2 cách làm dầu dừa sạch đơn giản tại nhà – nguyên chất 100%

Dầu dừa là một trong những loại dầu tốt cho phụ nữ mà giá thành lại rất rẻ. Tuy nhiên, nhiều nàng băn khoăn, loay hoay tìm cho mình đủ cách để làm loại dầu tuyệt vời này thì đừng lo, trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà.

Cách làm dầu dừa

Cách làm dầu dừa

Với cách làm dầu dừa thì có tới 2 phương pháp làm nóng và lạnh. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng. Như vậy , tùy vào sở thích mà bạn có thể tìm được cách làm phù hợp với bản thân. Cùng xem nhé!

1. Cách làm dầu dừa lạnh

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Dừa khô già : 2 quả to (khoảng 0.5kg)
  • Dụng cụ nạo dừa (hoặc bạn cũng có thể nhờ người bán nạo cho)
  • Máy xay sinh tố
  • Rây lọc hoặc khăn xô
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy
Làm dầu dừa tại nhà

Làm dầu dừa tại nhà

1.2 Chi tiết các bước làm dầu dừa lạnh

Bước 1: Tiến hành xay dừa

Dùng dao bổ đôi quả dừa, tách phần nước ra để riêng. Phần nước bạn có thể cho thêm đường và uống trực tiếp. Phần cùi dừa bạn để càng khô càng tốt. Sau khi cảm thấy khô tới thì bạn dùng dao gọt hết phần vỏ đen bên ngoài đẻ khi làm không làm đục màu sắc của dầu dừa.

Tiến hành xay dừa

Tiến hành xay dừa

Tiếp đó dùng dụng cụ nạo để nạo toàn bộ phần cùi dừa. Tiếp tục cho cùi dừa đã nạo vào máy xay và cho thêm chút nước lạnh. Xay với mức độ trung bình đến khi hỗn hợp nhuyễn thì dừng lại.

Bước 2: Vắt khô lấy nước cốt dừa

Phần dừa vừa xay bạn đổ ra một bát sạch, và lấy từng chút một cho vào khăn xô để vắt lấy nước cốt vào 1 bát khác. Cứ làm như vậy cho tới khi hết hỗn hợp dừa nhuyễn là được.

Nếu khi vắt xong thấy nước cốt dừa còn hơi cặn thì bạn lọc qua rây cho sạch rồi đến bước tiếp theo.

Vắt lấy nước cốt dừa

Vắt lấy nước cốt dừa

Bước 3: Cho nước cốt dừa vào hũ

Phần nước dừa tinh khiết sau khi lọc bạn cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy rồi để ở nơi thoáng mát 24 giờ. Sau khoảng thời gian đó bạn sẽ thấy một lớp váng trắng ở bên trên gần miệng hũ. Phần nước bên dưới chính là dầu dừa bạn thu được.

Bước 4: Tiến hành vớt lớp váng dừa

Cho nước dừa vào hũ

Cho nước dừa vào hũ

Bạn không nên vớt lớp váng dừa ngay mà nên cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh để chừng 3 tiếng cho lớp váng cứng lại rồi mới dùng thìa vớt bỏ đi. Phần nước bên dưới là dầu dừa bạn thu được bằng phương pháp ép lạnh.

1.3 Ưu và nhược điểm cách làm dầu dừa lạnh

  • Ưu điểm

Dùng phương pháp ép lạnh thì bạn giữ được nguyên vẹn dưỡng chất có trong từng muỗng dừa. Cách làm này cũng tiết kiệm thời gian và nhiên liệu cũng như công sức thực hiện.

Phương pháp làm dầu dừa lạnh có nhiều ưu điểm

Phương pháp làm dầu dừa lạnh có nhiều ưu điểm

  • Nhược điểm

Tinh dầu trong cùi dừa không tiết ra hết. Hơn nữa thời gian bảo quản chỉ được trong vòng 1 tuần. Dầu dừa khi ép không có mùi thơm và đẹp mắt như bằng phương pháp làm nóng.

