Kỹ thuật trồng tiêu đúng chuẩn – ít bệnh hại – năng suất cao

Trồng tiêu không khó. Nhưng cần căn cứ vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng để có được kỹ thuật trồng tiêu chuẩn. Do vậy trước khi trồng bạn nên tìm hiểu thật kỹ điều kiện ở địa phương mình nhé! Như vậy sẽ giúp công việc trồng và chăm sóc đơn giản hơn đấy!

1. Chuẩn bị trước khi trồng tiêu

Nên trồng tiêu vào tháng mấy?

Theo kinh nghiệm của những người trồng tiêu lâu năm, bạn nên trồng tiêu vào mùa mưa. Thời điểm này khí hậu mát mẻ, cây mau bén rễ hơn sau trồng. Đây cũng là lúc cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất và cho năng suất cao. Mỗi nơi lại có mùa mưa bắt đầu khác nhau. Vì thế thời gian trồng cũng có chút khác biệt.  Dưới đây là chi tiết cách trồng tiêu. Mời các bạn tham khảo.

  • Miền Trung: trồng vào tháng 8 đến tháng 10. Thu hoạch vào tháng 4 tháng 5.
  • Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: trồng vào tháng 6 đến tháng 8. Thu hoạch vào tháng 2 tháng 3.
  • Tây Nam Bộ: trồng vào tháng 5 đến tháng 7. Thu hoạch vào tháng 2 tháng 3.


Điều kiện đất trồng tiêu cho hiệu quả cao

Theo tài liệu của viện Eakmat thì tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Chỉ cần đất trồng đáp ứng được các tiêu chí sau: Theo tài liệu của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Tên thường gọi là Viện Eakmat). Cây tiêu là cây dễ trồng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Miễn là đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Đất nhiều mùn. Tầng canh tác phải đạt từ 75 đến 100cm.
  • Đất thoát nước tốt. Không bị ứ đọng nước. Độ dốc cần đạt là 25 độ.
  • Nếu là đất chuyển đổi nông nghiệp thì phải xử lý đất trước khi trồng. Bạn có thể cày xới hoặc vun gốc lại rồi đốt cho sạch. Như vậy cũng chưa trồng tiêu luôn. Mà cần cấy 2-3 vụ các giống cây họ đậu để đất hồi đã. Khi trồng giống cây này cần phun luôn thuốc diệt nấm bệnh cùng.
  • Nếu là đất khai hoang cũng làm tương tự như đất chuyển đổi. Nhưng nhớ bón thêm vôi bột 2-3 tấn cho 1 ha nhé!

Lựa chọn giống

Có rất nhiều giống tiêu cho năng suất tiêu như tiêu Ấn, Phú Quốc, Vĩnh Linh hay Sri Lanka. Mỗi giống đương nhiên có năng suất và độ phát triển khác nhau.

Nhưng nhìn chung đều là giống tốt. Do đó nếu trồng nhiều loại khác nhau trên 1 diện tích thì chú ý trồng theo khu vực cho dễ chăm sóc, thu hoạch.

Kỹ thuật trồng tiêu

Kỹ thuật trồng tiêu

Chuẩn bị trụ trồng

Trụ trồng tiêu có 2 loại là trụ sống và trụ chết. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn trụ trồng.

  • Trụ chết: Đó là các trụ bằng bê tông, các gốc cây đã chết hay trụ gạch. Với trụ này thì bạn không cần đợi trụ lớn mà vẫn trồng tiêu bình thường được. Và ban có thể trông tiêu với mật độ cao hơn. Tuy vậy chi phí cho những trụ này khá lớn. Tiêu sau khi sinh trưởng cũng không hết tầm vì bám rễ kém và không có tán che.
  • Trụ sống: Người ta hay dùng lồng mức, núc nác hay muồng đen. Những cây này sau khi rụng lá sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây 1 cách tự nhiên. Và chi phí đầu tư các trụ này cũng thấp hơn trụ chết. Tuy nhiên bạn phải đợi trụ lớn mới trồng cây được. Thậm chí 1 số cây còn phải thường xuyên tỉa lá, tạo tán.

