Kỹ thuật trồng Sầu Riêng cho bà con – một vốn bốn lời

Sầu riêng là loại trái cây đặc sản, ngày càng được thị trường ngày càng đón nhận. Kỹ thuật trồng sầu riêng không khó, chỉ cần bà con chịu khó chăm sóc một chút là có được thành quả như ý muốn.

Trong bài viết này, #wikiohana xin được gửi tới bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng hiệu quả, cho năng suất cao. Mời bà con cùng tham khảo!

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Kỹ thuật trồng sầu riêng

1. Trồng sầu riêng cần chuẩn bị những gì?

1.1 Yêu cầu về đất trồng và khí hậu

Nhìn chung sầu riêng là loại cây thích hợp trồng với đất đai và khí hậu của Việt Nam. Đặc biệt là các tỉnh miền Nam, kéo dài đến dải đất miền Trung. Miền Bắc thì gần như không có loài cây này được xuất hiện. Lý do là miền bắc có mùa rét dẫn đến cây sầu riêng kém phát triển, cho quả nhỏ và không ngon.

Dưới đây là những điều kiện chi tiết về khí hậu và đất đai phù hợp với cây sầu riêng.

  • Về khí hậu

Cây sầu riêng cần thời tiết khí hậu phải phân biệt rõ ràng hai mùa nắng – mưa. Vào mùa nắng, độ dài không được lâu quá 4 tháng. Lượng mưa lớn, trung bình một năm từ 1500k – 2000k. Độ cao của vùng chỉ cần trên 300m so với mực nước biển là có thể trồng được.

  • Về đất trồng

Điều kiện về đất trồng khá quan trọng đối với cây sầu riêng. Có thể kể đến như đất trồng không ngập úng, có điều kiện thoát nước tốt và độ pH từ 5-6. Cùng với đó đất phải giàu mùn và tơi xốp. Tầng đất thịt phải có độ dày trên 1 mét.

Nếu bà con trồng ở những vùng đất phù sa thì cần phải đào mương – đắp luống để hạn chế tối đa tình trạng ngập úng.

  • Về ánh sáng và gió

Đặc điểm cây sầu riêng là cây thân gỗ, có tán lá rộng. Cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy không nên trồng quá dầy, không nên trồng xen cùng các loại cây thân lớn khác.

Ngoài ra, xung quanh vườn bà con nên trồng các loại cây chắn gió để hạn chế sầu riêng bị gẫy cành do gió lớn thổi. Từ đó tăng tỉ lệ đậu quả và cây tự do phát triển.

1.2 Chọn giống sầu riêng như thế nào?

Hiện nay, sầu riêng được ưa chuộng chủ yếu là các loại có nguồn gốc từ Thái Lan ( sầu Monthon, sầu Dona) hay Malaysia( Sầu Musang King), …

Chọn giống sầu riêng

Chọn giống sầu riêng

Nếu lựa chọn giống trong nước, sầu riêng Sáu ri là giống tốt được nhiều người tin tưởng. Đây là giống cho nhiều quả, cơm vàng, vỏ mỏng và có hạt lép, … Bà con có thể ra các điểm bán cây giống để tư vấn cụ về loại sầu riêng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

1.3 Lưu ý về mật độ trồng

Hiện nay có 2 loại hình trồng sầu riêng đó là trồng xen cây và trồng thuần sầu. Mỗi phương pháp mang lại ưu nhược điểm khác nhau.

Trồng thuần: Mật độ trồng khoảng  130 – 160 cây / hecta. Diện tích mỗi cây là 8m x 8m hoặc 8m x 10m

Trồng xen cây ( ca cao, cà phê): Với cách trồng xen cây này, khoảng cách cần lớn hơn so với phương pháp trồng thuần. Khoảng 170 – 190 cây/hecta. Diện tích mỗi gốc là 9m x 9m hoặc 9m x 12m.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng sầu riêng cho năng suất cao

2.1 Chuẩn bị hố trồng

Chuẩn bị hố trồng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quả sau này. Đào những hố rộng 60cm x 60cm x 60cm. Tại mỗi hố trồng, bà con tiến hành bón lót.

