Kỹ thuật trồng rau ngót nhanh lớn – ít sâu bệnh – cho nhiều lá.

Rau ngót hay còn gọi là rau bồ ngót. Đây là một loại rau xanh bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt.  Rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh rau ngót nấu xương, rau ngót luộc, canh rau ngót…

Kỹ thuật trồng rau ngót

Vậy thì tại sao chúng ta không tự trông lấy những luống rau ngót để chủ động nguồn rau xanh cho gia đình nhỉ! Trong bài viết hôm nay, #wikiohana xin giới thiệu đến bạn quy trình trồng rau ngót sạch tại nhà, đơn giản lại rất hiệu quả.

1. Trồng rau ngót cần chuẩn bị những gì?

1.1 Đất trồng

– Ưu điểm của rau ngót là rất dễ trồng và sinh trưởng cũng nhanh. Nó là loại không kén đất. Do vậy, bạn có thể trồng rau trên các loại đất như: đất thịt, đất cát pha, đất phù sa…Tuy nhiên loại đất lý tưởng nhất là đất thịt pha sét. Loại đất này nhiều dinh dưỡng, giữ ẩm tốt và cũng dế canh tác.

Tuy nhiên để cây cho năng suất và chất lượng tốt, bạn cần chú ý đất trồng không bị khô, ngập úng. Độ pH trung bình từ 5,5, – 7,0 là được. 

– Bên cạnh đó, bạn cần tới xơi đất và bón phân đạm, lân, kali đầy đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây rau nhanh phát triển.

1.2 Chọn giống trồng

Tùy vào sở thích bạn có thể chọn 1 trong 2 giống rau ngót phổ biến dưới đây để trồng:

– Rau ngót lá to: Loại rau ngót này có ưu điểm nổi bật là sinh trưởng rất khỏe, phẩm chất tốt. Bạn có thể nhận dạng giống rau ngót này bằng phiến to to, khá mỏng và thân màu xanh đậm của nó. 

– Rau ngót lá nhỏ: Ưu điểm của giống rau ngót lá nhỏ là nó sống khỏe và ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc điểm nhận dạng của giống rau này là màu thân nhạt hơn rau ngót lá to, phiến lá nhỏ và khá dày, gân màu xanh nhạt.

Phương pháp nhân giống rau ngót

Để nhân giống rau ngót bạn có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp:

– Nhân giống từ hạt (nhân giống hữu tính): Phương pháp này rất khó thực hiện vì mất nhiều thời gian mà tỷ lệ hạt nảy mầm thường không cao.

– Nhân giống bằng giâm cành(Nhân giống vô tính): Phương pháp này dễ thực hiện hơn và tỷ lệ cây sống sót cao. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần thực hiện các công đoạn sau:

  • Bạn chọn lọc những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không bị dập nát để làm cành giâm.
  • Đất trước khi trồng phải được làm tơi, bón tro trấu hoặc phân chuồng ủ hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Kích thước liếp giâm rộng 1 – 1,2 cm, cao chừng 10cm.
  • Khi cắt cành giâm bạn cắt chéo để tăng độ tiếp xúc của cành với đất, chiều dài của cành khoảng 20 – 25 cm. Bạn đặt cành nghiêng một góc với mặt đất khoảng 45 độ. Sau khi cắm cành xuống đất, bạn vùi đất sâu khoảng ⅔ cành giâm. Nén ơi chặt để cành không bị đổ.
  • Để kích thích cành nhanh ra rễ, bạn ngâm cành vào dung dịch thuộc kích rễ hoặc NAA.
Trồng rau ngót trên sân thượng

Trồng rau ngót trên sân thượng

1.3 Nên trồng rau ngót vào tháng mấy?

–Rau ngót rất dễ sống nên chúng trồng được 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, rau ngót mọc tốt nhất vào mùa mưa. Ở nước ta, mùa chính trồng rau ngót là tháng 2 – tháng 4 (Vụ xuân) và từ tháng 8 – tháng 9 (Vụ thu) 

– Những cây rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính cho năng suất rất lâu, khoảng 2 – 3 năm mới phải nhổ đi thay cây mới.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau ngót hiệu quả 

2.1 Tiến hành trồng

Bước đầu tiên là chuẩn bị luống trồng. Bạn tạo các đường rãnh thẳng hàng, độ sâu khoảng 10cm, hàng cách hàng 40cm.

Bạn cắm nghiêng cành giâm xuống đất, chếch 1 góc 45 độ , không cắm thẳng cây sẽ nhanh đổ và mọc rễ chậm. Bạn chú ý khoảng cách giữa các cây không quá gần cũng không quá xa, chừng 25 – 30 cm là được. Mỗi hố bạn có thể trồng 1 – 2 cây. 

