Cách trồng rau muống tại nhà – rau sạch – nhanh thu hoạch

Rau muống là loại rau xanh thường xuyên có mặt trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt từ thành thị đến nông thôn. Bởi dễ ăn và giá thành tương đối rẻ nên các bà nội chợ thường lựa chọn loại rau này để chế biến thành nhiều món ăn đơn giản mà lại ngon miệng. Có thể kể đến như rau muống xào tỏi, canh rau muống, rau muống luộc…

Kỹ thuật trồng rau muống

Kỹ thuật trồng rau muống

Tuy nhiên, bạn biết không, rau muống được cảnh báo là loại rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất hiện nay gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. 

Vậy tại sao chúng ta lại không tự trồng những luống rau muống xanh tươi ở nhà nhỉ! Cách trồng rau muống rât đơn giản, bạn có thể thực hiện theo cách làm và chăm sóc #ohana chia sẻ dưới đây nhé!

1. Chuẩn bị trước khi trồng rau muống

1.1 Địa điểm trồng rau

Rau muống là loài ưa nước. Ở nông thôn, rau muống mọc nhiều ở ao, ruộng, ven sông hay trồng thành luống lớn. Tuy nhiên ở thành phố điều kiện không gian hạn chế nên bạn có thể tận dụng chậu nhựa, thùng xốp hoặc các giàn, giá treo trồng rau nhé!

Đặt các chậu trồng trước cửa nhà, trên sân thượng hoặc ban công đều được.

1.2 Lựa chọn dụng cụ trồng

Rau muống ưa nước nhưng cũng rất nhanh chết nếu bị ngập úng. Vì vậy khi trồng trong chậu nhựa, thùng xốp hay giàn giá treo bạn phải tạo các lỗ thoát khi khi cây.

Các lỗi này không cần khoét to quá, đường kính khoảng 2cm. Vừa đủ không gian thoát nước tốt khi ngập úng vừa tránh đất bị rửa trôi nhiều.

1.3 Làm đất để trồng rau muống

Rau muống rất dễ trồng và không kén đất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt bạn ưu tiên chọn đất thịt, nhiều bún nước hoặc đất phù sa màu mỡ.

Trước khi gieo hạt, bạn phải làm kỹ đất bằng cách nhặt bỏ rác rưởi, đá sỏi còn lẫn. Cào tơi đất và bón lót trước một lớp phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học.

Có 2 cách để trồng rau muống: trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng thân của rau muống.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng rau muống đơn giản – hiệu quả

2.1 Ngâm và ủ hạt

Cũng giống như cách trồng nhiều loại cây bằng hạt khác, hạt giống rau muống phải được ngâm trong nước từ 4-6 tiếng. Nước ngâm hạt phải là nước ấm, nhiệt độ khoảng 30-40 độ C.

Sau khi ngâm hạt trong nước ấm, bạn rửa lại hạt với nước lạnh rồi ủ tiếp vào khăm thấm nước ẩm trong 6-10 tiếng. Sau quá trình ngâm và ủ như vậy, hạt sẽ nứt ra và có dấu hiệu nảy mầm thì bạn sử dụng được.

2.2 Tiến hành gieo hạt

  • Gieo rau muống xuống ruộng

Trên ruộng rau muống bạn tạo các luống với độ cao khoảng 20-25 cm. Trước đó, đất trồng phải được cày xới kỹ để đất tơi xốp và bón phân lót hợp lý để cây có điều kiện tốt nhất để phát triển.

Trước tiên bạn rạch các đường sâu 1c, dài 20cm đều nhau rồi thả hạt vào các vào đường rạch đó. Dùng phân chuồng hoai mục đã sàng kỹ lấp lên, để phòng kiến, sâu đất cắn phá hạt bạn rải thêm một lớp Basudin trên mặt hạt giống đã gieo nhé!

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng từ thời tiết bạn phủ lên một lớp rơm rạ khô. Trong vòng một tuần đầu bạn tưới nước 2 lần/1 ngày để hạt nhận đủ nước trổ mầm lớn lên. Nếu thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều bạn chủ động cân đối số lần tưới và lượng nước tưới cho phù hợp.

  • Gieo rau muống trong thùng xốp

Khi gieo hạt trong thùng xốp trước tiên bạn phải khoét các lỗ để thoát nước trước. Rửa sạch thùng để tránh vi khuẩn sinh sôi gây hại cho hạt. Đất trồng bạn cũng trộn kỹ như các cách trồng trên rồi đổ vào thùng xốp. Bạn dùng một chiếc que nhỏ vạch các đường sâu khoảng 0,5cm rồi đặt hạt vào các đường rạch đó, lấp đất lên và tưới nước.

Trước khi gieo hạt bạn làm ẩm đất trước nhé. Chỉ cần tưới nhẹ một lần nước lên trên, không cần quá nhiều nước sẽ khiến đất bị nhão. Khoảng cách của các hạt gieo không được quá dày cây non chen chúc mọc sẽ chậm lớn.

  • Lưu ý sau khi gieo hạt

Sau khi gieo hạt là thời điểm quan trọng vì cây còn yếu nên phải che chắn cẩn thận. Bạn dùng rơm rạ, trường hợp không có rơm rạ có thể dùng bìa cát tông hoặc vỏ bao tải, bao xi măng đậy lên.

