Chè Thái Nguyên – Đặc sản nổi tiếng miền Bắc

Chè Thái Nguyên là đặc sản nổi tiếng của miền Bắc với hương vị đặc trưng riêng không loại chè nào có được. Nơi đây được mệnh danh là “đệ nhất danh trà”, hội tụ tinh hoa đất trời của Việt Nam. Chè Thái Nguyên từ bao đời vẫn được hàng triệu người yêu thích bởi hương vị đậm đà của lá chè, hương “cốm” ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về đặc sản này. Hãy cùng tìm hiểu những nét đặc trưng và sự thật về đặc sản này mà không phải ai đều biết.

Nguồn gốc của chè Thái Nguyên 

Cây chè Thái Nguyên thực chất có nguồn gốc từ Phú Thọ chứ không phải từ Thái Nguyên. Năm 1922, người dân Thái Nguyên đã tìm đến Phú Hộ, Phú Thọ và đem cây chè trung du (chè cổ) về trồng với mục đích phủ xanh đồi trọc nơi đây. Tuy nhiên, khi loại giống chè này được trồng tại vùng đất Thái Nguyên lại phát triển xanh tốt vượt trội hơn trồng ở Phú Thọ và hương vị cũng thơm ngon hơn hẳn.

Nguồn gốc của chè Thái Nguyên

Nguồn gốc của chè Thái Nguyên

Có nhiều vùng trồng chè khác nhau thuộc tỉnh Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên là tên gọi chung cho các đặc sản chè ở các vùng chè khác nhau tại Thái Nguyên. Hiện nay, khắp tỉnh Thái Nguyên có nhiều vùng trồng chè, tuy nhiên có 4 vùng trồng chè nổi tiếng nhất :

Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên)

Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên)

Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên)

Vùng chè Tân Cương được xem là cái nôi của đất chè Thái Nguyên. Hiện tại, vùng chè này rộng khoảng 400 ha chè. Chè Tân Cương có đặc điểm đặc trưng: màu xanh non óng vàng, hương thơm của cốm non, có vị chát dịu ban đầu uống nhưng sau đó là vị ngọt ngào sâu lắng trong vị giác.

Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ)

Đây là vùng chè nổi tiếng tại tỉnh Thái Nguyên với hơn 30 năm nay. Vùng chè Trại Cài có diện tích khoảng 600ha chè, trong đó 200 ha ở xã Hòa Bình và 400ha tại xã Minh Lập. Tất cả người dân ở đây đều đã trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ năng trồng trọt, chế biến cùng với tích lũy kinh nghiệm từ lâu đời nên chất lượng chè cho ra rất mọi người rất yêu thích. Chè pha cho hương thơm dịu nhẹ, nước xanh có ánh vàng của mật ong, khi uống có vị chát, về sau mới cảm thấy vị ngọt ngào của lá chè Trại Cài.

Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ)

Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ)

Vùng chè La Bằng (Đại Từ)

Theo đánh giá của các chuyên gia và những người rất sành chè, La Bằng cùng là vùng trồng được loại chè chất lượng không thua kém các vùng chè Thái Nguyên nổi tiếng khác. Tại đây có hơn 200 ha đất trồng chè, hơn 40 nghệ nhân nổi tiếng kinh nghiệm lâu đời trong chế biến chè. Đặc biệt đã có nhiều nghệ nhân tham gia các cuộc thi chè của trung ương, tỉnh và đều đạt giải cao. Chất đất, khí hậu thuận lợi cùng với sự chọn lọc kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, trồng chè, chăm bón và khâu chế biến, cho nên chất lượng chè cuối cùng được đánh giá cao. Hơn nữa, La Bằng là vùng chè có kinh nghiệm làm chè đem lại hiệu quả tốt hơn.

Vùng chè La Bằng (Đại Từ)

Vùng chè La Bằng (Đại Từ)

Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương)

Đây là một trong những vùng chè Thái Nguyên cung cấp sản lượng chủ lực của toàn tỉnh với 100 tạ/ha (cao nhất tỉnh) và chiếm 12% diện tích trồng chè toàn tỉnh. Nguồn phù sa và nước tưới tiêu từ sông Cầu cung cấp suốt 4 mùa nên chè được thu hoạch quanh năm. Chính vì vậy, vào các ngày chợ phiên, du khách trong, ngoài tỉnh, du khách nước ngoài đều về đây thăm quan và mua bán đông vui, tấp nập.

Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương)

Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương)

Cách đặt tên các loại chè 

Nói đến chè Thái Nguyên thì ai cũng biết, tuy nhiên để gọi đúng tên gọi của các loại chè ở đây thì cần căn cứ vào cách hái chè:

  • Quy chuẩn hái chè 1 búp non 2 đến 3 lá – chè búp Thái Nguyên.
  • Quy chuẩn hái chè 1 búp non 1 lá non – chè Nõn Tôm Thái Nguyên.
  • Quy chuẩn hái chè 1 búp non 2 lá non – chè Móc Câu Thái Nguyên.
  • Quy chuẩn hái chỉ 2 nõn non nhất – chè Đinh: đây là loại chè chất lượng cao của Thái Nguyên, phải hái chè đúng thời điểm thì chất lượng của chè mới ngon. Để có 1 kg chè Đinh khô, cần 20 người hái chuyên nghiệp trong 2 giờ đồng hồ thì mới xong. Chính vì thế, loại chè này là sản phẩm đẳng cấp và giá thành đắt nhất.
Cách đặt tên loại chè phụ thuộc vào cách hái chè

Cách đặt tên loại chè phụ thuộc vào cách hái chè

Cách thưởng thức chè Thái Nguyên đúng chuẩn

Chắc chắn với những người sành chè thì không khó để nhận ra hương thơm béo ngậy của cốm non khi vừa mở gói chè ra. Thưởng thức chè Thái Nguyên ngon hơn thì bạn nên thưởng thức từ hương, sắc chè rồi đến vị chè.

Đầu tiên là thưởng thức hương. Để cảm nhận được hương chè tự nhiên nhất nên thưởng thức mùi hương đầu tiên khi mở gói chè. Hương cốm non dịu nhẹ thoảng ngay vào vị giác khiến ta không thể quên được mùi hương này, mùi hương khác lạ của một đặc sản của Việt Nam. Khi cho chè vào ấm, mùi hương đó càng tỏa nhiều hơn. Đặc biệt bước tráng chè (bước này có tác dụng loại bỏ bụi bẩn của trà, cho chè có vị đậm đà nhất), hương cốm non bung tỏa lôi cuốn lòng người. Hay lúc rót chè ra các chén, mùi hương lẫn sắc trà bạn sẽ thấy rõ nhất.

Cách thưởng thức hương thơm của chè đặc sản miền Bắc

Cách thưởng thức hương thơm của chè đặc sản miền Bắc

Tiếp đến sẽ là thưởng thức sắc chè. Màu chè ngon thì màu sắc cánh chè phải đạt chuẩn. Cánh chè xanh đậm sau khi sao với lửa sẽ có màu hơi nâu và còn đọng lại chút màu xanh đậm trước khi sao. Đến khi pha chè, cánh chè sẽ ngả màu hơi vàng do gặp nước sôi. 

Để có chén chè ngon thì khâu pha chè bạn cần lưu ý từ khi cho chè vào ấm, tráng chè, rót chè ra các chén. Chè Thái nguyên đậm đà nhất khi pha với nước sôi ở 90 độ C trở lên. Đặc biệt không dùng nước máy để pha bởi chất tẩy trong nước máy sẽ làm mất đi vị thơm tự nhiên của chè. Nếu chắt được những giọt sương sớm để pha chè thì quá tuyệt. Đó cũng là cách pha chè dâng vua thời xưa. Nhưng để làm điều này rất khó, vì thế dùng nước mưa hay giếng khơi để pha chè sẽ mang lại hương vị tự nhiên nhất. Để có thể cảm nhận được vị ngon thơm của chè thì bạn nên uống bằng chén gốm. Vì nó sẽ mang lại được màu vàng đặc trưng của chè Thái Nguyên. 

Sau thưởng hương, sắc chè, tiếp theo đến phần vị. Để thưởng thức hương vị thơm ngon nhất của chén chè, bạn nâng từ từ chén chè lên mũi, đưa đi đưa lại, mùi hương cốm non tỏa hương thơm ngào ngạt ngay trước mũi. 

Sau đó nhấp một ngụm nhỏ, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị hơi chan chát ở đầu lưỡi và sau đó vị ngọt bùi lan tỏa đến cuống họng, đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất khi thưởng thức chén chè. Vừa thưởng chè, vừa cùng bạn bè hàn nguyên chuyện trò thì còn gì tuyệt vời hơn. Lúc thưởng chè, bạn có thể ăn kèm với các loại kẹo: kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo dừa, bánh pía,… để hậu vị ngọt được lưu giữ tại cuống họng.

Cách thưởng thức vị chè ngon đúng chuẩn

Cách thưởng thức vị chè ngon đúng chuẩn

Chè Thái Nguyên là loại chè đặc sản của tỉnh Thái Nguyên, chỉ cần thưởng thức một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon của hương cốm non, vị chan chát và hậu ngọt kéo dài khi thưởng chè. Quà tặng chè Thái Nguyên sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho đối tác, bạn bè hay làm quà lễ cúng, kính biếu.

Ngoài ra thì chè Thái Nguyên cũng rất thích hợp để làm nguyên liệu làm trà sữa. Nhất là để làm nên món trà chanh quen thuộc hay kết hợp với các loại siro trái cây khác.

Đánh giá
Đánh giá