Bao gồm 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0.4 – 0.5kg lân + 0.2kg NPK. Cùng với đó là 10 – 20g thuốc Basudin để chống nấm và côn trùng.

Trộn đều hỗn hợp trên và cho vào hố trồng, lấp một lớp đất phủ lên mặt hố. Tưới đẫm nước và để trong khoảng 20 – 30 ngày trước khi đặt cây.

Lưu ý: Với những địa phương có lượng mưa lớn, hay các vùng đất trũng thì bà con cần tiến hành đào mương, đắp luống để trồng sâu riêng. Mục đích tránh ngập úng vườn trồng trong những ngày mưa lớn. Đồng thời cũng dễ dang tưới nước sau này. Trên mỗi mô đất, bà con cũng cần bổ sung nhiều phân chuồng và phân hữu cơ.

2.2 Tiến hành trồng sầu riêng từ cây con

Hết thời gian 1 tháng kể từ ngày chuẩn bị hố trồng, bà con tiến hành đặt cây vào hố. Trong quá trình trồng, bà con cần tháo bỏ nhẹ nhàng lớp ni lông tránh để đứt rễ.

Đào một hố vừa đủ bầu ươm ở chính giữa hố trồng chuẩn bị trước. Đặt bầu cây xuống và nhẹ nhàng lấp đất xung quanh. Phần gốc cây cần cao hơn một chút so với đất xung quanh, nhằm tránh tình trạng bị trũng dẫn đến bầu cây bị ngập nước.

Hoa sầu riêng

Hoa sầu riêng

Sau khi trồng xong, bà con cần tưới đẫm nước cho cây. Nếu như trồng vào những ngày thời tiết nắng nóng, bà con cần phải tiến hành che chắn cho cây bằng lá dừa hoặc lưới.

Xem thêm :

3. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng 3 năm đầu

Trong thời kỳ 3 năm đầu tiên, cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tương đối chậm. Thời kỳ này cần chăm sóc tốt để cây khỏe mạnh và có dáng cây cân đối.

3.1 Tưới nước và phân bón

Vào mùa khô, bà con tưới đủ giữ ẩm cho đất. Trung bình cứ 7-10 ngày tiến hành tưới 1 lần, cùng với đó là ủ gốc cây bằng rơm rạ, gốc bèo để giữ ẩm. Để tiện cho việc tưới, có kể kết hợp đánh bồn xung quanh gốc cây. Riêng phần gốc, cần được vun cao hơn để tránh việc đọng nước.

Vào đầu mùa mưa hàng năm, bón thêm khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc cây. Phương pháp bón là đào rãnh theo hình chiếu của tán cây, xong thì lấp lại.

Ngoài ra, sử dụng phân đa lượng NPK có tỉ lệ Lân và Đạm cao để kích thích cho rễ và cành phát triển. Trong năm đầu tiên, mỗi lần bón 100g và cứ 2 tháng bón 1 lần. Sang năm thứ 2 trở đi, bón 1-1,2kg / gốc / năm. Chia thành 4-6 đợt.

Sầu riêng nở hoa đẹp

Sầu riêng nở hoa đẹp

3.2 Thực hiện làm cỏ vườn thường xuyên

Việc dọn cỏ xung quanh gốc cần được thực hiện thường xuyên. Việc sạch cỏ sẽ hạn chế các bệnh nấm mốc, hạn chế các tác nhân gây bệnh cho cây.

Vào thời gian đầu, khi sầu riêng còn nhỏ thì bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu ( tán thấp, ít cạnh tranh dinh dưỡng) để tăng thu nhập. Đồng thời những loại cây này cũng tạo thêm độ mùn cho đất.

