Kỹ thuật chăn nuôi gà đá cựa sắt đá gà Thomo Campuchia

Với những “dân chơi” gà cựa, chắc hẳn không ai không biết đến trường đá gà Thomo tại
Cam-pu-chia. Ở đây diễn ra không biết bao nhiêu trận đấu gây cấn và mãn nhãn. Sức lan tỏa của những trận đấu nóng hổi này không chỉ dừng lại ở Cam-pu-chia mà còn ở một số quốc gia khác bao gồm Việt Nam. Vậy, muốn chăn nuôi gà đá cựa chất lượng để giao chiến thành công thì chúng ta cần nắm bắt những kĩ thuật nào? Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết nhé!

Cách chăm sóc gà đá giai đoạn nuôi thúc

Muốn nhận được kết quả tốt thì gà đá cựa phải được chăm sóc kĩ càng từ khi còn nhỏ.
Gà càng được quan tâm kĩ lưỡng thì sức khỏe của nó càng tốt, tăng sức mạnh chuẩn bị cho trận đấu.
Để gà sẵn sàng cho trận đấu sắp tới thì cần có bước chuẩn bị thật cẩn thận về sức khỏe
và tinh thần. Khoảng 10 ngày trước khi đấu, ta cần đảm bảo gà quen với việc “chinh chiến”.

Gà đá có thể được chăm sóc theo quy trình cơ bản như:

  • Không cho gà uống nước tùy hứng như trước. Khoảng tầm 3-4 giờ sáng là thời điểm
    thích hợp để cung cấp nước cho gà. Việc này giúp cho đảm bảo sức bền cho gà và tránh tình trạng hốc nước nếu có giao đấu.
  • Nên cho gà tắm sương sớm vào 5 giờ sáng hằng ngày. Việc này làm cho máu lưu
    thông, giúp cơ thể gà ổn định hơn. Ta có thể để một tấm chăn phơi sương đêm rồi sau đó
    dùng tắm gà. Đồng thời, nếu có một ít rượu vảy lên mình gà lúc tắm thì càng tốt. Nó giúp cơ thể gà ấm lên, tránh hiện tượng sốc nhiệt.
  • Khoảng 5 giờ chiều nên cho gà phơi nắng chiều (khoảng thời gian trước khi mặt trời
    lặn). Muốn sở hữu một “em” chất lượng thì chúng ta nên đảm bảo các quy trình cơ bản trên. Càng kĩ lưỡng thì kết quả đem lại càng có lợi cho gà.

Chế độ dinh dưỡng của gà đá

Ngoài cách chăm sóc thì thức ăn cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định đến sức khỏe, đặc biệt là sức bền của gà đá cựa. Ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của gà phải bao gồm bữa chính và thức ăn phụ thêm phần dinh dưỡng. Thời gian cho gà ăn hợp lí thường là 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều. Đây là hai thời điểm gà vừa tắm nắng xong, cơ thể đã sẵn sàng cho việc nạp năng lượng. Thời gian trên có thể chênh lệnh đôi chút nhưng vẫn phải đảm bảo gà được cung cấp đủ bữa.

Thức ăn chính của gà đá cựa thường là thóc, lúa và rau xanh, đồng thời được cung cấp
đầy đủ nước uống. Thóc, lúa khi thu hoạch về thường có lẫn một số tạp chất như sạn, cát, … vì vậy không được dùng chúng trực tiếp cho gà mà nên sàn lọc sạch sẽ trước khi cho ăn. Đối với khẩu phần rau xanh, ta nên dùng giá đỗ, xà lách hay rau muống. Những loại rau này cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà, tăng kích thích khi thi đấu.

Đối với phần ăn của gà, nếu gà không ăn hết, ta nên đem đi và dùng cho bữa ăn tiếp
theo. Tuyệt đối tránh tình trạng thừa mứa đồ ăn. Làm như vậy thì gà sẽ khỏe hơn, chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho gà cựa trong trận đấu.

Ngoài bữa chính, gà chiến cũng cần cung cấp bữa phụ. Tuy là bữa phụ nhưng vẫn phải
đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ta có thể cho gà ăn sâu, thịt bò, các loại tôm, tép, cá (đặc biệt là cá chép), vitamin, … Những thức ăn này giúp bổ sung chất cho gà, làm gà sung hơn, tràn trề sức hơn để chuẩn bị chiến đấu. Nên cung cấp những chất dinh dưỡng này tầm 2- 3 ngày một lần và có thể thay đổi lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng của gà sao cho hợp lí.

Kĩ thuật nuôi gà đá sau khi thi đấu

Khi gà đá cựa vừa trải qua một trận chiến, ta cũng cần đảm bảo gà được chăm sóc tận
tình. Trước, trong và sau khi thi đấu, ta cần tuân thủ theo những kĩ thuật nhất định để đảm
bảo thể trạng tốt cho gà.

Sau khi đá xong, gà cần được làm sạch cơ thể, dùng rượu nghệ bóp những vết thương,
để gà nghỉ ngơi ở nơi khuất gió. Đồng thời, cần chuẩn bị cho gà thức ăn đã được nấu chín để gà dễ tiêu hóa.

Tầm khoảng 2-3 ngày sau trận đấu, ta có thể áp dụng lại kĩ thuật của giai đoạn nuôi
thúc để cho gà sẵn sàng cho những cuộc chiến tiếp theo.

Một số lưu ý khi chăn nuôi gà đá cựa

Ngoài những kĩ thuật chăn nuôi gà đá cựa nêu trên, người nuôi cũng cần lưu ý một số
vấn đề như thường xuyên theo dõi thể trạng của gà (cân nặng, chiều cao, mức ăn, …) để nắm bắt kịp thời tình hình của gà. Nếu gà có bệnh tật thì cần chữa trị nhanh chóng để sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Khi đảm bảo được những yêu cầu trên thì gà của bạn đã có đầy đủ phong độ chuẩn bị cho trận đấu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cho những bạn đọc muốn tìm hiểu về kĩ
thuật chăn nuôi gà đá cựa. Sau khi đảm bảo được toàn bộ những kĩ thuật nêu trên, tôi tin
chắc rằng gà của bạn đã có đủ thể lực và tinh thần để sẵn sàng tham gia cuộc chiến ở trường gà Thomo rồi đấy!

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)