Thực đơn dành cho trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng này, có thể tăng nguy cơ chảy máu cam lâu ngày ở trẻ nhỏ. Vậy thực đơn nào dành cho bé hay bị chảy máu cam? Những thực phẩm nào trẻ bị chảy máu cam nên kiêng kị. Các mẹ hãy lưu ngay vào sổ thực đơn của bé. 

Bé bị chảy máu cam nên ăn gì? 

Trẻ em bị chảy máu cam chủ yếu là do hiện tượng nóng trong hoặc do yếu tố thời tiết tác động trực tiếp tới niêm mạc mũi, gây khô rát và chảy máu. Do đó, các thực phẩm dành cho bé bị chảy máu mũi chủ yếu cần giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng và có khả năng chống viêm, làm lành vết thương.

Trẻ bị chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu cam

Thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C là một thành phần không thể thiếu đối với cơ thể của bất kỳ đối tượng nào. Vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm tình trạng chảy máu cam. Nhiều phụ huynh không biết rằng, thiếu vitamin C là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu cam bởi chúng là thành tố giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa nhiều khoáng chất. Nếu thiếu vitamin C, cơ thể trẻ nhỏ giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý thông thường. 

Vitamin C có trong các loại hoa quả họ nhà cam quýt, cà rốt, khoai lang, kiwi, dâu tây. Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin C cho bé bằng các thực phẩm chức năng hoặc các loại rau xanh,… 

Sắt 

Sắt có vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp hồng cầu. Thiếu sắt dễ gây ra các bệnh thiếu máu, máu loãng, suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Do đó, trẻ bị thiếu sắt sẽ có hiện tượng chảy máu cam. 

Bên cạnh tác dụng với hồng cầu, sắt còn là nguyên tố giúp thúc đẩy quá trình cung cấp oxy cho các tế bào, tăng khả năng phục hồi vết thương, chống viêm hiệu quả. 

Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, hải sản, rau dền, củ dền đỏ, gan động vật và các loại đậu,… 

Kali 

Lại là một nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng với hoạt động của cơ thể. Đây là thành phần giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, sức mạnh của các cơ, ngăn các bệnh tim mạch. 

Khi cơ thể thiếu kali sẽ rơi vào tình trạng mất nước, mệt mỏi, lúc này mao mạch mũi bị khô, dễ kích ứng, dễ vỡ và có thể chảy máu cam. 

Kali có trong khoai lang, cà chua, dưa hấu, củ cải, rau bina, bí đỏ, sữa chua,…

Vitamin K 

Vitamin K là nhân tố góp phần hỗ trợ quá trình đông máu, ổn định nồng độ canxi trong cơ thể. Vitamin này cũng hỗ trợ quá trình sản xuất ra prothrombin – có vai trò ngưng tập tiểu cầu, giúp đông máu. 

Vitamin K có trong dầu đậu nành, nho, trứng, cải xoăn,… giúp bé nhanh đông máu, giảm các triệu chứng chảy máu cam kéo dài không ngừng. 

Thực phẩm giàu omega-3 

Omega-3 là một thành phần có vai trò tăng độ bền của thành mạch máu trong cơ thể, giúp ngăn chặn tình trạng vỡ mao mạch mũi. Ngoài ra, omega-3 cũng hỗ trợ quá trình giảm viêm, tăng cường các chất chống oxy hóa cho cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. 

Omega-3 có nhiều trong các loại cá hồi, cá thu, bơ, các loại hạt, dầu oliu,…

Trẻ bị chảy máu cam nên kiêng ăn gì? 

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng, chống vỡ niêm mạc, trẻ cần tránh một số thực phẩm có thể kích ứng niêm mạc mũi, gây chảy máu mũi. 

Đồ cay nóng 

Đồ cay nóng không hề tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ cũng như các đối tượng khác mà còn tăng nguy cơ chảy máu cam. Các thực phẩm cay nóng dễ gây nóng trong người nổi mụn, mất nước và chảy máu cam ở trẻ nhỏ. 

Mẹ hãy tránh các thực phẩm có vị cay nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu, mỳ tôm,…. và các loại quả nóng như xoài, sầu riêng,… 

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh như snack, bánh mì, xúc xích,… là những món ăn được trẻ em yêu thích. Đây là những thực phẩm nhiều chất béo, gia vị tẩm hóa chất dễ khiến cơ thể mất nước, giảm hệ miễn dịch. 

Trên đây là một số gợi ý cho thực đơn dành cho trẻ bị chảy máu cam. Các mẹ hãy lưu ý và lên một thực đơn khoa học, hiệu quả đẩy lùi chảy máu cam cho bé. Bên cạnh đó, phối hợp một số biện pháp như duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, vệ sinh mũi, dùng đồ bảo hộ khi bé vui chơi, tránh va đập,… để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đánh giá
Đánh giá