Xem thêm :


2. Hướng dẫn cách làm dầu dừa nóng

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Dừa già khô: 2 quả (sẽ lấy được chừng 1 kg cơm dừa)
  • Nước sạch ấm: 400ml
  • Khăn xô dày để lọc cốt dừa.
  • Dụng cụ nạo dừa (hoặc nhờ người bán nạo giúp cũng được)
  • Nồi đun có đáy rộng
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy
Quả dừa

Quả dừa

Lưu ý khi chọn dừa

Bạn có hể mua dừa về và tự nạo hoặc mua sẵn dừa đã nạo ở ngoài chợ, trong siêu thị. Muốn dầu dừa đạt được cất lượng tốt thì bạn nhất định phải chọn cơm dừa già, khô, trắng.

Vì những loại này không những cho nhiều dầu mà dầu khi làm ra cũng rất thơm. Nếu bạn mua sẵn dừa đã nạo thì khi vền bạn nên xay kỹ lại để có thể lấy được nhiều nước cốt nhất.

Dầu dừa nguyên chất chính là loại dầu ép trực tiếp từ quả dừa, không có thêm bất cứ chất phụ gia hay mùi hương nào hết.

Và  theo trung bình cứ khoảng 2 3 quả dừa giả sẽ lấy được 1kg cùi dừa, 1 kg cùi dừa khô chỉ cho được từ 100 tới 150ml dầu mà thôi. Nên để có được 1l dầu dừa thì bạn cần tới 12 hoặc 13 quả dừa khô đấy!

Dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa nguyên chất

2.2 Chi tiết các bước làm dầu dừa nóng

Bước 1: Tiến hành nạo dừa

Dừa mua về bạn tách lấy phần cơm dừa và để khô. Càng khô càng tốt. Khi cùi dừa khô rồi thì bạn gọt lớp đen bên ngoài và rửa sạch rồi dùng giấy thấm khô.

Dùng nạo để nao dừa thành những dợi mỏng, nhỏ rồi cho tất cả vào 1 cái âu sạch.

Sử dụng nước ấm để ngâm dừa

Sử dụng nước ấm để ngâm dừa

Bước 2: Sử dụng nước ấm để ngâm dừa

Đun sôi 400ml nước rồi để nguội còn 70 độ thì đổ vào âu chứa cơm dừa. Dùng bao nilon trộn thật đều dừa và nước ấp, vừa trộn dừa dùng tay óp mạnh để nước cốt được tiết ra  nhiều nhất. Nếu dùng tay trần thì bạn phải rửa sạch tay rồi mới bóp.

Vắt dừa lấy nước

Vắt dừa lấy nước

Bước 3: Vắt lấy nước cốt dừa

Cho hỗn hợp vừa và nước và khăn xô rồi vắt lấy nước cốt vào một cái âu khác. Vắt thật kiệt nước đến khi xác dừa khô lại thì thôi. Làm như vậy đến khi hết. Lưu ý, khi vắt bạn chỉ nên lấy ít để vắt cho hết sạch nước cốt.

Nước cốt sau khi vắt bạn có thể lọc qua rây cho trong hơn.

Bước 4: Thực hiện nấu dầu dừa

Nồi có đáy rộng giúp bạn làm dầu dừa bằng phương pháp nóng tốt hơn. Nồi đáy rộng giúp trong quá trình đun nước bốc hơi nhanh hơn.

Bạn đổ hết phần nước cốt vừa vắt vào nồi, đun với lửa lớn. Đến khi thấy hỗn hợp sôi già thì bạn dùng đũa khuấy đều để không bị cháy dưới đáy nồi. Sau đó hạ nhỏ lửa cho dầu không bị cháy.

Tiến hành nấu dừa

Tiến hành nấu dừa

Khi thấy nước đun cạn hết, bạn tiếp tục khuấy đều tay để dầu dừa chảy ra. Một lát sau bạn sẽ thấy lớp dầu dần xuất hiện.

Khi đó, bạn cứ tiếp tục đun nhỏ lửa và khuấy đều tay cho đến khi dầu sôi, lớp bã chuyển sang màu nâu và lắng xuống đáy nồi. Lúc này bạn đã có được dầu dừa nguyên chất với mùi thơm nức mũi rồi đấy!

Thông thường, thời gian để lớp dầu xuất hiện là khoảng 1 tới 2 giờ. Thời gian này phụ thuộc vào việc bạn lấy nước cốt cho chuẩn hay không? Khi phần dầu dừa đã có được độ trong như ý thì bạn tắt bếp và dùng muối thủng vớt hết phần bã.

