Cách nuôi cá Rồng lên màu đẹp – mang tài lộc đến nhà

Cá rồng được nhiều người nuôi vì được xem là vua của các loại cá cảnh. Chúng được yêu thích bởi vẻ sang trọng và nhất là mang nhiều yếu tố phong thủy mang lại điềm lành cho gia chủ và xua đuổi tà khí,

Giá cá rồng rất cao tùy vào từng loại cá. Và đương nhiên nuôi cá rồng cũng không hề dễ dàng. Nếu không hiểu biết về đặc tính, có kỹ thuật phòng bệnh thì cá rất dễ bị chết hoặc ốm yếu.

Cá Rồng đa dạng về màu sắc và mẫu mã

Cá Rồng đa dạng về màu sắc và mẫu mã

Cùng #wikiohana tìm hiểu cách nuôi, cách chăm sóc cá rồng trong bài viết này nhé!

1. Chuẩn bị trước khi nuôi cá rồng

1.1 Lựa chọn cá giống

Chọn giống cá là công đoạn quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá sau này. Khi chọn bạn chú ý tới những đặc điểm như màu sắc, hình dáng, mắt, vảy,…

Thân hình cá không được quá to hay quá nhỏ, không có dị dạng hay có các khiếm khuyết như đứt râu, mắt mờ. Bạn nên chọn những con cá có kích thước to và dài (nếu có cả bầy cá để so sánh). Do những con này có sức khỏe tốt và thừa hưởng những gen tốt từ bố mẹ.

Tư thế bơi nhất định phải cân bằng, không có hiện tượng nghiên hẳn sang 1 bên khi bơi. Khi bơi các vây cá phải xòe ra. Cá phải thích hoạt động không thu mình vào 1 góc.

Khi nhìn cá bơi bạn cảm nhận được chúng giống như 1 người phụ nữ sang trọng với tướng đi chậm rãi, thong thả. Cập trướng phải cấm thắng và xòe bung ra.

Cách nuôi cá rồng không hề khó

Cách nuôi cá rồng không hề khó

Bạn không nên mua những con cá khi bơi đầu chúc xuống dưới, đuổi chỉ ngược lên trời. Khi mua bạn không nên vội vàng mà cần quan sát chúng chừng 5 tới 10p xem chúng bơi và hoạt động ra sao. Những con cá bơi lập lờ trên mặt nước hay thu gọn 1 góc hồ thì không nên chọn nhé!

1.2 Chuẩn bị bể nuôi cá rồng

Bể nuôi cá chính là môi trường để cá con sinh trưởng và phát triển. Vì thế bạn cần thiết kế sao cho chiều dài và chiều rộng, chiều cao nữa phải phù hợp. Nếu các nhỏ có kích thước 15cm thì bể nuôi cần có kích thước là 120 x 45 x 45cm. Còn nếu 30cm trở lên thì bể 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.

Tuy là bể các cảnh nhưng bạn không nên đặt bể ở những nơi có nhều người qua lại. Nếu như thế cá rát dễ bị áp lực và sẽ ảnh hưởng tớ màu sắc của cá. Lý tưởng nhất là bạn đặt cá ở nơi ít người qua lại và có nhiều ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và chiều.

Kỹ thuật nuôi cá rồng

Kỹ thuật nuôi cá rồng

Đây là loại cá rất nhạy với ánh sáng. Nếu buổi tối khi đang chiêu sáng bằng đèn điện mà bị tắt thì chúng sẽ lập tức hoảng loạn. Lúc này chúng sẽ nhảy lung tung ra khỏi bể và có thể gây thương tích cho chính mình. Do đó trước khi tắt điện hoàn toàn thì hãy mở đèn ngủ ở gần bể cá.

1.3 Nhiệt độ và độ pH

  • Nhiệt độ môi trường nước

Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá vì đây  là môi trường sống của nó. Nhiệt độ thích hợp để nuôi là từ 29 đến 32 độ C. Bạn cần chú ý kiểm tra nhiệt độ của nước thừng xuyên bằng nhiệt kế để điều chỉnh phù hợ để cho cá phát triển tối đa.

Huyết Long

Huyết Long

  • Độ pH

Độ pH của nước cũng phải được căn chỉnh hợp lý. Lý tưởng nhất là từ 6.5 đến 7.5. Nếu độ pH bị thay đổi đột ngột thì cá sẽ bị bệnh và yếu đi rất nhanh. Do đó bạn nên kiểm tra độ pH thường xuyên và định kỳ.

Xem thêm :

2. Cách nuôi cá rồng khỏe mạnh, lên màu đẹp

2.1 Cá rồng ăn gì? Thức ăn cho cá rồng

Thức ăn cho loại cá này cần đảm bảo tươi sống và đầy đủ chất lượng. Côn trùng thường bị sử dụng thuốc để tiêu diệt nên nếu dùng công trùng đó cho cá ăn thì bể cá của bạn sẽ bị ngộ độc đấy!

Một số loài mang vi khuẩn và cả giun sán trong cơ thể. Vì vậy hãy chắc chắn thức ăn cho cá tươi sạch và có nguồn gốc rõ ràng.

Với các nhỏ dưới 25cm thì bạn cho chúng ăn 2 tới 3 lần 1 ngày. Khi lớn hơn thì chỉ cần 1 lần 1 ngày là đủ. Tránh để thức ăn thừa trong bể sẽ gây ô nhiễm. Hãy cho chúng ăn vừa phải để chúng không cảm thấy chán ăn. Và đương nhiên phải thưởng xuyên dọn thức ăn thừa trong bể đấy!

