Lan Vảy Rồng – kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng cách

Lan vảy rồng là giống lan độc đáo từ hình dáng cho đến cái tên. Những chùm lan vảy rồng có hình dáng độc đáo và đẹp mắt vô cùng với màu vàng rực. Đây được coi là 1 trong những giống lan hiếm. Vì thế mà chúng được rất nhiều người chơi lan ưa chuộng, săn lùng.

So về độ độc đáo chắc khó có giống lan nào qua mặt được lan vảy rồng. Từ cái tên của chúng đã khiến người ta tò mò rồi. Chưa kể đến khi ra hoa càng làm người chơi mê mẩn. 

Hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng lan vảy rồng cho hoa đẹp tuyệt nhé!

1. Lan Vảy Rồng là gì? đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa

Đặc tính sinh học

– Thân của giống lan này rất ngắn. Chỉ khoảng 4-7cm thôi. Nhưng đường kính cây thì khá to, cỡ 3 đến 5cm và thóp dần ở gốc. Còn phần ngọn lại phình to rất lạ. Mỗi giả hành thông thường sẽ có 3 đốt.

– Mặc dù các giả hành của cây mọc riêng nhưng lại xếp rất gần nhau. Chính vì thế khi ngắm nhìn bạn sẽ có cảm giác chúng thật cứng. Hệt như những chiếc vảy rồng vậy đó. Không riêng giả hành to, dày mà đến  lá trên các giả hành đó cũng cứng dày không kém. Chúng có màu xanh đậm.

– Trong thế giới lan thì hình dáng giả hành cũng như cách sắp xếp của lan vảy rộng là độc nhất vô nhị.

– Lan vảy rồng hiện tại có 2 loại là lan vảy rồng ta và lan vảy rồng lào. Bạn chọn loại nào cũng được. Vì căn bản loại nào cũng đẹp và thơm.

– Thời kỳ đẹp nhất của lan vảy rồng là lúc ra hoa. Mỗi lần ra hoa sẽ cho những bông hoa nhỏ mọc trên khoảng hơn 10 cành. Thời điểm chúng ra hoa là vào độ xuân hè. Mỗi đợt hoa chơi được 15 ngày. Hoa lan vảy rồng chỉ có 3 cánh thôi và xếp so le nhau. Chúng có màu vàng rực rỡ và đậm dần về phía nhụy.

Cách nhận biết Lan vảy rồng

Như đã nói thân cây của giống này ngắn nhưng lại có đường kính khá lớn. Gốc và ngọn thì thon nhỏ còn ở giữa lại phình to ra. 1 giả hành của cây sẽ có từ 3-4 đốt và rất cứng.

Ở trên thân cây bạn sẽ phát hiện có nhiều rãnh chạy dọc theo thân. Các giả hành dù mọc riêng nhưng lại xếp sát nhau nên tạo ra cảm giác cứng cáp. Chúng nhìn giống như vảy rồng vậy.

Kỹ thuật trồng lan vảy rồng

Kỹ thuật trồng lan vảy rồng

Mỗi giả hành chỉ có 1 lá thôi. Lá có màu xanh đậm, dày và cứng. Đầu lá tròn. Lá dài khoảng 3-7cm và rộng chừng 2-4 cm.

Trên mỗi hành giả sẽ trổ ra những ngồng hoa. Mỗi ngồng gồm nhiều bông nhỏ nhưng lại tạo thành 1 chùm rất đẹp trên ngồng hoa. Mỗi ngồng có độ dài từ 15 đến 30cm.

Hoa lan vảy rồng có kích thước nhỏ thôi. Đường kính chỉ tầm 3cm và có màu vàng tươi. Độ đậm nhạt của hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, nơi trồng, chế độ ánh sáng.

Môi hoa tròn rộng, họng hoa có màu đậm hơn cánh hoa 1 chút. Chúng có mùi thơm nhẹ hoặc có loại thì không thơm.

Chăm sóc lan vảy rồng

Chăm sóc lan vảy rồng

Phân loại Lan Vảy Rồng

Đây là giống lan sống rất phổ biến, vì thế mà hình dáng của cây cũng phụ thuộc nhiều vào nơi trồng. Ngoài ra còn có điều kiện khí hậu nơi đó nữa. Giữa lan vảy rồng lào và lan vảy rồng ta có những sự khác nhau nhất định. Đó là hình dáng thân lá.

  • Lan vảy rồng ta

Lan vảy rồng ta có thân không quá lớn. Kích thước chỉ dao động từ 3 đến 4cm thôi. Thân cây thì hơi tóp lại. Để ý kỹ sẽ thấy trên thân có 4 khía chạy dọc. Mỗi cạnh thì lại hơi lõm. Chính vì thế chúng ta luôn có cảm giác thân cây vuông hơn. Thông thường thân cây vảy rồng ta đã lớn có màu xanh xám. Còn cây non sẽ có màu trắng.

  • Lan vảy rồng Lào

So với lan vảy rồng ta thì lan vảy rồng Lào dài hơn. Độ dài vào khoảng 4-6cm. Thân cây tròn, béo và có nhiều khía hơn. Có cây 6 khía có cây 8 khía. Các cạnh thay vì lõm vào sẽ nở tròn ra.

Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy thân cây của Lào có ánh vàng giống màu nắng. Thân già thì có thể có màu nâu đỏ. Thân non cũng không hề có màu trắng.

Lan của giống cây Lào cũng cứng, to và dài hơn nữa.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng Lan Vảy rồng (chuẩn nhà vườn)

Nên trồng vào tháng mấy?

