Lan Kim Điệp Xuân !! Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Lan Kim Điệp Xuân

Mỗi mùa Tết đến xuân về, ngoài mai vàng đào đỏ người ta còn nhớ đến loài hoa mang tên kim điệp xuân. Cũng mang sắc vàng tươi vui ấm nóng mà nhiều người cứ đến độ này là sắm cho mình 1 chậu treo trong nhà với mong muốn mang may mắn, tài lộc đến.

Cách trồng lan kim điệp xuân

Cách trồng lan kim điệp xuân

Thay vì mua 1 chậu hoa kim điệp xuân vậy tại sao bạn không thử cách trồng lan kim điệp xuân của chúng tôi dưới đây để có được chậu hoa đẹp đón Tết nhỉ?

1. Lan Kim Điệp Xuân là gì? đặc điểm và cách nhận biêt

1.1 Nguồn gốc và phân bố

Lan kim điệp xuân hay còn có tên tiếng Anh là Dendrobium Capillipes. Người Việt Nam thường gọi chúng với nhiều cái tên khác nhau như kim điệp giấy hay kim điệp vàng. Có nơi thì gọi là kim điệp thường. 

Ở trong tự nhiên bạn dễ dàng bắt gặp giống cây này bám vào các thân cây lớn để sinh sôi, phát triển.

Năm 1867 có thể nói là năm “ra mắt” của kim điệp xuân đối với mọi người. Chúng được tìm thấy và công bố trên mặt báo. Thời điểm hiện tại chúng được trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như 1 số nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. 

Ở Việt Nam, bạn dễ dàng bắt gặp chúng ở các tỉnh Tây Nguyên nhiều hơn. Tuy nhiên, vì mê mẩn vẻ đẹp của nó mà người ta đã tìm cách cấy chúng ở cả 3 miền.

Chậu lan kim điệp xuân

Chậu lan kim điệp xuân

1.2 Cách nhận biết

Nhìn chung giống kim điệp xuân thường có giả hành ngắn (10-20cm), nếu chăm sóc tốt thì sẽ dài hơn (25-30cm), Nhưng nhìn chung giả hành dài như này cực kỳ hiếm có khó tìm. Thân cây nhỏ thường có màu vàng hơi xanh. Lá ít tập trung ở ngọn. Ngọn nhỏ thuôn đẹp mắt. Gốc và đỉnh của cây thì nhỏ hơn phần ở giữa và ở đây có rãnh nhỏ.

Hoa Kim điệp có cánh mỏng, hình tròn màu vàng rực rỡ. Môi hoa có chút lông tơ nhẹ, để ý kỹ mới thấy. Mùi hoa không nồng nàn mà chỉ thoảng nhẹ.

Nếu ai không biết có thể nhầm lẫn giữa hoa kim điệp giấy với hoàng lạp hay vảy rồng vì hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên độ dày cánh hoa mỗi loại hoàn toàn khác nhau.

Hoa kim điệp nở vào độ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. Ở vùng Tây Nguyên hoa có thể nở vào đúng dịp tết nên người ta thường dùng để chơi Tết luôn. Còn những vùng có khí hậu khác thì thường sẽ nở hoa muộn hơn 1 chút.

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc Lan Kim Điệp Xuân

2.1 Hướng dẫn cách trồng lan kim điệp xuân

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành ghép kim điệp xuân là khi chúng đã rụng hết lá hoặc chuẩn bị trổ hoa. Vì ở nhũng giai đoạn này cây không còn phát triển nữa sẽ dễ dàng cho việc cấy ghép hơn vì chúng không bị sốc và đảo lộn chu kỳ phát triển.

Khi lá rụng hết thì bộ rễ của cây cũng không còn làm việc vất vả để phát triển nữa và cũng không thể giúp cây ra hoa. Do đó, thời gian trồng cây thích hợp là cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Chăm sóc lan

Chăm sóc lan

  • Chuẩn bị và xử lý giống

KHi mua cây về những rẽ già, càng lá bị dập thối thì bạn tiến hành cắt tỉa hết. Nếu cây có nụ hoa cũng tiến hành bẻ luôn nụ để cây giữ được dinh dưỡng phát triển.

