Cây Mai Vàng – kỹ thuật trồng, chăm sóc mai vàng ra hoa đúng dịp

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, ngoài đào thì mai cũng là loại cây được nhiều người ưa thích. Sắc mai vàng rực làm không khí xuân thêm rộn ràng.

Có những gốc mai nhiều năm tuổi, xù xì, hình dáng đẹp mắt có giá lên tới vài chục triệu đồng. Chính vì thế, trồng mai cũng là nghề mà nhiều hộ gia đình lựa chọn để mưu sinh. Vậy nhưng kỹ thuật trồng mai vàng như nào để cây có giá trị? 

Để định giá 1 cây mai người ta dựa vào nhiều yếu đố. Đầu tiên à độ xù xì của gốc cây và dáng cây như nào,… Nhưng điều người chơi cần là mai có ra hoa đúng dịp Tết không? Nhìn chung mai sinh trưởng trong ddieuf kiện rất bình thường. Nhưng để có được những cành mai mập mạp, hoa lá đẹp xum xuê thì lại đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật khác nữa.

1. Bí quyết chăm sóc cây Mai vàng theo tháng trong năm

Giai đoạn 6 tháng đầu năm

Giai đọan này có thể coi là giai đoạn rất quan trọng. Sau 1 đợt Tết ra hoa rực rỡ, đây chính là lúc bạn giúp cây hồi lại. Đầu tiên bạn cần thu tàn cho cây đã. Cách làm như sau. Bạn cắt bớt đi 30% số cành chỉa ra ngoài. Như vậy đến năm sau cành mọc lại vừa đẹp luôn.

Thực hiện thay đất

Khi thay đất cho cây thì cắt bớt rễ già ở 2 bên thành chậu. Những rễ này dài quá sẽ cản trở quá trình cây hút dinh dưỡng. Sau chừng 15 ngày là cây bắt đầu ra rễ  cám con rồi. Vì thế bạn đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần làm sao mà không cắt rễ sát gốc quá là được.

Mang đất trộn cùng xơ dừa, phân trùn quế,… trộn thật kỹ là được. Nếu có chút phân chuồng hoai mục trọn cùng thì càng ok hơn. Dưới đáy chậu bạn rắc 1 lớp trấu để giúp cây thoát nước tốt, tránh ngập úng. Phần đất đã trộn phân giúp cây đủ dinh dưỡng hồi phục.

Kỹ thuật trồng mai vàng

Kỹ thuật trồng mai vàng

Tiến hành bón phân

Đây là giai đoạn cây cần hồi phục do đó bạn làm sao để cây phát triển cành lá hết cỡ nhất có thể. Vì thế bạn ưu tiên bón nhiều phân lân cho cây 1 chút là được.

Nếu trồng ở diện tích lớn thì rễ mai sẽ tự vươn dài đi tìm nguồn dinh dưỡng. Nhưng trồng trong chậu thì bạn cần bón phân đều đặn cho chúng. Định kỳ 2 tuần 1 lần tiến hành bón phân.

Bạn nên dùng phân hữu cơ cho cây thì tốt hơn. Nếu dùng phân vô cơ cần đảm bảo đúng và đủ liều lượng. Nếu bón quá nhiều cây vừa xót lại vừa lãng phí.

Nước tưới

Bạn nên dùng nước sống, nước mương,…. để tưới cho cây. Vì những nguồn nước này nhiều dinh dưỡng nên cây rất thích. Nếu không có những nguồn nước trên thì bạn tưới nước giếng sạch cho cây cũng được. Nhưng nếu bạn ở thành phố thì nên hạn chế tưới nước máy cho cây nhé! Tưới nhiều cây dễ bị chết lắm.

Nếu gặp trời nắng thì đều đặn tưới nước 2 lần 1 ngày cho cây. Trời mát hay mưa thì chỉ cần 1 lần thôi. Lượng nước bạn căn cứ vào kích thước của gốc cây.

Nếu là một người trồng mai lâu năm hẳn bạn sẽ biết đặt cây mai lên cao hẳn so với mặt phẳng đất. Đó là vì muốn không khí được lưu thông qua gốc rễ cây dễ dàng. Từ đó hạn chế được các loại nấm mốc cho cây.

Điều kiện ánh sáng

Khi trồng mai thì bạn nên để chúng  1 mình 1 khoảng trời riêng. Đừng cho chúng núp bóng chút nào cả. Vì chúng không thích điều đấy chút nào. Sau đó thì cứ 2 tuần 1 lần bạn xoay cây 180 độ cho mọi góc đều phát triển như nhau.