Hiện nay người ta đã có cách kết hợp ưu điểm của 2 loại trụ trên. Người ta sẽ trồng trụ tạm cạnh trụ sống. Trụ tạm sẽ cho tiêu leo bám ở những năm đầu. Khi trụ sống lớn rồi thì chuyển qua cho leo bám trụ sống. Cách làm có thể là 1 hàng trụ sống xen lẫn 1 hàng trụ chết.

Chuẩn bị hố trồng

– Nếu là trụ đúc hay còn gọi là trụ chết thì phải đào hố 2 bên. 1 bầu hay 2 bầu mỗi bên không sao cả.

– 1 hố phải đạt đủ kích thước 40x40x40 mới là là chuẩn. Nếu trồng 2 bầu thì kích thước hố dịch ra 50x50x50.

– Hố trồng cần được xử lý bằng Confidor, Basudin theo đúng liều lượng cho phép. Sau khi đào đất thì mang đất đó trộn cùng với 5 đến 10kg phân chuồng hoai mục và 2 đến 3 lạng vôi bột. Cùng với 1 chút phân lân trộn thật đều rồi lấp hố lại. 15 ngày sau mới đem cây đi trồng. Hố đào cách mép trụ 10 đến 15cm nhé!

Tiến hành làm giàn chắn gió

– Cây vừa trồng xong cần làm giàn để che nắng và chắn gió. Vì lúc này cây còn yếu. Việc này giúp cây mau thích nghi với môi trường mới.

– Giàn trồng có thể là lá dừa, lá cọ, lưới nilon hay cỏ khô đều được cả. Miễn sao giàn phải che được 70 đến 80% nắng cho cây. Xung quanh vườn cũng được khuyên nên trồng cây chắn gió.

Xem thêm:

2. Bí quyết trồng tiêu hiệu quả – ít bệnh hại

Tiến hành trồng

Khi trồng tiêu bằng bầu thì đầu tiên bạn cắt bỏ lớp nilon bên ngoài đã. Làm nhẹ nhàng để bầu đất không bị vỡ nhé! Đặt cây ngang với mắt hố, đồng thời nghiêng nhẹ về phía trụ. Cách tốt nhất là chạm luôn vào trụ cũng được. Bạn chỉ cần đặt bầu vừa tới thôi. Sâu quá sẽ ảnh hưởng đến mầm của tiêu.

Hom đem trồng phải đủ 5 đốt. Đây là khi bạn trồng bằng hom nhé! Đựt hom vào hố và nghiêng 45 độ về phía trụ. Chỉ chôn 3 đốt thôi. 2 đốt còn lại để ra cho cây lớn.

Sau khi trồng dùng lá cọ, lá dừa che cây lại để giữ ẩm và tránh nắng gió. nếu trồng bầu thì 7 đến 10 ngày sau tưới nước cho cây. Còn trồng bằng hom thì tưới mỗi ngày. Trời nắng tăng lên tưới 2-3 lần 1 ngày.

Chăm sóc tiêu xanh

Chăm sóc tiêu xanh

 Phương pháp trồng tiêu trên trụ sống

Tùy vào điện kiện khí hậu ở địa phương mà bạn chọn trụ sống cho cây. Có nơi là cây muồng vàng, có nơi là cây núc nác, có nơi là cây núc nác. Bạn nên tìm hiểu trước khi trồng. Bạn phải trồng trụ sống trước trồng tiêu ít nhất 1 đến 2 năm. Như vậy khi tiêu lớn thì trụ cũng có độ cao nhất định rồi.

Phương pháp trồng tiêu trên trụ tạm

Nếu trụ sống chưa đủ độ cao mà muốn thúc đẩy trồng tiêu sớm thì bạn dùng trụ tạm cũng được. Lúc này cứ để tiêu bò lên trụ tam trước đã.

Kích thước chuẩn của trụ tạm là đường kính 10-11cm, cao 3m. Trong 2,3 năm đầu tiêu sẽ leo lên trụ tạm này. Khi trồng trụ tạm cần cách trụ sống 20cm để sau này di chuyển trụ tiện lợi hơn.

Nếu trồng tiêu ở Tây Nguyên thì nên chọn trụ sống là muồng đen. Loại cây này hợp khí hậu lại sinh trưởng nhanh. Vì thế tiêu cũng mau có chỗ leo bám.

3. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc tiêu đúng cách

Lưu ý chung trong quá trình chăm sóc tiêu

– Làm cỏ xới xáo: Bạn cần làm sạch cỏ không chỉ ở gốc mà còn ở giữa các hàng tiêu nữa. Khi xới cỏ thì xới cách gốc 50 đến 60cm nhé! Nếu cỏ mọc trong gốc thì dùng tay nhổ bỏ. Tuyệt đối không dùng dụng cụ. Vì có thể ảnh hưởng đến gốc cây. Như vậy cây sẽ dễ bị chết.

– Với trụ sống: Đều đặn 1 năm rong cành vào đầu và cuối mùa mưa. Tốt nhất không nên để tiêu trùm lên những trụ sống mà bạn đã hãm ngọn. Như vậy tiêu cũng khó phát triển tốt được.

– Lúc mới trồng tiêu còn ít rễ thì cách tốt nhất nên là buộc cây vào trụ. Dây buộc là dây nilon. Tuyệt đối không dùng dây chuối, dây từ các vỏ cây nhé!

– Những thân tiêu thẳng đứng, không có cành thì bạn cắt nang đi. Như vậy tiêu mau tạo tán hơn.

Nước tưới

– Mặc dù chúng cần nhiều nước nhưng không có nghĩa chúng chịu được ngập úng. Nên bạn chỉ cần tưới đủ thôi, không cần nhiều. Bồn trồng không nên đánh sâu quá. Vào mùa nắng nên phủ cỏ khô, rơm rạ,… quanh gốc cây.

– Đến năm thứ 4 là tiêu thu hoạch được rồi. Lúc này chỉ tưới khi tiêu thật sự cần thôi. Các bạn có thể áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đang rất thịnh hàng mà mang lại hiệu quả cao. Cây vừa đủ nước mà lại tiết kiệm nước nữa.

Bón phân

Phân hữu cơ: Phải dùng phân chuồng.  Mỗi năm bón ít nhất 30 đến 40m3 cho mỗi ha. Hoặc căn theo 30 cân 1 gốc là được. Bón phân vào các rãnh đào cách tán tiêu 20cm. Bón xong lập tức lấp đất lại. Bạn nên bón đầu mùa mưa là tốt nhất. Chú ý lúc đào rãnh cần hạn chế làm tổn thương gốc và rễ cây nhé!

Phân khoáng: Phân NPK được bổ sung vi lượng là loại được khuyên dùng. Ở giai đoạn kiến thiết cần bón từ 4 đến 6 lần 1 năm. Vào giai đoạn kinh doanh chỉ cần bón 4 lần 1 năm thôi. Bạn tham khảo liều lượng khuyên dùng trên bao bì.

Phòng trừ sâu bệnh

Tiêu rất mẫn cảm với dịch bệnh. Vì thế bạn cần đặc biệt chú ý. Chúng hay gặp các loại nấm. Thời gian lây lan sang các cây khác rất nhanh. Vì thế cần phòng bệnh hơn là chữa bệnh nhé! Áp dụng các nguyên tắc sau để hạn chế bệnh nấm cho cây.

  • Vườn nào trồng cà phê hay tiêu mà bị nhổ bỏ do tuyến trùng thì không trồng. Trừ khi đã được luân canh 1 thời gian. 
  • Đất trồng tiêu cũng không chọn làm vườn ươm
  • Trước khi trồng mùa mới cần cày xới và phơi ải đất.
  • Phân vô cơ và hữu cơ cần được sử dụng cân đối nhau.
  • Sử dụng Trichoderma spp thường xuyên để phòng trừ tuyến trùng và nấm.
  • Hạn chế tưới tràn trong vườn tiêu. Chỉ xới xáo khi cần thiết.
  • Các cây bị bệnh nặng cần nhổ ngay và đốt luôn. Sau đó cũng chưa trồng lại vội.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

4. Kết bài

Trên đây là tất cả các bước trong kỹ thuật trồng tiêu chuẩn. Các bạn nắm bắt tốt những bước này thì việc trồng tiêu không hề khó chút nào. Và tin rằng vườn tiêu của bạn luôn xanh tốt và cho năng suất cao. Chúc các bạn thành công.

Cập nhật 01/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)