Kỹ thuật trồng thanh long hiệu quả – cho năng suất cao

Thanh long là loại trái cây gần gũi và quen thuộc ở Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, quả thanh long ngày càng chứng tỏ sức hút của mình khi năng suất và sản lượng trồng và xuất khẩu đi thế giới của thanh long tăng trưởng mạnh sau từng năm. Mang đến cho bà con nông dân nguồn lợi kinh tế tích cực.

Kỹ thuật trồng thanh long

Kỹ thuật trồng thanh long

Vậy quy trình và kỹ thuật trồng thanh long như thế nào để cho năng suất và chất lượng trái cao nhất? #ohana sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

1. Cây thanh long và một số thông tin trước khi trồng

1.1 Chuẩn bị đất trồng

Thanh long trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng địa phương trồng nhiều thì phải kể đến các tỉnh, thành phố ở phía Nam và một số tỉnh miền tây khác. Ở các vùng núi cao như Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai với đặc trưng của thổ nhưỡng vùng này là đất chủ yếu là đất cát pha, đất núi đá bạc màu… muốn trồng cây ăn trái phải cải tạo đất.

Vì đất xấu, dễ xói mòn và không nhiều dinh dưỡng nên trước khi trồng phải bón các loại phân mùn hữu cơ. Khâu chuẩn bị đất bao gồm các công việc cắm cọc trồng, đào hố và xuống trụ. Khi đã chôn trụ xuống đất các bạn đào quanh gốc trụ các đường rãnh sâu khoảng 17-20c, bón lót phân chuồng ủ hoai mục rồi phủ đất lên, đặt các hom.

Ở các địa phương có địa hình thấp và đất phụ nhiễm mặn nhiễm phèn như Long An, An Giang, Tiền Giang bạn phải lên liếp, các liếp cách mặt đất khoảng 40-45cm đề phòng mùa mưa nước sẽ ngập vào gốc thanh long.

Đất trước khi trồng phải được làm kỹ, nhổ sạch cỏ dại, nhặt đá sỏi, bừa sâu, cuốc tơi đất khi trồng.

1.2 Thực hiện đặt trụ trồng

Thân cây thanh long khá yếu cần chỗ bám, dựa nên bạn phải chuẩn bị các trụ gỗ hoặc xây trụ kiên cố bằng bê tông  hoặc gạch. Nếu đóng trụ bằng bê tông thì bạn xây với kích thước chiều dài cạnh, chiều cao, chiều sâu chôn xuống đất lần lượt là 15cm-20cm-0,5cm. Bên cạnh đó, phía trên đỉnh trụ bạn đặt các thanh sắt uốn cong ra ngoài để khi cây ra trái có giá đỡ. Số lượng thanh sắt khoảng 2,3 hoặc 4.

Đặc tính của thanh long là ham ánh sáng. Do vậy bạn không nên trồng thanh long quá sát nhau, vừa khiến thanh long nhận được ít ánh sáng sẽ còi cọc, vừa gây khó khăn khi tưới nước và phun thuốc chăm sóc cây. Khoảng cách giữa cây cây với cây kia từ 3m đến 3,5 m, khoảng cách các hàng cũng khoảng 3m đến 3,5. Mật độ các cây rơi vào khoảng 900 – 1000 cây/1 ha.

1.3 Thời vụ trồng thanh long

Thanh long thường được trồng vào vụ thu đông, khoảng tháng 10, 11 dương lịch. Tuy nhiên với các tỉnh có mùa khô kéo dài như Vũng Tàu, An Giang, Bình Thuận phải trồng từ tháng 5,6 đầu mùa mưa để tránh việc thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng cho trái của cây.

1.4 Chọn giống

Thanh long được trồng bằng hom. Chiều dài của hom giống rơi vào 30cm đến 40 cm. Hom để trồng phải trên 6 tháng tuổi, cành chắc khỏe, không cong vẹo, không sâu bệnh. Để tránh thối hom giống, người ta sẽ cắt bỏ phần thịt bên ngoài của đáy hom giống, chỉ để lại phần lõi non.

Tiếp đó, cần nhúng ngay hom vào dung dịch Benlate C 0,1% trong 5-7 phút để trừ nấm. Để tăng tỷ lệ sống của cây, người ta thường sẽ giâm cành ở nơi ít ánh sáng đến khi cành mọc rễ con và nứt chồi non mới đem trồng ra đất vườn.  

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng thanh long hiệu quả

2.1 Tiến hành trồng

Xung quanh 4 mặt của trụ bê tông, bạn lần lượt đặt các hom vào. Lưu ý là phải đặt hom cao hơn mặt đất nửa mét để tránh trường hợp ngập úng làm thối hom.

Bên cạnh đó khi đặt hom bạn phải ép hom sát vào mặt trụ và dùng dây cố định lại để tránh mưa gió làm đổ cây và cây sẽ bám chắc vào trụ khi lớn. Cuối cùng bạn phủ rơm rạ khô và tưới nước để giữ ấm cho hom.