Sau khi đã cắm cây vào đất bạn vùi đất lấp kín khoảng  ⅔ cành giâm, nén hơi chặt để tránh nước rửa trôi đất hay gió làm đổ cây. Bạn tưới ẩm đất và bón phân để cây nhanh lớn. Nếu thời tiết nắng nhiều hoặc gió to bạn nên dùng rơm phủ lại hoặc dùng giàn che để cây non không bị chết

Thời điểm tốt nhất để trồng cây là vào chiều tối, thời tiết mát mẻ.

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

2.2 Thực hiện chăm sóc 

Khoảng thời gian sau khi trồng là quan trọng nhất. Bạn tưới nước cho cây 2 lần / ngày vào sáng vào chiều. Những ngày mưa nên giảm số lần và lượng nước tưới lại. Đồng thời bạn cần nhổ cỏ, bắt sâu để cây con nhanh ra mầm lá và bén rễ.

Sau 15 – 20 ngày rễ con sẽ bắt đầu nhú từ cành giâm. Bạn tiến hành bón phân và tưới đủ nước cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vun đất vào gốc để giữ cây đứng thẳng, không bị nghiêng ngả nhiều.

1 tháng sau khi trồng bạn bắt đầu bón thúc cho cây. Phân bón cây thường là phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân ure. Bạn pha ure với nước rồi tưới vào gốc cây. Nếu không bón phân cây mọc chậm và phát triển kém.

Tiếp theo lần bón thúc đầu, cách 7 – 10 ngày 1 lần bạn bón thêm đạm, lân để cây nhanh lớn và cho năng suất tốt.

Cây rau ngót sinh trưởng và phát triển tốt nhưng không loại trừ trường hợp cây bị bệnh cho sâu, rầy phá hoại. Do vậy, bạn cần phun thuốc cho cây. Với các loại sâu cuốn lá, sâu ăn lá bạn dùng thuốc Sherpa, SecSaigon, Sherzol, MImic..Với các loài rầy rệp bạn dùng: BrighTin, Homectin, Exin.

2.3 Lưu ý khi trong quá trình chăm sóc 

– Để hạn chế việc phun thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng cây, bạn cần tuân thủ đúng quy trình canh tác và thường xuyên chăm bón:

  • Ngay từ khâu chọn giống phải chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
  • Dọn dẹp vườn, nhổ cỏ, xới đất thường xuyên.
  • Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để bón cho cây và diệt trừ sâu bệnh phát hiện ở cây.
Chăm sóc rau ngót trong thùng xốp

Chăm sóc rau ngót trong thùng xốp

– Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

  • Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
  • Phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm.
  • Không phun thuốc sát ngày thu hoạch. Lần phun cuối cùng cách ngày thu hoạch khoảng 1 tuần đến nửa tháng.

3. Thu hái

Sau 2 tháng bạn có thể thu hoạch rau ngót được rồi.  Có 2 cách thu hoạch rau: tuốt lá hoặc cắt nhánh cây.

Rau ngót ra lá liên tục. Mỗi vụ rau có thể kéo dài đến 3 – 4 năm. 

Khi cây rau già, không cho lá non nữa là lúc bạn cần trồng một luống rau mới.

4. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót theo đông y là loại cây ó tính mát, vị ngọt. Đây là loại cây rất lành tính, không có độc. Bên cạnh công dụng nấu ăn còn có tác dụng chữa bệnh. 

Giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể

Rau ngót có tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Khi cơ thể bị nóng trong, nóng sốt có thể dùng lá rau ngót để hạ nhiệt rất tốt. 

Những ngày hè nóng bức ăn canh rau ngót hoặc uống nước ép rau ngót đều có lợi cho sức khỏe.

Hỗ trợ hệ tim mạch và tiêu hóa

Theo ý khoa, thành phần trong rau ngót có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp và ổn định đường huyết. Với người bị mắc xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não ăn rau ngót rất tốt. 

Thành phần trong rau ngót rất giàu chất xơ. Do vậy, loại rau này được coi là thần dược với những người mắc bệnh táo bón hay đầy bụng, khó tiêu.

Giúp phụ nữ phục hồi sau sinh

Với phụ nữ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ, rau ngót có tác dụng rất tốt. Rau ngót có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch, bổ máu, lợi sữa cho mẹ. 

Hỗ trợ làm đẹp da

Rau ngót chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, với chị em phụ nữ rất tốt cho làn da và vóc dáng. Nghiên cứu cho thấy, rau ngót có tác dụng trị nám, trị tàn nhang, giúp da mịn màng sáng khỏe.

Bạn có thể sử dụng rau ngót như một loại mặt nạ dưỡng da để trị nám cực tốt luôn nhé!

Lời kết

Không khó để trồng rau ngót đúng không nào! Chúc bạn thành công vơi quy trình trồng và chăm sóc rau ngót trên nhé!

Cập nhật 30/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)