Cá rồng màu đỏ

Cá rồng màu đỏ

Bạn chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, cá 3 đuôi, nhái con thì phải chắc chắn rằng đã nuôi riêng được 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng.

Bởi vì những loại cá này chứa nhiều gian sán độ sẽ lây qua cá dễ dàng. Và quan trọng là bạn cần cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao để đảm bảo sự trưởng thành.

2.2 Thay nước trong bể nuôi

Tùy theo cỡ cá mà bạn thay nước từ 1 tới 2 lần 1 tuần. 30% cho các nhỏ và 50% cho cá lớn. Việc này tùy thuộc vào số cá trong bể, thể tích nước và dung lượng của bể. Nghĩa là cứ bể nhỏ mà nhiều cá thì thay nước thường xuyên.
Loại cá này cũng rất nhạy với các hóa chất ngoại lai như Chlorine. Khi thay nước thì bạn nên pha thêm chất trừ  Chlorine và các hóa chất thuộc sắt. Tốt nhất thì bạn nên chứa nước lắng 24 giờ rồi mới mang đi thay.
Độ pH của máy thường cao hơn 7.0. Do đó theo khuyến nghị thì thay nước thì bạn nên thỉnh thoảng pha thêm “nước đen”(Black Water Extract) để làm dịu độ pH. Viejc này cũng giúp tạo môi trường thiên nhiên qun thuộc như nơi chúng sinh ra.
Cá lên màu khá đẹp

Cá lên màu khá đẹp

2.3 Nắp đậy bể cá như thế nào?

Bể nuôi cá rồng nhất định không thể thiếu nắp. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong cao ở cá chính là người chơi không dùng nắp đậy bể hoặc có dùng nhưng lơ là không đậy.

Loại cá này nhảy rất cao. Ở vùng hoang dã, cá rồng thường hay săn cá loại sâu bọ trên cành cây chìa ra hồ một cách chính xác dù chúng ở cao. Nếu bạn có chừa khoảng trông trên nắp thì nên để nhỏ hơn hoặc cùng lắm là bằng đầu cá thôi.

Nếu gặp phải cá rồng to thì bạn nên lấy cục gạch đè lên nắp để tăng sức nặng. Rất nhiều chú cá rồng to đã bị tèo mà chủ không hay do nhảy ra khỏi hồ.

2.4 Bí quyết giúp cá Rồng lên màu đẹp

Mỗi khi chiêm ngưỡng những mỹ nhân ngư này màu sắc rực rỡ tự do bơi lượn trong bể cá bạn đều cảm thấy thoải mái đúng không? Do đó màu sắc có thể nói là yếu tố quan trọng nhất.

Nhưng đó chỉ là nền tảng. Bạn cần cho cá rồng sống trong 1 môi trường có nước thật tốt và thức ăn thật chất lượng vì mới đạt đượ c tố ưu.

Muốn có nước thật tốt thì bạn nên có được hệ thống lọc nước thật tốt và thường xuyên thay nước. Mỗi ngày nên dùng vợt vớt hết chất thải ra đều đặn và kiểm tra độ pH trong nước thường xuyên. Đồng thời kiểm tra cả độ phèn, độ kiềm.

Cá Rồng rất cần carotene để phát triển đường nét cũng như màu sắc. Do đó bạn nên cho cá ăn tôm tép nguyên vỏ để màu sắc tươi hơn. Hơn nữa cho cá ăn thêm cá 3 đuôi sẽ giúp tăng khoáng chất, vitamin và chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng của cá.

Xem thêm :

3. Cách thả cá Rồng khi mới mua về

Dù chúng rất lỳ nhưng khi mang về độ pH thay đổi nên bạn cũng cần chú ý khi thả chúng.
Tùy thời gian di chuyển mà độ pH sẽ giảm dần theo nguyên lý sinh học. Do đó bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong khi thả cá lần đầu ra bể. Bạn phải từ từ làm cho độ pH của bịch nước có cùng độ pH ở trong bể.
Nước trong bể cần lắng trước 48 tiếng rồi mới thả cá. Bạn nên bỏ muối hạt 1% so với dung tích nước trong hồ và tăng máy oxi chạy lên tối đa. Nếu có nước đen  thì bạn hòa vào cùng 20ml. Chỉ số chất lượng nước trong hồ là: Ammonia = 0, Nitrites > 10 và pH = 6.5-7.5.
Tắt đèn trong hồ để cân bằng nhiệt đọ, sau đó bỏ bịch cá vào hồ từ 15 đến 20p. Lúc này bạn chưa tháo bịch ra nhé! Mở bịch cá và lấy 1 ly nước trong bể đổ vào bịch. Cứ 5p thì đổ 1 ly đế khi bịch nước đầy. 5p sau thì nhúng cả bịch vào hồ và từ từ thả cá ra.

Bạn cần chú ý không cho chúng ăn trong 24 giờ đầu nhé!

4. Kết bài

Vậy là chúng mình đã chia sẻ xong cách nuôi cá rồng rồi đấy! Những bạn nào đam mê thúc chơi này thì có thể lưu lại để áp dụng. Chúc bạn có những con cá rồng đẹp mắt và khỏe mạnh.

Cập nhật 25/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)