2.2 Bón phân

  • Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Giai đoạn này bắt đầu từ khi trồng đến khi cây được 2 năm tuổi.

– Năm thứ 1:

Phân hữu cơ: Bạn trộn phân chuồng và phân super lân theo tỷ lệ 10-15 kg/0,5kg/1 trụ. Nghĩa là cứ khoảng 10-15 kg phân chuồng bạn trộn cùng 0,5 kg phân super lân. Bạn bón phân hữu cơ vào 2 thời điểm: Bón lót trước khi đặt hom 1 ngày và bón sau khi trồng cây được 6 tháng. Trường hợp không có phân chuồng banjc ó thể sử dụng phân vi sinh với liều lượng khoảng 1-2kg/1 trụ.

Phân hoá học: Với các loại phân hóa học, các bạn bón với liều lượng 50-80 gr phân ure + 100 – 150 gam NPK 20-20-15/trụ định kỳ 1 lần/1 tháng. Khi bón, bạn chú ý không bón sát gốc cây mà cách gốc khoảng 20-30cm. Sau khi bón bạn dùng rơm rạ hoặc xơ dừa phủ lên và tưới nước thường xuyên.

– Năm thứ 2:

Phân hữu cơ: Đến năm thứ 2, bạn cũng bón 2 lần phân hữu cơ nhưng thời gian sẽ vào đầu và cuối mùa mưa. Công thức phân bón là 15-20kg phân chuồng ủ hoai mục cùng 0,5kg phân super lân trên một trụ. Trường hợp không có phân chuồng bạn có thể dùng phân vi sinh thay thế với liều lượng tăng lên so với thời gian đầu, khoảng 3-4 kg/1 trụ.

Phân hoá học: Các bạn tiếp tục bón phân hóa học, với liều lượng giữ nguyên là  80 – 100 gam urê+ 150 – 200 gam NPK 20 – 20 – 15/trụ định kỳ 1 tháng/lần.

  • Giai đoạn kinh doanh

Phân hữu cơ:

Trong giai đoạn này bạn vẫn tiếp tục giữ các bón phân như giai đoạn cây 2 năm tuổi bón 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa nhưng với liều lượng cao hơn,  20 – 30 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg supe lân/trụ. Nếu sử dụng phân vi sinh thay thế phân chuồng bạn giảm liều lượng một chút, từ 3-4 kg/1 trụ.

Phân hoá học:

Giai đoạn trước khi ra hoa: Giai đoạn này bạn bón phân NPK với tỷ lệ thích hợp  là 1:2:2 hay 1:3:2.

Giai đoạn nuôi nụ và nuôi trái: Khi cây trổ nụ và chuẩn bị kết trái, bạn bón phân NPK với tỷ lệ N, P, K có chút thay đổi, tỷ lệ là 3:1:2, 2:1:2, 2:1:3, 1:1:1. Bên cạnh đó bạn bổ sung thêm chất điều hoà sinh trưởng GA3, NAA trong thời điểm cây ra nụ và kết thúc việc thụ phấn.

2.3 Sâu bệnh hại thanh long

Côn trùng gây hại

+ Kiến: Kiến lửa và kiến riện là hai loại kiến gây hại cho cây thanh long. Để xử lý loài gây hại này, bạn phun/rải các loại thuốc diệt côn trùng quanh gốc hoặc vị trí gây hại của kiến.

+ Ruồi đục trái: Để tránh ruồi gây hại cho trái, bạn dùng túi hoặc giấy báo bọc các trái lại. Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khác để bảo vệ cây.

Bệnh hại thanh long

  • Khi cây có hiện tượng thối cành hay nám cành bạn sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Benlat C, Coc 85, Ridomyl… để xử lý.
  • Để phòng và trị bệnh thán hư ở thân và lá cây bạn phun các thuốc Ridomyl, Antracol … Để phòng bệnh xuất hiện trên quả, bạn tỉa bỏ nhụy đã héo ở đỉnh quả khi hoa nở 3-5 ngày, bọc quả và phun thuốc thích hợp.

2.4 Lưu ý khi chăm sóc thanh long

Trong quá trình chăm sóc cây thanh long, bạn phải đặc biệt quan tâm đến bộ rễ của cây. Thanh long ưa nắng và rất sợ ngập úng nên bạn phải tiêu nước kịp thời khi mưa lớn để rễ không bị thôi. Bên cạnh đó với các nhánh không thể mọc mầm bạn có thể xử lý bằng cách ngắt bỏ bớt hoa, mỗi cành chỉ nên để khoảng 3-4 quả là tốt nhất.

Với các cây con mới trồng, bạn phải che đậy cẩn thận để cây không bị chết do ánh sáng mặt trời chiếu gay gắt. Ngoài ra, vào các tháng mùa đông, để cây không bị chết rét bạn phải bón bổ sung phân kali cho cây.

Xem thêm:

Kết bài

Để thanh long sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất trái cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc phải tiến hành đúng cách. Chúc bạn thành công với mô hình thanh long #ohana vừa chia sẻ với bạn nhé!

Cập nhật 2706/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)