Cây thường nở hoa vào độ tháng 4-6 dương lịch. Đây là lúc mùa hè nóng bỏng. Sau đó chỉ được 1 thời gian ngắn hoa sẽ lụi tàn. Thông thường hoa chỉ chơi được 7 đến 10 ngày thôi. Nhưng vì vẻ đẹp của chúng nên nhiều người vẫn thích trồng giống cây này.

Lựa chọn giá thể

Giá thể cho cây nên chọn loại gỗ lũa. Giá thể càng cứng càng tốt. Giá thể cần bóc vỏ rồi làm thật sạch sẽ để trừ mầm bệnh. Đồng thời không cho côn trùng có cơ hội làm tổ trên đó.

Nhiều người còn kỳ công đục đẽo giá thể thành hình con rồng. Kết hợp với giỏ lan sẽ mang đúng nghĩa là 1 con rồng thực thụ. Vẻ đẹp của cây cũng từ đó mà tăng lên gấp bội. Nếu có ý định vận chuyển đi xa thì bạn có thể dùng dớn bảng. Vừa dễ chăm sóc vừa dễ ghép nữa.

Xử lý giống trước khi ghép vào giá thể

Xử lý cây trước khi trồng rất dễ. Bạn đem cắt hết rễ già, dập nát như các loại lan khác. Sau đó dùng nước lá rửa cho sạch. Rồi ngâm cây vào dung dịch Physan 15 khoảng 20 phút. Mục đích chính là loại bỏ mầm bệnh cho cây. Nhấc ra để khô ráo rồi ngâm tiếp vào dung dịch  B1+Atonik khoảng 1 tiếng nữa.

Giống cây này cần nước ở mức trung bình thôi. Bạn chỉ cần phun cây bằng bình phun sương theo định kỳ để cây đủ ẩm là được. Không nên để cây ở nơi nắng quá. Sẽ rất nhanh bị héo lá. Nhưng để ở nơi tối quá thì lá lại sẫm màu và không đẹp nữa.

Hướng dẫn trồng và ghép cành

Cũng tương tự như trên mua về thì bạn cắt bớt rễ già rồi ngâm với dung dịch B1 cho mau ra rễ. Hoặc có thể dùng dung dịch chuyên kích thích mọc rễ. Ngâm khoảng 2 tiếng là lấy ra ghép được rồi. Còn không thì cứ vớt ra rồi để ở nơi thoáng mát. Vài hôm sau ghép vẫn ok.

Thông thường thì người ta thích ghép cây vào những miếng giá thể to hơn. Vì vừa đỡ tốn công, thời gian mà ít ảnh hưởng đến giả hành. Tuy nhiên nếu ghép vào miếng nhỏ hoặc trung bình cũng không sao cả. Nếu ghép theo cách 2 thì bạn sẽ lựa chọn được những miếng có nhiều giả hành non.

Còn ghép miếng to thì không tránh khỏi có cả giả hành già. Ghép miếng nhỏ còn giúp bạn tùy biến hình dáng khi ghép nữa. Đặc biệt là khi bạn cần ghép lũa. Vì bạn thấy thấy đấy 1 miếng giá thể lớn ghép vào 1 khúc gỗ lồi lõm sẽ khó như nào mà.

Cách ghép vảy rồng lên gỗ bạn cần chú ý điều sau. Gỗ rễ miếng vảy rồng phải cách giá thể ít nhất nửa phân. Như vậy cây sẽ dễ trổ rễ hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách sau để có được khoảng cách như ý. Dùng 1 miếng gỗ chèn vào gốc và gỗ. Dùng dây cố định chặt miếng gỗ vảy rồng và giá thể lại. Như vậy tưới nước hay gió thổi tới không làm cây bị lung lay.

Xem thêm:

3. Kỹ thuật chăm sóc Lan Vảy Rồng đúng cách

Đều đặn 1 ngày bạn tưới cho cây 2-4 lần. Như vậy cây đủ ẩm sẽ mau ra rễ hơn. Sau đó cứ khoảng 5-7 ngày thì phun thuốc kích thích mọc rễ cho cây. Các loại thuốc bạn có thể dùng là Atonik, B1. Liều lượng bạn tuân theo hướng dẫn trên bao bì.

Bạn yên tâm là giá thể là gỗ, không có xơ dừa hay dớn nên tha hồ tưới nước nhé. Vì tưới nước cái là trôi đi ngay. Nên thấy giá thể khô lúc nào thì tưới lúc đó. Nếu ẩm rồi thì thôi. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng chuyện ngập úng.

Cây ra rễ rồi thì tiến hành bón phân 5 hoặc 7 ngày 1 lần. Bạn có thể dung NPK 30-10-10 hoặc lại 20-20-20 cũng được hết. Sau đó, khi qua Tết rồi thì phun thêm phân NPK 10-30-10 để kích thích cây trổ hoa. Hoa tàn rồi bạn vẫn nên duy trì bón phân NPK cho cây như lúc giai đoạn trưởng thành.

Đợi khi cây ra rễ thì mang giỏ cây ra nắng. Vì chúng đã thuần rồi nên có khả năng chịu nắng trong thời gian dài. Nếu nói không ngoa phải đủ nắng hoa mới nở được. Hoa nở và vừa thắm vừa nhiều lại chơi được lâu. Giống hoa khi thuần cũng cần ít nước hơn đấy!

Đây là toàn bộ cách trồng lan vảy rồng đơn giản. Áp dụng theo cách này bạn sẽ có những giỏ lan tuyệt đẹp để trưng trong nhà đấy!

4. Kết

Đây là toàn bộ kiến thức và kỹ thuật trồng lan vảy rồng. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác để trồng được những giỏ lan đẹp. Và bạn thấy đấy dù chúng là loài lan hiếm nhưng trồng lại rất đơn giản đúng không? Chỉ cần bạn nhớ đặc tính của nó thì các công đoạn còn lại rất dễ dàng.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)