Lan Phi Điệp – hướng dẫn trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Lan phi điệp còn được gọi với nhiều tên khác là hoàng thảo dẹt hay hoàng thảo cẳng gà. Một số nơi thì gọi là giả hạc hoặc giã hạc. Nhưng chung quy lại tên khoa học của nó vẫn là Dendrobium anosmum.

Loại lan này thuộc chi hoàng thảo. Chính vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó mà lan phi điệp được nhiều người yêu thích. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách trồng lan phi điệp tại nhà nhé!

1. Lan Phi Điệp là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Đặc tính sinh học

Lan phi điệp là giống thân thòng, mọc rủ xuống dưới. Thân của chúng rất nhiều nước và thường to bằng ngón út thôi. Chiều dài lên tới 1,7m cơ đấy! Lá phi điệp khá to và dài. Mỗi lá rộng khoảng 4-8cm và dài chừng 10cm. Những lá này thường mọc so le nhau. Trên thân cây có những chấm tím nhạt.

Hoa lan phi điệp hay mọc ở các đốt gần ngọn. Chúng có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Thông thường hoa có màu trắng hoặc tím. Mỗi lần ra hoa thì có thể chơi tới 20 đến 25 ngày. Màu sắc của hoa phụ thuộc nhiều vào nơi trồng.

Đây là loài cây ưa sáng và nhiệt độ không được quá cao. Lý tưởng nhất là từ 23 đến 28 độ. Ở điều kiện nhiệt độ này cây sinh trưởng tốt. Nhưng nhìn chung tốc độ vẫn là trung bình so với các loại lan khác. Vào độ cuối xuân đầu hè hoa lan bắt đầu nở rộ. Nghĩa là tầm tháng 4 tháng 6 là bạn thấy hoa lan nở rồi. Khi thân cây già sẽ dần khô lại. Bạn đầu chúng sẽ chuyển sang màu nâu tím. 1 thời gian sau sẽ chuyển sang màu vàng rơm. Lúc này lá cũng vàng rồi rụng dần. 

Mỗi cây lan phi điệp đều có tuổi thọ cao. Có những cây 15 tuổi rồi vẫn cho hoa bình thường.

Có nên trồng hoa Lan Phi Điệp ?!!

Hoa lan phi điệp có vẻ đẹp lộng lẫy. Chính vì thế người ta thường dùng để trang trí cho ngôi nhà. Nhưng ngoài ra chúng còn có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả đấy! Những ai bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng thì được khuyên dùng lan phi điệp như 1 bài thuốc giảm các tình trạng trên.

Ngoài ra nó cũng chữa được 1 số bệnh về đường hô hấp như ho cảm, sốt thời tiết,… Người già cũng có thể dùng lan phi điệp chữa các bệnh về khớp.

cách trồng lan phi điệp

cách trồng lan phi điệp

Đối với nam giới muốn cải thiện tình trạng mộng tinh, di tinh thì dùng lan phi điệp cùng khiếm thực, mạch môn, sa sâm. Ngoài ra còn có liên nhục và quy bản nữa. Đem sắc chúng lên là được. Trong điều chế mỹ phẩm, nước hoa người ta cũng sử dụng lan phi điệp. Thậm chí cả trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ.

Trong các buổi tiệc lớn, đám cưới người ta cũng dùng lan phi điệp để trang trí. Vào những dịp như khai trương, kỷ niệm người ta thường kết hợp lan phi điệp cùng các hoa khác để tặng.

2. Bí quyết trồng Lan Phi Điệp đẹp như nhà vườn

Chuẩn bị đất trồng

Nhìn chung cách trồng lan phi điệp không khác cách trồng giống lan khác là bao. Bạn nên trồng chúng ở nơi thoáng mát. Đất trồng thoát nước tốt là được.

Bạn nên sử dụng chậu gỗ hoặc vỏ của các loại cây như vỏ thông, vỏ dừa,… để trồng. Những vật dụng này thoát nước tốt. Vì thế tránh được tình trạng ứ đọng nước gây chết cây. 

Đất trồng cần được trộn với chút xơ dừa, trùn quế, phân chuồng hoai mục, than củi…. Bạn đem hỗn hợp trộn đều rồi ủ trong 10 ngày mới đem sử dụng. như vậy sẽ tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Lan phi điệp tím

Lan phi điệp tím

Chuẩn bị Lan giống

Sau khi mua về bạn tiến hành tỉa bớt rễ già, dập nát đi. Chỉ để lại những rễ dài 2 đến 4cm là được. Những phần rễ hỏng, thối hay có dấu hiệu bị bệnh cũng cắt bỏ. Để tránh gây bệnh cho cây sau này.

Sau đó đem cây ngâm với các dung dịch trị nấm, kích thích mọc rễ rồi treo ngược vài ngày cho khô. Như vậy vừa phòng được 1 số bệnh cho cây vừa giúp cây mau lớn.

