3 cách làm giấm chuối cực đơn giản – tác dụng tốt cho sức khỏe

Ngoài làm dấm từ gạo người ta còn dùng các loại hoa quả để làm dấm nữa. Trong đó phải kể đến giấm chuối. Những trái chuối chín được người ta tạo thành nước giấm thơm ngon ngay tại nhà. Cả nhà bạn vừa được thưởng thức hũ giấm an toàn lại ngon miệng. Vậy cách làm dấm chuối như nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Cách làm dấm chuối tại nhà

1.1 Nguyên liệu bao gồm

  • 5 quả chuối chín. Chuối nên chọn những quả chín tới. Không nẫu hay còn xanh. Như vậy dấm sẽ đạt được độ ngon nhất.
  • 100g đường kính trắng. Nếu không dùng đường bạn có thể thay bằng 1 quả dừa tưới
  • 5l nước sôi để nguội.
  • 100ml rượu gạo.
  • Hũ thủy tinh đựng dấm. Tùy vào lượng dấm muốn làm mà bạn chuẩn bị lọ cho phù hợp.
Cách làm giấm chuối

Cách làm giấm chuối

1.2 Chi tiết các bước làm dấm chuối

Bước 1: Thực hiện tạo giấm cái

– Bạn cho cả dừa tươi, rượu và chuối xúc xích vào lọ thủy tinh. Sau đó thêm vào hũ lượng nước sôi chừng bằng 8/10 lọ là được. Sau đó đậy nắp và đặt lọ ở một chỗ râm mát, không có ánh nắng mặt trời. Và cố gắng không xê dịch lọ thủy tinh nhé!

Sau 45 đến 60 ngày thì bạn sẽ thấy trên mặt có lớp men vi sinh. Lớp váng này màu vàng trắng. Người ta gọi đó là con giấm. Thời gian có con giấm tùy vào thời tiết.

– Nếu càng  để lâu thì con giấm càng dày, nhìn giống như con sứa lớn. Khi giấm có con giấm thì nước đã bắt đầu chua. Càng để lâu thì càng chua. Áng chừng thời gian thấy nước giấm chua rồi chiết giấm là hũ thủy tinh khác. Chú ý khi gạn thì không để con giấm trôi ra ngoài nhé!

Bước 2: Tiến hành nuôi dấm

– Trong hũ thủy tinh để nuôi giấm đầu tiên bạn giữ lại xác chuối và con giấm. Lúc này bạn đem pha nước đường như sau. Cho 1 bát đường cát trắng cùng 6 bát nước lọc vào khuấy cho đều. Đến khi đường tan hết thì thêm vào hũ giấm cũ. Đến khi đạt thể tích 8/10 thể tích hũ là được.

– Nước đường lần này sẽ nhanh tạo thành con giấm hơn. Cứ khi nào giấm chua thì lại chiết giấm ra rồi giữ lại còn giấm và thêm nước đường như trên.

Bước 3: Thực hiện gây hũ giấm mới

– Sau mỗi lần thêm nước đường vào bạn sẽ được 1 lớp con giấm khác. Lớp con giấm mới sẽ mỏng hơn. Lớp con giấm đầu là dày nhất.

– Khi hũ đã có vài lớp con giấm thì bạn tiến hành gây hũ giấm khác ngay. Vì để lâu con giấm dày sẽ chiếm nhiều thể tích hũ. Lúc này bạn nhẹ nhàng lấy 1 lớp con giấm cho sang lọ thủy tinh khác. Sau đó thêm nước đường theo công thức trên là được. Khi nước đường trong hũ mới chua lên thành giấm là được.

– Khi gây được 3 hũ giấm rồi thì bỏ xác chuối ở lọ đầu tiên đi là được.

Bước 4: Lọc lấy nước giấm chuối

– Sau khi gạn nước giấm thì bạn đem lọc qua vải thưa cho trong. Lúc này bạn có thể dùng giấm luôn được rồi. Nhưng nếu muốn để dành thì nấu sôi giấm lên rồi để nguội. Sau đó cho vào chai đậy kín lại là được nhé!

– Nếu lâu quá mà không dùng thì giấm sẽ lại tạo con như bình thường. Đây là hiện tượng bình thường. Giấm chua hơn và vẫn dùng bình thường nhé!

