Rau rút !! Kỹ thuật trồng, chăm sóc và các bài thuốc từ rau nhút

Nếu bạn từng sống ở vùng Tây Nam Bộ thì sẽ không còn xa lạ cái cảnh mỗi mùa nước lên, rau rút hay còn gọi là rau nhút nổi bồng bềnh khắp mặt sông.

Đây là loại rau quen thuộc trong nồi lẩu mắm hay canh cá chua của người dân nơi đây. Không những vậy rau rút còn được xem như một vị thuốc đông y có tác dụng giải độc, mát gan, làm thông huyết kinh mạch,…

Kỹ thuật trồng rau rút

Kỹ thuật trồng rau rút

Vì thế nên hiện nay nhiều nơi nổi lên công việc trồng rau nhút chứ không chỉ là loại rau mọc dại như trước nữa. Cùng học hỏi cách trồng và chăm sóc rau nhút đúng kỹ thuật với #wikiohana nhé!

1. Trồng rau rút cần chuẩn bị những gì?

1.1 Chuẩn bị dụng cụ trồng

Để tiết kiệm bạn hãy tận dụng các chậu, thùng nhựa hay thùng xốp đã có để trồng rau rút. Nếu ở vùng quê thì bạn hãy trồng trong các rãnh mương hay trên mặt ao để khi thu hoạch có năng suất cao.

Rau rút loài loại cây sống ở môi trường nước phù hợp với loại đất trũng, đất sình nên bạn không cần đục lỗ thoát nước dưới đáy chậu hay thùng xốp.

Về đất trồng thì bạn mua đất ở các cửa hàng cây trồng rồi trộn với phân động vật, phân sinh học để tăng độ dinh dưỡng trong đất. Tăng lớp mùn thuận lợi cho sự phát triển của rau nhút thì bạn bón thêm than bùn hoặc mùn hữu cơ. 

Trước khi gieo trồng 1 tuần bạn rải một lớp vôi lên trên đất để loại bỏ các mầm bệnh gây hại.

1.2 Chuẩn bị giống

Trồng rau rút từ gốc rau, chọn gốc khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh gây hại. 

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau rút

2.1 Hướng dẫn trồng

Rau nhút dễ phát triển, nó có bộ rễ khỏe có khả năng hút nước và chất khoáng mạnh nên cần đảm bảo đất và nguồn nước sạch, nhặt bỏ cỏ dại và bón phân cho đất trước khi gieo trồng.

Hướng dẫn trồng rau rút

Hướng dẫn trồng rau rút

Cây nhút ưa nước nên khi cấy phải luôn giữ mực nước trong chậu là Khi mới cấy nên giữ mực nước trong ruộng từ 20 đến 30cm. Khi trồng thì gieo thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn dài 3-4 cm.

Vì cây sinh trưởng nhanh nên trồng khóm cách nhau 25cm, khi chăm sóc nếu thấy thưa thì dặm thêm để đảm bảo rau phủ kín mặt chậu cho năng suất cao nhất.

2.2 Kỹ thuật chăm sóc

Sau nửa tháng bạn thấy cây đã lên cao thì thêm nước vào chậu trồng sao cho mực nước vào khoảng 30-40cm. 3-4 ngày bón phân một lần. Nên dùng phân hữu cơ, phân động vật để bón ở gốc hoặc pha phân đạm, phân lân để cây dễ hấp thu và tiết kiệm phân bón hơn.

Đặc biệt sau mỗi đợt thu hoạch để cây nhanh hồi phục và ra nhánh nhiều, bạn kết hợp bón phân ở gốc và phun lên thân cây bằng loại phân qua lá. Năng suất thu được sẽ nhiều hơn đợt trước đấy.

2.3 Thu hoạch

Rau rút là cây thủy sinh nên lớn rất nhanh, thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và nơi sinh trưởng của cây. Nếu trồng ở ao hồ thì 1 tháng đã thu hoạch được rồi còn nếu là trồng ở chậu, thùng xốp thì thời gian sẽ là 1,5 tháng.

Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.

Xem thêm:

3. Rau rút có công dụng gì? Tác dụng của rau rút

3.1 Giá trị dinh dưỡng của rau nhút

Tuy là rau nhưng rau rút lại chứa lượng protein cao, hơn hẳn các loại khác như rau muống, rau ngót,… Rau xuất hiện vào mùa hè, nấu ăn vừa thanh mát mà giúp dễ ngủ nên rất được ưa chuộng. Mọi người thường nấu rau rút với khoai sọ, riêu cua làm canh hay xào với thịt gà, thịt heo…

Thep đông y thì rau rút là vị thuốc dân gian để chữa bệnh bướu cổ, trị cảm sốt, côn trùng đốt. Những người đang bị mụn sinh lý cũng nên ăn rau rút để thanh lọc cơ thể, trị nóng trong người gây mụn. 

Ngoài ra rau rút còn nhiều tác dụng khác như nhuận tràng, lợi tiểu, thông huyết kinh mạch.

Đặc biệt trong thời tiết nóng nực thì canh rau rút còn có tác dụng an thần, mát gan, điều trị chứng mất ngủ gây đau lưng.

3.2 Một số bài thuốc sử dụng rau nhút hiệu quả

Chữa chứng mất ngủ

Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen tươi 10g. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 250ml nước, ninh đến khi khoai mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi ăn ăn hết cả cái và nước thì mới có tác dụng, nếu bị nặng thì tuần ăn 5 lần còn nhẹ thì tuần 3 lần thôi.  Để có tác dụng tốt nhất bạn nên ăn khi còn nóng và trước giờ đi ngủ 30 phút.

Chữa cảm sốt cao

30g lá rau rút giã nhuyễn vắt lấy nước cho người bệnh uống,  ngày uống 3 lần đến khi hết sốt. Nếu khó uống thì có thể dùng phương thuốc khác: 

-20g rau rút,  10g rau kinh giới và 8g củ sắn dây. Rửa sạch, thái lát và sắc thuốc.  Ngày uống 2 lần trước khi ăn liên tục trong 3 ngày. 

-20g rau rút, 10g lá sen và 12g kinh giới . Cho hết nguyên liệu vào nồi sắc thuốc nấu trong 1 tiếng.  Chia làm 2 lần sáng và tối. Uống trong 3 ngày là đỡ.

Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt

Ninh 30g rau rút, 10g lá sen và 25g khoai sọ đến khi khoai mềm thì nêm thêm mắm muối cho vừa ăn. 

Khi bị rắn cắn

nhanh chóng giã nát lá rau rút lấy nước cho bệnh nhân uống,  phần bã đắp lên vết thương. Nếu người bị cắn là nam thì phải dùng 7 ngọn rau rút còn nữ thì cần đến 9 ngọn. 

Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt

Rau rút phơi khô nấu nước uống, bạn có thể uống thay nước lọc hàng ngày.  Tuy nhiên phải nấu hàng ngày vì nước rau rút để qua đêm sẽ bị hỏng. Ta còn có thể bổ sung bằng cách nấu các món ăn với rau rút. 

Nếu bị táo bón thì có thể giã lấy nước rau rút để uống hoặc nấu canh rau rút để nhuận tràng.

Chữa bướu cổ: Bên cạnh việc uống thuốc tây thì bạn hãy ăn thêm các món ăn chế biến từ rau rút. Mát và dễ ăn hơn là sử dụng thuốc.

Ngoài ra mua thêm cải trời,  kinh giới, mạch môn… sắc cùng rau rút uống hàng ngày.

4. Kết bài

Rau rút quả là vị thuốc tốt phải không nào. Qua bài viết mong bạn biết cách trồng và chăm sóc rau rút đúng cách để không chỉ làm món ăn cho gia đình mà còn có thể đem bán kiếm lợi nhuận. Rất nhiều người nông dân nhờ nghề trồng rau rút mà thoát nghèo đấy.

Cập nhật 01/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)