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra độ ẩm thường xuyên của đất. Không để đất quá khô hay quá ẩm. Ngoài ra cũng cần chú ý các biểu hiện trên thân và lá cây xem có gì lạ không.

Mục đích là để phát hiện và phòng ngừa bệnh kịp thời.  Ở các nhà vườn bạn sẽ thấy cứ 1 tháng họ phun thuốc trừ sâu và thuốc kích thích cho cây 1 lần. Đó là cách phòng bệnh tối ưu cho cây. Chứ không ai để đến khi có bệnh mới chữa cả.

Chăm sóc mai vàng

Chăm sóc mai vàng

Giai đoạn 6 tháng cuối năm

Sau 6 tháng đầu cây đã khỏe, cành lá cũng tươi tốt rất nhiều rồi. Do đó giai đoạn này cần chú ý đến nguồn dinh dưỡng cho cây. Phân bón bạn dùng cho cây nên có hàm lượng đạm và lân cao.

Từ tháng 6 – tháng 9: Giai đoạn này cây bắt đầu phân hóa nụ. Vì thế bạn hãy bón phân Lân DAP cho cây. Như vậy nụ sẽ to và khỏe hơn nhiều.

Thời điểm này cũng là lúc mưa nhiều. Cây mai cũng có thể gặp các bệnh như rỉ sắt hay đốm lá. Lúc này đồng thời bạn dùng luôn thuốc Insuran và Ridomin phun cho cây. Định kỳ 1 tháng 1 lần.

Từ tháng 9 – tháng 12: Những tháng này cây ra nụ nhiều. Vì thế các lá cũng ngừng phát triển lại để tập trung dinh dưỡng cho nụ. Bạn không nên bón các loại phân ure hay phân lân. Việc này chỉ khiến nụ mau trổ hoa trước Tết thôi.

Thay vào đó hãy dùng phân có lượng kali cao. Kali sẽ giúp nụ hoa mập màu và có màu rực rỡ hơn. Đến tầm cuối tháng 11 đầu tháng 12 thì tuốt bỏ hết lá. Mục đích để cây dồn toàn bộ dinh dưỡng cho nụ.

Xem thêm:

2. Bí quyết trồng mai theo cho hoa nở đúng dịp

Nên bắt đầu trồng mai từ tháng mấy?

Cây mai sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhưng dù sao nhiệt độ lý tưởng cho chúng là từ 25 đến 30 độ C. Những nơi có nhiệt độ dưới 10 độ thì cây khó sống. Có chăng nếu trồng được thì cũng rất yếu. Mai khác với đào ở chỗ đó. Đào có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp. Còn mai thì không.

Đặc điểm của mai là ưa nóng ẩm nên thời điểm tốt nhất bạn nên trồng cây là từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.

Chọn cây Mai giống như thế nào?

Nếu là trước đây thì thường có 2 loại mai thôi. 1 là giống mai tứ quý 1 năm nở 4 lần. 2 là giống mai vàng nở vào dịp Tết. Nhưng hiện tại đã có nhiều loại mai khác nhau với nhiều màu và ưu điểm hơn.

Nếu là trước đây 1 bông mai vàng chỉ từ 5 đến 10 cánh thôi. Hiện tại cũng mai vàng nhưng đã có thể có trên 10 cánh rồi. Bông mai nhiều cánh xếp dày đặc và hoa nở khắp cả cây.

Ngoài ra còn có giống mai trắng, cánh mỏng nhẹ nên nhìn rất thanh thoát. Tuy nhiên do quan niệm của người phương Đông nên mai trắng ít được dùng trưng bày trong ngày Tết. Mà người ta chỉ trồng thêm vào vườn cho phong phú hơn thôi.

Trồng mai có thể dùng hạt, cành giâm, cành chiết, cành ghép đều được. Trồng bằng hạt thì tốn ít kinh phí và công sức hơn. Tuy nhiên cây mai con lại không có được ưu điểm của cây mẹ. Đó là cành ít hơn, hoa nhỏ thậm chí còn khác cả màu hoa với cây mẹ. Bù lại cây rất thọ.

Còn với các phương pháp còn lại như chiết hay ghép thì cây con mang toàn bộ đặc điểm của cây mẹ. Ngoài ra bạn còn có thể ghép thêm nhiều giống mai trên cùng 1 cây.