Kỹ thuật nhân giống Lan Phi Điệp

Cây chọn làm giống cần có thân to, khỏe, không có dấu hiệu bệnh tật. Sau đó đem cây cắt thành từng đoạn cỡ 30cm. Nếu thân nào vừa tới thì để nguyên cũng được. Khi cắt đoạn giống phải dùng dao sắc. Cắt thật dứt khoát để không làm dập hay nát đầu.                                                                

Sau đó bạn cho 1 lít nước hòa cùng với dung dịch atonik 2cc b1. Đem các đoạn giống ngâm trong hỗn hợp này 20p. Sau đó mang các đoạn giống vớt ra để cho ráo nước.

Bạn có thể chọn chậu đất nung hoặc bằng nhựa đều được. Thậm chí rooer rá cũng không sao cả. Vì đây là dụng cụ để ươm thôi. Nhưng với chậu nhựa bạn chú ý đục lỗ thoát nước dưới đáy chậu nhé!  Đồng thời làm các biện pháp diệt khuẩn cho chậu nữa để cây không bị sâu bệnh.

Giá thể ươm cây không khác gì mấy giống lan khác. Đó là mùn bã, vỏ thông, than củi, xơ dừa. Cũng có thể là phân chuồng hoai mục hoặc rêu rừng đều được.

Các cành giống sau khi xử lý thì đem gắn vào giá thể. Sau đó đem treo lên cao ở nơi thoáng mát. Bạn có thể lắp thêm hệ thống phun sương để quá trình chăm sóc tiện lợi hơn.

Hướng dẫn đặt cây

Khi đặt cây giống vào giá thể cần thật nhẹ tay. Đặt nhẹ phần rễ cây vào giá thể rồi dùng thép chữ U cố định cây lại. Sau 7 ngày trồng bạn mới bắt đầu tưới nước. Thời gian này cây đang hồi phục và thích nghi với môi trường mới.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc Lan Phi Điệp

Chế độ nước tưới

Bạn tưới nước với tần suất khác nhau dựa vào điều kiện thời tiết từng mùa. Khi mùa hè nắng nóng thì cần duy trì tưới 1 ngày 3 đến 4 lần.

Nhưng sang thu hoặc sang xuân thì giảm lượng nước và tần suất xuống. Vì lúc này thời tiết rất mát mẻ rồi. Thông thường bạn chỉ cần tưới 1 ngày 1 lần là được rồi. Sang đến mùa đông là lúc cây chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này bạn chỉ cần duy trì đủ ẩm để cây phát triển là được. Trung bình 2 tuần tưới nước 1 lần là được.

Nếu chỉ trồng để chơi thì không nói. Nhưng trồng lan chuyên nghiệp bạn nên đầu tư giàn phun sương để tiện chăm sóc hơn. Mà hiệu quả mang lại cũng cao hơn đấy!

Dinh dưỡng

Giống cây này không đòi hỏi nhiều phân bón. Vì thế bạn chỉ cần 1 năm bón phân cho cây 1 lần là đủ.

Vào tháng 2 đến tháng tháng 8 bạn bón đợt 1 cho cây. Sử dụng phân đạm 20%, phân ure 30%. Số còn lại là phân NPK (15-15-15)

Vào đợt tháng 9-11 thì tiến hành bón đợt 2. Lúc này chỉ cần dùng phân lân và phân NPK (16-16-8) thôi. Lúc này chính là bón thúc cho lan đấy!

Những lúc mà cây chuẩn bị ra hoa thì không bón phân nữa. Vì nếu bón phân lan sẽ ra cây con mà hoa thì không chất lượng.

Phòng trừ sâu bệnh

Bạn cần phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không? Bạn cần thường xuyên thăm nom cây để phát hiện điều bất thường sớm. Từ đó có được những biện pháp xử lý kịp thời.

Bạn cũng cần thường xuyên dùng thuốc BVTV để hạn chế bệnh sinh sôi và phát triển. Nếu không thì bạn dùng vôi tôi hòa với chút nước rồi phun vào giá thể trồng cây. Chúng sẽ giúp khử đi các mầm bệnh. Sau 2 tiếng phun nước vôi thì phun ngay nước sạch cho cây nhé! Như vậy cây không bị bỏng và cháy lá. Mỗi lần bạn làm cách nhau 2 tháng là được.

Xem thêm:

4. Kết bài

Vậy là bạn đã nắm được cách trồng lan phi điệp rồi đúng không? Rất đơn giản phải không nào? Thực tế trồng lan đều không quá khó. Cái chính bạn căn thời gian để lan nở hoa theo ý mình thôi. Chúng mình tin theo đúng cách này bạn sẽ có chậu lan phi điệp đẹp rực rỡ đấy!

Cập nhật 19/06/2020

3.7/5 - (4 bình chọn)
3.7/5 - (4 bình chọn)