–Giấm chuối trắng trong và hơi đục 1 xíu thôi.

1.3 Lưu ý trong quá trình nuôi giấm chuối

– Muốn giấm nhanh lên men thì thay vì đậy bằng nắp thủy tinh thì bạn dùng vải để đậy lại. Vì con giấm có không khí để thở sẽ mau lớn hơn.

– Đương nhiên có con giấm thì nước giấm sẽ chua nhanh hơn. Con giấm nếu muốn tiết kiệm thời gian thì bạn đi xin. Hoặc bạn có thể thể tự gây từ lần thứ 2.

– Muốn giấm thơm và có màu vàng đẹp mắt thì bạn có thể cho vào hũ vài lát dứa thật chín nhé!

– Đương nhiên thời gian nuôi giấm lâu đồng nghĩa với việc bạn chọn được nguyên liệu tốt nhất. Những hũ giấm làm ra cũng ngon vô cùng.

– Điều cần lưu ý nhất là từ khi làm giấm đến khi làm giấm xong thì luôn để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

2. Cách làm dấm chuối tự nhiên (cách 2)

Cách làm giấm chuối sẽ giúp bạn luôn có được hũ giấm thơm ngon ngay tại nhà. Ngoài cách làm giấm chuối như trên bạn cũng có thể làm giấm chuối bằng cách dưới đây!

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 5-7 quả chuối chín tới
  • 100g đường kính trắng
  • 5l nước sôi để nguội
  • 100ml rượu trắng
  • 1 quả dừa 
  • Lọ thủy tinh đựng giấm. Tùy lượn giấm mà bạn chọn hũ có thể tích tương ứng.
Hướng dẫn làm giấm chuối

Hướng dẫn làm giấm chuối

2.2 Chi tiết các bước làm dấm chuối

Bước 1: Tạo giấm cái

– Chuối đem bỏ vỏ rồi bổ dọc. Còn nếu chuối bé quá thì thôi.

– Chặt dừa để lấy nước.

– Xếp chuối đã bổ vào lọ thủy tinh. Chú ý xếp theo chiều dọc quả chuối nhé! Mục đích là để khi đổ nước chuối không bị nổi lên.

– Sau đó bạn cho hỗn hợp nước dừa, nước sôi để nguội và rượu trắng vào hũ thủy tinh đã xếp chuối. Chú ý chỉ đổ đến 8/10 thể tích hũ thủy tinh thôi. Đổ nước sôi xong thì đậy nắp lại và để hũ ở nơi thoáng mát. Tốt nhất tránh côn trùng và ánh nắng trực tiếp.

Bước 2: Canh nước giấm

– Hũ giấm đã ngâm thì mang đi để trong 60 ngày cho chua. Khi đó bạn sẽ thấy trên mặt lọ thủy tinh có lớp váng màu trắng đục. Lớp váng này con được gọi với tên khác là con giấm. Nếu để lâu thì con giấm này càng nhiều và dày lên.

– Khi có con dấm thì nước dấm bắt đầu chua. Nghĩa là con giấm càng dày thì nước dấm càng chua. Vì thế bạn cần chú ý kiểm tra nước dấm thường xuyên để dấm không bị chua quá nhé!

Bước 3: Chiết và nuôi giấm mới

– Khi giấm đã có độ chua như ý thì bạn gạn nước dấm sang một lọ khác. Nhớ là khi gạn thì phải giữ nguyên được con giấm trong lọ ban đầu. Nhớ là con giấm cũng không được vỡ hay chảy ra ngoài nhé! 

– Ở hũ đầu tiên thì giữ lại xác chuối chín và cho thêm nước đường vào. Pha nước đường theo công thức 1:6 là được. Khuấy tan đường rồi đổ vào lọ giấm. Lượng nước vẫn chú ý đạt 8/10 bình.

– Khi cho nước đường vào thì thời gian dấm lên con sẽ nhanh hơn. Kết hợp với con giấm cũ thì sẽ được 1 con giấm rất to và dày. Khi giấm chua vừa ý thì lại chiết nước ra 1 lọ khác.

Bước 4: Nuôi và bảo quản giấm

– Sau khi chiết được 2 lọ dấm thì bạn sẽ hớt bớt con dấm ra ngoài cho đỡ chua. Đồng thời để con giấm không chiếm bớt diện tích bình thủy tinh. Lúc này bạn lại tiếp tục pha nước đường theo công thức trên và đổ vào lọ.