Chuẩn bị đất trồng

Mai rất dễ tính. Đất chỉ cần tơi xốp và có khả năng giữ ẩm tốt là được rồi. Tuyệt đối không trồng mai trên đất thoát nước kém lại hay ngập úng.

Nơi trồng mai cần thông thoáng, có ánh nắng trực tiếp. Các cây mai không nên trồng gần nhau vì sẽ che khuất ánh sáng của nhau. Khoảng cách tối thiểu là 1m.

Phương pháp trồng mai trực tiếp xuống đất

Nếu làm theo cách này bạn nên chọn đất thịt nhẹ có nhiều mùn. Đất không chua cũng không mặn quá, hay nhiễm độc nhiễm phèn cũng không trồng. Bạn có thể dùng đất phù sa, đất cát hay đất thịt trồng cây đều được.

Đất trồng nên trộn thêm xơ dừa, phân chuồng, tro trấu để tăng dinh dưỡng và tăng độ giữ nước. Nếu đất trồng mai hơi thấp thì bạn đánh vồng cao lên rồi mwosi trồng mai. Như vậy sẽ không lo cây bị ngập nước nữa.

Sau khi đào hố và bón lót thì bạn tiến hành lấp đất ⅔ độ sâu của hố. Sau đó đem cây đặt vào rồi lấp tiếp đất lên. Vun đất cho cao rồi dùng rơm rạ khô phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

Phương pháp trồng mai trong chậu

Đất trồng trong chậu cũng không khác đất trồng vườn là bao. Chậu trồng không được hẹp quá mà phải có chiều sâu. Như vậy cây mới phát triển rễ mạnh được. Chú ý đầu rễ phải cách đáy chậu ít nhất 20cm. Sau đó cứ 2 năm thì thay chậu cho cây 1 lần. Vì cây mai lớn cần chậu to hơn để phát triển.

Trước khi trồng thì lót 1 lớp sỏi hoặc đá cuội dưới đáy để chậu thông thoáng và không ứ nước. Tiếp tục cho đất trồng vào được nửa chậu thì đặt cây vào. Cho nốt phần đất còn lại vào chậu là xong.

Không để chậu mai tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Vì như vậy côn trùng dễ xâm nhập vào làm hư gốc và rễ cây.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn chăm sóc cây Mai khỏe mạnh – cho nhiều hoa

Chế độ phân bón

Như đã nói bạn nên dùng phân hữu cơ là tốt nhất. Dựa vào đường kính gốc cây mà bạn căn chỉnh lượng phân cho phù hợp.

Bón lót: Bạn cần chuẩn bị phân bón khoảng 10% lượng đất trồng trong chậu rồi trộn đều với đất trước khi trồng là được.

Bón thúc: Đợi 10 đến 15 ngày sau cây bắt đầu ra rễ mới bón thúc lần đầu tiên. Với cây nhỏ thì chỉ cần 50 đến 60g thôi. Lúc này cây đã đạt chiều cao chừng 40 đến 50cm rồi. Sau đó 20 đến 30 ngày bạn có thể bón thêm lần nữa. Nếu cây mai to thì như đã nói bạn sẽ tăng lượng phân bón lên. Đồng thời mỗi lần bón thì giãn ra.

Chế độ nước tưới

Mai chịu hạn giỏi nhưng không có nghĩa bạn để chúng thiếu nước thời gian dài. Như vậy cây chưa phát triển đã cằn cỗi kiệt quệ rồi.  Bạn cần chú ý giữ đất luôn ẩm để cây đủ nước nhé!

Vào ngày nắng hoặc mùa nắng bạn cần đều đặn tưới nước cho cây 1 lần. Không tưới gốc thì tưới lá cũng được. Nếu tưới gốc thì dùng vòi tưới trực tiếp vào gốc. Tưới lá thì dùng bình nhỏ phun đẫm lá từ trên xuống dưới.

Bạn nên tưới vào buổi sáng là tốt nhất. Lúc này thời tiết mát mẻ không làm cây bị bỏng. Thời gian dao động từ 8 đến 9 giờ. Nếu là mùa mưa thì không cần tưới. Chỉ cần làm cây thoát nước tốt là được.

Còn nếu trồng mai trong chậu thì tưới nước mỗi ngày cho cây. Do diện tích chậu có hạn nên đất cũng mau khô hơn. Bạn nên tưới vào 8-9h sáng hoặc 4-5 giờ chiều nhé! Đây là 2 thời điểm mát mẻ nhất trong ngày.

