậm chí là không hót.

Xét về giọng hót thì chim trống hót được nhiều điệu hơn. Giọng chim trống cũng cao to và vang hơn.

Ngoài ra người ta cũng dựa vào ngoại hình để phân biệt.

Chim trống thường có 1 chùm lông khá rậm mọc ở gần mũi. Chùm lông này dài và nhô hẳn lên. Còn chim mái chùm lông này ngắn, thưa và nhỏ hơn.

Ở mắt của chim khướu trống có 1 dải màu đen to, dài kéo tận ra phía sau. Cuối vệt đen còn hơi nhọn. Còn chim khướu mái cuối vệt đen thường ít nhọn và mọc vuông góc hơn.

2. Hướng dẫn nuôi chim Khướu hót hay – mã đẹp

2.1 Chọn giống

Chim khướu có kích thước trung bình, thỉnh thoảng có loại cỡ nhỏ. Vì chúng thuộc cùng giống với chim sẻ. Lông chim khướu rất mềm và xốp và thường hơi xỉn.

Chân chim cũng cao hơn 1 số loài để thích nghi với việc đi trên mặt đất hoặc cành cao. Cánh chim hình hơi tròn. Tiếng hót to, vang và rất thu hút. Nếu là giống chuyên hót thì người thon thả hơn,chân nhỏ, lông cũng mỏng và mỏ cũng dài hơn.

Như đã nói dựa theo màu sắc chim khướu có 3 loại. Đó là khướu ô, khướu ô lờ, khướu bạc má. Về cơ bản phân biệt 3 loại này rất dễ. Nếu là khướu ô thì lông đen toàn bộ. Nếu là khướu ô lờ lông cũng đen nhưng bên má có lông bạc. Còn khướu bạc má thì màu đen hoặc xanh hai bên má có nhúm lông trắng nhỏ.

Chọn lồng nuôi khướu

Chọn lồng nuôi khướu

2.2 Chọn lồng nuôi

Đặc tính của loài này thuộc giống chim có kích thước lớn. Do vậy lồng nuôi chúng cũng phải to để đảm bảo. Lồng có thể làm bằng tre hoặc mây. Thông thường người ta hay dùng lồng tre.

Các nan lồng cần được đan khít. Không gian trong lồng thoáng đã. Và lồng thì nên được quét sơn để tránh ẩm mốc. Cầu cho chim khướu đứng thư giãn nên để to tầm ngón tay cái là được. Chúng sẽ đứng vững vàng hơn.

2.3 Kỹ thuật nuôi

Tương tự như các loài chim khác, khi mua về bạn nhốt chim luôn trong lồng. Vì lúc này chúng còn rất lạ. Nếu có người đi qua chúng sẽ sợ hãi mà bay tán loạn. Đồng thời cũng cần phủ áo lồng rồi treo cao ở nơi yên tĩnh. Làm như vậy sẽ tránh được chim hoảng sợ, nhảy nhót làm gãy đuôi, trầy xước trán.

Chim khướu dù được thuần hóa nhưng vẫn giữ được giọng hót nguyên thủy của chúng. Do vậy, khi nuôi bạn nên nuôi chúng từ khi còn tấm bé. Lúc này giọng hót của chúng chưa điêu luyện. Khi thuần dưỡng được rồi giọng nó sẽ rất cao và hay. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn kiên trì và tốn công sức.

Đối với chim non chưa đủ lông cánh. Việc phân biệt được mồi cũng không có khả năng. Tất cả đều nhờ vào việc đút mớm của cha mẹ. Vì thế người ta thường làm 1 mô hình giống với tổ của chúng trong rừng cho chim ở.  Sau đó đều đặn cách 1 giờ cho chim ăn 1 lần.

Ở giai đoạn này chúng tiêu thụ thức ăn rất nhanh để mau lớn. Khi cảm thấy đói, cứ thấy người chúng sẽ tự há mỏ ra chờ. Ngược lại khi chúng đã nó có cạy mỏ chúng cũng không được. 6 tuần sau là chim có thể bay nhảy được rồi. Sau 2 tháng là đã bập bẹ hót vài tiếng. Lúc đầu chỉ hót 1 tiếng nhiều lần, không ngân nga cũng không cao thấp gì.