Nếu để phần bã quá lâu sẽ khiến chúng bị cháy khét ảnh hưởng tới mùi vị cũng như màu sắc của dầu dừa.

Đến khi lớp dầu dừa nguội hẳn và lớp bã đã lắng hết xuống dưới đáy nồi thì bạn gạn lấy phần dầu trong cho vào lọ thủy tinh và đậy kín. Hoặc bạn có thể lọc qua rây cho nhanh và lấy được nhiều dầu nhất.

2.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp làm dầu dừa nóng

  • Ưu điểm

Dầu dừa đã đun nóng nên diệt được nhiều vi khuẩn. Cách làm này giúp dầu không bị chảy và thời gian sử dụng kéo dài lên tới 2 năm mà không cần chất phụ gia.

  • Nhược điểm

Phương pháp này sẽ làm mất đi một phần nhỏ dưỡng chất có trong dừa do đun lâu. Cách làm này cũng không tiết kiệm được nhiên liệu cho lắm.

Xem thêm :


3. Cách phân biệt dầu dừa thật giả

Cần chú ý 3 yếu tố sau để phân biệt dầu dừa nguyên chất và dầu có pha tạp chất.

3.1 Phân biệt qua màu sắc của dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất là loại dầu có màu vàng nhạt hoặc hơi vàng đậm 1 chút. Đây là loại dầu béo nên không có màu trắng hay màu gà. Với các phương pháp nấu dầu dừa thủ công thì màu sắc của dầu dừa bị ảnh hưởng từ nhiệt độ mà bạn đun.

Ngoài ra tùy vào loại dừa được chọn mà màu sắc có thể vàng đậm một chút hoặc vàng nhạt.

Màu sắc của dầu dừa

Màu sắc của dầu dừa

Cách làm này rất đơn giản đúng không? Bạn chỉ cần nhìn và cảm nhận thôi. Và đặc biệt chú ý nhé, cơm dừa có màu trắng nhưng không có nghĩa dầu dừa cũng có màu trắng đâu nhé!

Nếu bạn mua dầu dừa có màu trắng thì cần kiểm tra kỹ xem có chất tẩy hay không nhé! Nếu không kiểm tra kỹ bạn sẽ vô tình biến việc chăm sóc sắc đẹp bằng dầu dừa thành hủy hoại nhan sắc đấy! Nhất định không màu dầu dừa có màu trắng nhé các bạn.

3.2 Phân biệt qua mùi vị dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất có mùi thơm tự nhiên rất nhẹ, do việc chứa nhiều vitamin E tự nhiên và không bị oxi hóa bởi hàm lượng acid béo tự do rất thấp. Hương thơm của dầu dừa từ thoang thoảng đến đậm đà tùy thuộc vào cách chế biến.

Ban có thể phân biệt qua mùi vị

Ban có thể phân biệt qua mùi vị

Cách này bạn chỉ cần cảm nhận mùi vị là có thể nhận biết được dầu dừa nguyên chất rồi đấy!

3.3 Sử dụng nhiệt độ để phân biệt dầu dừa

Ngoài 2 cách làm trên, bạn chỉ cần bỏ chai dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh từ 30 p tới 1 tiếng là có thể nhận biết được. Nếu chai dầu dừa của bạn đông lại (tùy thuộc vào dung tích mà đông 1 phần hay đông hoàn toàn bạn nhé!) thì đây là chai dầu dừa nguyên chất.

Nhưng nếu bỏ lâu, rất lâu mà chúng chỉ đông 1 phần thì bạn có thể nghi ngờ rằng chai dầu này có pha tạp chất rồi đấy!

Sử dụng nhiệt độ để phân biệt dầu dừa

Sử dụng nhiệt độ để phân biệt dầu dừa

Kết bài

Với việc hướng dẫn 2 cách làm dầu dừa tại nhà như trên, các bạn đã có thể tìm ra cách làm dầu dừa phù hợp với bản thân mình rồi đấy!

Dù với phương pháp nào bạn cũng sẽ có được những hũ dầu dừa nguyên chất trong nhà để chế biến món ăn, chăm sóc sắc đẹp hay sử dụng chúng khi cần thiết đấy!

Vậy tại sao bạn không bắt tay ngay vào việc làm những chai dầu dừa nhỏ xinh nhỉ?

Cập nhật ngày 16/06/2020

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)