Bạn tưới nước mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn. Sau khoảng 1 tuần hoặc sớm hơn hạt mọc lên cây con, bạn mang thùng cây con ra phơi nắng sáng cho cây nhanh lớn nhé. Nếu nắng gắt phải che đậy hoặc đưa vào bóng râm để tránh cây héo chết.

Khi cây con cao khoảng 3cm bạn vun lại đất cho cây đứng vững.

2.3 Tiến hành trồng rau muống

Cây con lớn dần lên sẽ trổ ra nhiều lá. Lúc này bạn cần loại bỏ bớt các cây con sao cho khoảng cách giữa các cây con và các hàng trồng khoảng 12-15cm.

Nếu bạn chọn cách trồng rau muống bằng chính thân cây thì cần lưu ý các điểm sau. Trước tiên, đất trồng làm kỹ và cào xới thật tơi xốp, bón phân lót đầy đủ. Bên cạnh đó, cành rau muống giâm phải là những cành già, có rễ mọc ở các mắt cành, chiều dài khoảng 20cm là đủ.

Bạn đào các đường rãnh, giâm cành theo chiều nghiêng. Khoảng cách mỗi cành khoảng 8-10cm rồi lấp đất lên sao cho đất phủ sâu 3-4 đốt cành. Sau đó bạn tưới nước, che chắn cẩn thận để tránh động vật hoặc thời tiết làm tổn hại đến cành giâm.

Xem thêm:

3. Kỹ thuật chăm sóc rau muống

3.1 Tưới nước đúng cách

Rau muống là loại ưa ẩm, chúng ta thấy rau muống mọc nhiều là phát triển tốt ở ao đầm, ven sông, ven hồ. Chính vì vậy điều tiên quyết khi chăm sóc rau muống là bạn phải cấp đủ nước cho cây.

Vào những ngày thời tiết nóng bức, khô hạn bạn phải tăng thời gian và lượng nước tưới. Tuy nhiên cần tránh tưới vào thời điểm nắng nóng cao điểm để tránh việc cây bị sốc nhiệt và chết nhé!

Rau muống cũng có những loại không ưa nhiều nước. Vì vậy, nếu trồng trên cạn bạn cần thoát nước kịp thời khi rau muống bị ngập nước nhé!

Chăm sóc rau muống

Chăm sóc rau muống

3.2 Kỹ thuật bón phân

Rau muống rất dễ sống, bạn không cần phải mất công chăm sóc nhiều. Tuy nhiên nếu muốn cây nhanh lớn, lá xanh đẹp thì bạn cần bón thêm phân lân, đạm, u-rê trong quá trình sinh trưởng của cây.

Nếu cây có hiện tượng vàng lá, bạn xử lý bằng cách pha phân u-rê + lân với nước rồi tưới đều trên mặt lá vào buổi sáng và buổi chiều khi tưới thì rửa lại lá.

Sau khi bón phân cho rau lần 1, 10-15 ngày sau bạn bón tiếp lần 2. Trong lần bón phân này bạn pha loãng phân NPK với nước sạch theo tỷ lệ hợp lý rồi tưới đều lên rau muống. Thời điểm lý tưởng để bón phân là lúc chiều mát.

3.3 Phòng trừ sâu bệnh và bón phân

Rau muống sống khỏe và sinh trưởng tốt nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan với các loại bệnh thường gặp ở rau.

Các loại sâu ăn lá, sâu xanh, sâu khoang là nguyên nhân khiến lá cây rau muống bị vàng vọt, sứt sẹo… Để tránh các loại sâu bọ này làm hại đến rau. Khi vừa mới phát hiện bạn có thể dùng phương pháp thủ công và bắt bỏ sâu. Tuy nhiên nếu diện tích phá hoại lớn, số lượng sâu nhiều thì bạn nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ tận gốc.

Nếu rau muống bị hại bởi loài rầy cách hiệu quả là bạn sử dụng  Bassa 50ND, Cyperan 25EC… để phun trừ.

Bên cạnh đó có một loại bệnh cũng rất phổ biến ở rau muống là bệnh rỉ trắng. Bệnh này thường gặp vào mùa mưa. Khi phát hiện cây bị bệnh bạn dùng Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC. Hoặc thuốc sinh học NPV để phun toàn bộ cây rau để phòng ngừa có thể làm giàn liếp cho cây trước khi vào mùa hè.


4. Thu hoạch rau muống

Thời gian rau muống có thể thu hoạch được là sau 4 -6 tuần. Rau muống không chỉ thu hoạch một lần. Nếu xử lý tốt sau các lần thu hoạch thì rau cho lá ăn từ 5-6 đợt.

Khi cây rau cao khoảng 30-40c, phiến lá dài, ngọn xanh mướt là có thể ăn được. Bạn dùng móng tay hoặc dao bấm ngang thân cây, cách gốc khoảng 3-4cm để chồi non nứt. Sau khi thu hoạch, bạn bón NPK hoặc u-rê để nuôi dưỡng và kích thích cây tiếp tục cho lá.

Lời kết

Không khó để trồng và chăm sóc rau muống đúng không nào. Những ngày hè nóng bức có được bát nước luộc rau muống và đĩa rau xanh do chính tay mình trồng còn gì tuyệt vời hơn nhỉ!

Chúc bạn thành công với kỹ thuật này nhé!

Cập nhật 2706/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)