Thực hiện cắt tỉa cành

Nếu để cây có quá nhiều cành lá xum xuê thì sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Do đó đều đặn 2 tháng 1 lần thì bạn tỉa cành cho cây 1 lần. Những cành già hay sâu bệnh thì đem cắt tỉa hết đi. Khi cắt dùng kéo chuyên dụng để thực hiện. Cành nào dài quá thì cắt ngắn đi. Mỗi cành chỉ để tầm 4-5 nách lá là được.

Bạn cần nhớ 1 điều rằng đây là loại cây phong thủy nên khi tỉa lá, tạo tán cần đặc biệt chú ý. Không chỉ làm cây thoáng, ít sâu bệnh mà dáng cây còn phải đẹp, hợp phong thủy nữa.

Bạn biết đấy các nhà vườn từ cây to cho đến cây bonsai họ đều cắt tỉa và tạo thế cầu kỳ tỉ mỉ. Không những mang ý nghĩa phong thủy tốt mà nhìn còn rất nghệ thuật nữa.

Khi cây mai còn nhỏ thì bạn dễ tạo thế hơn. Công việc này cần sự tỉ mỉ, chính xác và tính thẩm mĩ rất cao đấy!

Sâu bệnh hại

Trồng mai bạn sẽ dễ gặp phải những bệnh như sâu đục thân, sâu cắn lá, nhện đỏ hay rệp mềm. Chúng thường gây hại ở các đọt non. Biện pháp phòng trừ là bắt bằng tay nêu trồng ít. Hoặc dùng chim để bắt sâu cũng là ý tưởng không tồi.

Nếu là rệp mềm xuất hiện với mật độ ít thì bạn dùng vòi xịt nước cường độ mạnh để đuổi chúng đi. Rất dễ dàng đúng không nào.

Ở giai đoạn cây trổ nụ hoa là thời điểm lý tưởng để chúng hoành hành. Nhất là kiến, sâu ăn tạp và rệp mềm. Bạn cần chú ý để diệt trừ những loại sâu bệnh này. Nhưng không được dùng thuốc hóa học vì cây rất nhạy cảm. Tốt nhất nên dùng thuốc BVTV.

Ngay từ những bước đầu tiên như chọn giống, xử lý đất bạn cần tỉ mỉ phòng bệnh thì sau này chăm sóc dễ hơn nhiều. Đồng thời khi trồng thì theo dõi cây thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

Như đã nói các cây nên trồng thoáng ra. Vừa cho chúng không gian phát triển vừa không bị lây lan bệnh hại.

Kỹ thuật trồng mai vàng

Kỹ thuật xử lý giúp Mai ra hoa đúng dịp tết

Khí hậu hay thời tiết là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự ra nụ và trổ hoa của cây. 1 chút thay đổi thôi cũng làm cả cây mai nở hoa sớm hay muộn. Nói chung là không theo ý bạn.

Muốn cây ra hoa như ý thì cần áp dụng đồng bộ các biện pháp. Đó là tuốt lá, xiết nước, bón phân. Không thực hiện riêng lẻ.

Ngay từ đầu tháng 10 âm đã phải xiết nước cho cây rồi. Xiết nước đến tận cuối tháng 11 âm. Rồi đến ngày 10 tháng 12 âm thì chú ý thời tiết rồi căn thời gian tuốt lá mai cho phù hợp.

Nếu để tự nhiên thì cứ cuối đông mai sẽ rụng lá. Sau đó sang đầu xuân thì mầm sẽ bung vỏ trấu.

Sau 6-7 ngày rụng vỏ trấu thì nụ xanh nở rộ. Lúc này ngoài việc xem thời tiết thì cần quan sát cả mầm hoa nữa. Căn thời gian tuốt lá để vào độ 22, 23 âm lịch mầm bung vỏ trấu là đẹp.

4. Kết bài

Cây mai mang hương vị Tết của người dân miền Nam. Không những thế nó còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Dường như Tết mà thiếu cây mai thì không còn không khí Tết nữa.

Màu vàng của ho như là 1 lời chúc xuân ngập tràn hạnh phúc, tài lộc dồi dào, may mắn viên mãn cho gia chủ. Vì thế bạn chỉ cần chăm sóc cây đúng kỹ thuật trồng mai vàng là được đấy! Bạn sẽ có cây mai bung nở hoa vào đúng dịp đầu xuân năm mới.

Cập nhật 02/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)