Cũng tương tự như lần 2, lần này giấm chua nhanh hơn hai lần trước nhiều. Lúc này bạn chiết dấm xong thì vớt luôn xác chuối. 

– Sau khi chiết được giấm rồi bạn lọc qua vải xô cho nước giấm trong. Lúc này bạn mang giấm dùng luôn cũng được. Hoặc bạn có thể làm thêm 1 giai đoạn nước.

– Nếu giấm nhiều thì bạn cho vào nồi đun sôi rồi để nguội.  Khi giấm nguội thì cho vào lọ để bảo quản được lâu.

2.3 Lưu ý trong quá trình nuôi giấm

– Bạn nên chọn những quả chuối chín tới thì có độ ngọt vừa tới và mùi thơm tự nhiên khi làm giấm. Chuối cũng không được quá xanh hoặc quá chín. Chuối bạn nên chọn chuối sứ cho ngon nhé! 

– Muốn giấm nhanh chua thì bạn dùng vải để đậy hũ giấm nhé! Nhưng chú ý là vải đủ kín nhưng không để  không khí lọt vào. Như vậy thì sẽ mau có con giấm hơn.

– Giấm sau khi làm xong thì đặt ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời. 

Làm giấm chuối so với các cách làm giấm gạo thì lâu 1 chút. Nhưng bù lại thì chất lượng rất tuyệt vời. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé! Nên nếu có thời gian thì bạn có thể làm cho gia đình 1 hũ giấm nhé! Những lọ giấm thơm ngon phục vụ cho bữa ăn gia đình còn gì tuyệt bằng. Chúc các bạn thành công nhé!

3. Giấm chuối và những tác dụng của giấm chuối với sức khỏe

Tốt cho tim mạch

Hiện nay nguy cơ mắc bệnh tim ngày càng cao. Căn bệnh này còn khiến nhiều người lo lắng. Nhưng bạn biết không 1 quả chuối giúp bạn cung cấp 0.4g kali. Chất này giúp bạn có được sức khỏe tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn đấy!

Và bạn biết không mỗi ngày chỉ cần tiêu thụ 1,3 đến 1,4g Kali mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch đấy! Tỉ lệ giảm tới 26% vậy. Ngoài ra chuối còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Tiêu biểu là flavonoid nên chúng cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện tiêu hóa

Dù là chuối chín hay chuối xanh thì lượng pectin đều đáng kể.  Đây được xem như lượng chất xơ tốt cho cơ thể mà bạn cần bổ sung cho cơ thể. Chất này cùng với tinh bột phản tính sẽ giúp bạn có 1 đường ruột khỏe mạnh. Bằng cách phát triển những vi khuẩn có lợi.

Hướng dẫn làm giấm chuối

Hướng dẫn làm giấm chuối

Tốt cho mắt

Chuối có chứa nhiều vitamin A là điều ai cũng biết. Do đó, chuối rất tốt cho mắt và thị lực của ban. Vitamin A sẽ tạo ra 1 chiếc màng tự nhiên giúp bảo vệ mắt. Hơn thế nữa các thành phần tạo nên protein sẽ giúp mang đến ánh sáng cho mắt bạn. Và bạn biết đấy, chuối giúp ngăn tình trạng thoái hóa điểm vàng. Đây là căn bệnh làm mờ mắt.

Giảm nguy cơ ung thư

Những nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn chuối thường xuyên sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng ung thư thận đấy! Đó là vào năm 2005, người ta đưa ra số liệu thống kê rất khả quan. 40% phụ nữ sẽ giảm ung thư khi ăn nhiều rau củ. Nhất là chuối. Còn nếu dùng 6 quả chuối 1 tuần giúp giảm ung thư thận. Giải thích cho việc này là do chuối có hàm lượng oxy hóa cao.

4. Tổng kết

Vậy là chúng mình đã học xong cách làm giấm chuối thơm ngon rồi. Từ nay bạn sẽ có hũ giấm hoa quả sạch để trong nhà. Dù rằng làm giấm có mất thời gian 1 chút. Nhưng tin chắc món ăn nhà bạn sẽ hấp dẫn hơn với món giấm này đấy!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)