Sau đó ngâm cây trong dung dịch Ridomilgold hoặc Physan 20SL để chống thối rễ. Sau đó tiếp tục ngâm trong dung dịch hòa tan vitamin B1 trong 30p để kích thích bộ rễ phát triển. Cuối cùng vớt ra reo ở chỗ thoáng gió 1 ngày trước khi bắt đầu tiến hành cấy ghép.

  • Tiến hành ghép

Kim điệp khá dễ chịu nên bạn ghép vào chậu vào gỗ trụ hay dớn đều được cả mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Nếu ghép vào chậu thì giá thể bạn chuẩn bị tương tự như lan đùi gà gồm than củi đập vỡ, gỗ nhãn cắt khúc, ít dớn vụn và dớn bản. Khi ghép thì để gốc cây cao hơn hẳn giá thể rồi mới cố định chắc gốc cây là được.

Nhưng có lẽ nhiều người thích nhất là ghép kim điệp xuân vào gỗ trụ hoặc dớn vì trông chúng có gì đó rất thiên nhiên, khi ra hoa trông hấp dẫn vô cùng.

Chỉ có điều khi tưới nước bạn phải đảm bảo nước xung quanh lúc nào cũng đẫm. Nếu bạn là nhà vườn trồng để đi bán thì tránh ghép trụ tròn vì lúc đóng hàng sẽ rất khó đóng để cây khỏi dập. Thay vào đó bạn dùng gỗ trụ, hoặc các hình thù dễ tính hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào thớt hay vào dớn bảng. Cách này có vẻ được nhiều người chọn nhất vì dễ ghép, dễ chăm sóc, dễ tưới nước, dễ vận chuyển. Nói chung là tiện lợi. 

Còn nếu trồng ở nhà thì ghép vào chậu đất nung với giá thể dớn sợi là tiện. Vừa dễ bón phân, tưới nước, tiết kiệm diện tích mà lại có thể luôn giữ gốc cây thông thoáng nhưng vẫn đủ ẩm cho cây lớn.

Chăm sóc Lan Điệp Xuân

Chăm sóc Lan Điệp Xuân

2.2 Hướng dẫn chăm sóc

  • Nước tưới

Tương tự như lan đùi gà, khi mới cấy ghép bạn không nên tưới nước ngay vì lúc này chúng còn đang bị sốc. Thay vào đó bạn cần chăm sóc chúng tỉ mỉ hơn. Như để chúng ở nơi thoáng mát, tránh nắng mưa trực tiếp. Nếu có phun nước thì cũng chỉ dùng bình phun sương li ti để cho chúng quen dần thôi.

Tuyệt đối không bón các loại phân khác nhau vì có thể làm chúng thối r

Để kích thích cây phát triển thì bạn nên bón loại phân đạm nhiều, hoặc phân có hàm lượng đạm cao. Sang giai đoạn cây trưởng thành thì tăng lượng phân lân cho cây. Đến khi chúng chuẩn bị trổ hoa thì bón nhiều Kali để chúng có lực giúp cây lớn và trổ hoa to hơn.

3. Một số hình ảnh đẹp của Lan Kim Xuân Điệp

4. Lời kết

bạn thấy đấy, cách trồng lan kim điệp xuân không hề khó chút nào. Chúng ta chỉ cần đảm bảo cho cây luôn thông thoáng rễ để phát triển là được.

Và chú ý trong từng giai đoạn phát triển điều chỉnh lượng phân bón để cây ra hoa to và đẹp. Chúng mình hi vọng với cách làm này các bạn sẽ có được 1 chậu lan kim điệp xuân vàng tươi đón tết.

Cập nhật 30/06/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)