Chim khướu ngoài tự nhiên

Chim khướu ngoài tự nhiên

Lưu ý đối với chim trưởng thành

Gặp phải con chim nào bướng bỉnh suốt ngày bay nhảy thì rất dễ gãy móng, sứt đầu. Có khi vài ba hôm đã chết. Vì vậy, để tránh điều này bạn nuôi chim trong lồng phủ kín áo.

Trong lồng đảm bảo thức ăn nước uống đầy đủ cho chim. Thức ăn gồm sâu và chuối chín là được. Lồng chim treo cao ở nơi yên tĩnh cho chim đỡ sợ.

Cách vài 3 ngày thay nước cho chim rồi lại treo lồng ở chỗ cũ. Sau 1 thời gian bạn có thể hé dần áo lồng cho chim quen với môi trường. Thông thường cần 4 tháng mới có thể gọi là quen. Và tới tận nửa năm chúng mới coi như thuần được. Thậm chí có con còn lâu hơn.

3. Bí quyết chăm sóc chim Khướu khỏe – căng lửa

3.1 Chim Khướu ăn gì? Thức ăn cho chim Khướu

Giống họa mi, thức ăn của chúng là bột gạo rang trộn trứng gà. Ngoài ra mỗi ngày bạn nên bổ sung thức ăn tươi cho chúng. Đó là cào cào, thằn lằn con, gián đất,…. hoặc thịt bò băm. Nhìn chung việc này đơn giản. Cứ cho chim ăn nó, đủ chất chúng sẽ rất sung và hót nhiều. Ngược lại chim đói khát thì hót rất ít.

Chăm sóc khướu

Chăm sóc khướu

3.2 Chăm sóc chim

Dù mỗi loại phải có những lưu ý chăm sóc khác nhau. Nhưng tất cả đều cần đảm bảo đồ ăn thức uống sạch. Chỗ ở thoáng mát. Vì vậy chăm chim khướu tốt cũng là cách giúp chim căng lửa.

Những vấn đề cần đảm bảo sạch sẽ là lồng, thức ăn nước uống. Ngoài ra khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Hơn thế nữa việc tắm rửa cho chúng cũng vô cùng cần thiết. Do đặc tính thích tắm rửa nên chúng mới sống ở gần khe suối, chỗ có nước chảy.

15 ngày sau khi mua về bạn tập cho chúng tắm lần đầu. Lồng tắm nên là lồng khác với lồng nuôi. Quay 2 cửa lồng vào sát nhau để chim tự đi sang. Sau đó dùng tay vẩy nước hoặc bình xịt phun sương tắm nhẹ cho chúng. Chú ý ở dưới lồng tắm cũng cần đặt 1 chậu nước.

Khi đã ướt lông chim bạn mang cả lồng tắm và chậu nước ra chỗ nắng. Lúc này chim sẽ tự vẩy nước tắm rửa thoải mái. Trong khi đợi chúng tắm xong thì bạn vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. Cứ làm như thế vài lần, chúng sẽ dạn dĩ, tự tắm được khi có người ở gần.

3.3 Chim Khướu sinh sản

Vào độ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm là mùa chim khướu sinh sản. Mỗi lần chúng đẻ được khoảng 3-5 trứng. Chúng thường làm tổ ở giữavách núi hoặc cành cây cao. Tổ được xây hình chén hoặc có mái che để đảm bảo cho chim non. 

Chim mái sẽ ấp trứng trong 15 ngày. Chim non sau khi ra đời đều phải nhờ bố mẹ đút mớm để lớn lên. Khi được 45 ngày thì chúng mới có thể tự tìm thức ăn được. Tận 4,5 tháng sau chúng mới thay lông lần đầu và lúc này có thể tập hót được.

4. Kết bài

Cách chăm sóc chim như cho ăn, đảm bảo lồng sạch sẽ thì rất đơn giản. Nhưng cần nhất là thời gian bạn thuần hóa chúng.

Nhưng chỉ cần bạn kiên trì và làm đúng theo kỹ thuật nuôi chim khướu thì mọi việc sẽ dễ chịu hơn. Chúng mình hi vọng các bạn có thể thành công nhờ bài viết này.

Cập nhật 29/06/2020

4/5 - (2 bình chọn)
4/5 - (2 bình chọn)