3.3 Lưu ý về cắt tỉa cành

Để cho cây phát triển tự nhiên trong vòng 6-8 tháng đầu tiên. Sau đó tập trung vào nuôi 1 chồi khỏe nhất ( vươn thẳng, mập). Đợi đến khi cây có chiều cao khoảng hơn 2m thì bà con tiến hành cắt hết những cành ngang mặt đất cao 0,8 – 1m.

Mục đích để tạo sự thông thoáng, và hướng cây phát triển lên phía trên.

4. Chăm sóc sầu riêng giai đoạn trưởng thành ( năm thứ 4 trở đi)

Những cây sầu riêng ghép sẽ cho quả sau 4-5 năm trồng. Để giữ thể trạng tốt cho cây, cũng như hạn chế gãy cành thì bà con chỉ nên để lại 5-7 quả. Các quả được giữ lại nên sát phần thân. Vào các mùa vụ sau, số lượng quả sẽ tăng lên và trái sầu riêng cũng bé lại.

4.1 Tưới nước và làm cỏ vườn

Thời gian này, sầu riêng đã trưởng thành và có bộ rễ sâu nên không cần tưới nhiều nước cho cây. Vào mùa khô, tưới tầm 3-4 đợt và mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.

Lúc này các tán sầu riêng đã giao nhau, làm hạn chế ánh nắng chiếu xuống vườn tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển. Tuy nhiên việc làm cỏ vườn vẫn cần thực hiện thường xuyên. Mục đích làm giảm sự ẩn nấp của sâu bệnh hại, cùng với đó là chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng cho cây.

Chăm sóc sầu riêng không hề khó

Chăm sóc sầu riêng không hề khó

4.2 Bón phân cho cây sầu riêng

  • Phân đa lượng

Bước vào giai đoạn kinh doanh, sầu riêng cần chăm bón tốt để đậu nhiều trái. 4-6kg phân NPK cần được bón vào mỗi gốc hàng năm, được chia đều làm 4-6 lần bón. Bước vào giai đoạn đậu hoa kết trái cần tăng lượng bón phân Kali để cây đậu nhiều trái hơn.

Sau khi thu hoạch quả, cần tăng lượng đạm và lân để bón cho cây. Đồng thời hạn chế lượng Kali.

  • Phân chuồng

Vào thời gian này, vẫn cần bón phân chuồng thường xuyên cho cây. Mỗi năm bổ sung 20-25kg phân chuồng xung quanh gốc ( đào rãnh tương ứng với tán cây để bón).

5. Thu hái và bảo quản sầu riêng

5.1 Thu hoạch

Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào giống sầu riêng lựa chọn. Theo như thông thường, tính từ khi ra hoa đến lúc thu hoạch khoảng 4-6 tháng. Cần phải tiến hành chống, néo cành nếu như lượng quả quá nhiều.

Thu hoạch sầu riêng khi quả chín già

Thu hoạch sầu riêng khi quả chín già

Khi quả đủ độ già là thời điểm thu hoạch sầu riêng. ( Dựa vào kinh nghiệm nghe tiếng kêu khi vỗ quả). Hoặc bà con có thể đợi quả già chín tự rụng, quả sẽ ăn ngon hơn nhưng thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn.

5.2 Bảo quản sầu riêng sau thu hoạch

Nên chuyển quả đến nơi tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch. Lý do khi sầu riêng chín sẽ rất dễ nứt vỏ, chuyển vị chua … ăn sẽ không ngon.

Cũng có thể thực hiện bảo quản bằng cách bổ sầu riêng, tách lấy phần thịt và cho vào túi nilong ép chân không. Tiếp đó bảo quản trong môi trường lạnh.

Kết bài

Như vậy, bà con vừa tìm hiểu sơ bộ xong kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng. Với những cách làm đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian mỗi ngày là bà con có được vườn sầu riêng xanh tốt nhanh cho quả.

Nhìn chung, trồng sầu riêng là hướng đi đúng đắn cho những gia đình có diện tích trồng lớn, phù hợp với cây sầu riêng. Chúc bà con thành công!

Cập nhật 26/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)