Lan Hạc Vỹ !! Kỹ thuật trồng, chăm sóc Lan Hạc Vỹ nở đẹp, bền cây

Nhắc đến lan hạc vỹ người ta nhớ ngay đến loài hoa trắng trong, tinh khôi. Những bông hoa như những chú hạc giấy bay lượn trên bầu trời mùa hạ. Mỗi lần hoa nở lại tạo thành những dải hoa mềm mại như dải lụa khiến ai cũng mê mẩn.

Đây cũng được xem là loài lan có nhiều tên gọi nhất Việt Nam. Nhìn sơ sơ cũng đã có đến 3, 4 cái tên. Nào là lan hạc vỹ thiên cung, nào là lan hoàng thảo thiên cung, hay lan đại ý thảo,…. Không chỉ vì sắc hoa tuyệt đẹp mà lan này được nhiều người thích bởi hình dáng thân của chúng rất thú vị nữa đấy!

Chuyên mục hôm nay chúng mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách trồng lan hạc vỹ sao cho ra hoa trắng đẹp nhé!

1. Lan Hạc Vĩ là gì? đặc điểm và cách nhận biết

1.1 Đặc điểm của Lan Hạc Vĩ

– Lan hạc vỹ còn có tên tiếng anh Dendrobium aphyllum. Lan hạc vỹ thường sống phụ sinh trên thân các cây to. Trong tự nhiên, chiều dài thân của lan hạc vỹ có thể lên tới 1m. Thân lan có hình trụ, độ dày tốt và buông thõng xuống. Lá lan hình lưỡi mác, màu xanh đậm. Chiều dài mỗi lá thường là 8cm.

– Ở trong rừng, bạn dễ dàng bắt gặp chúng trên các thân cây lớn. Các cây lớn này có độ cao ít là 400m, nhiều là 1500m. Vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa nhỏ xinh, thơm ngát.

– Hoa mọc thành cụm. Mỗi cụm lại như 1 chút hạc đang tung cánh bay lên trời. Hoa thường có màu tím nhạt, đôi khi sẽ là màu trắng. Đường kính mỗi bong chỉ khoảng 4cm mà thôi.

– Cuống hoa dài chừng 2 đến 2.5cm.  Màu sắc của hoa có sự tương phản rõ rệt. Lớp bên ngoài là màu tím nhạt. Lớp bên trong là màu vàng tươi. 2 màu sắc này kết hợp tạo nên vẻ rất riêng của hoa.

– Cây có thể tái sinh bằng chồi thậm chí là hạt. Và mỗi năm chúng đều dành thời gian nghỉ đông.

1.3 Đặc tính sinh học

Lan hạc vỹ là giống ưa nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiều ánh nắng. Cụ thể, là trong tự nhiên chúng chỉ bám trên các cành cây cao. Nơi này vừa đón được nhiều ánh nắng lại rất thông thoáng.

Mùa xuân hè là thời điểm cây sinh sôi phát triển mạnh. Đến cuối thu sang đông là thời gian nghỉ nên bạn không cần tưới nước cho cây.

Đến giữ đông cây sẽ bắt đầu trổ nụ ra hoa. Đến cuối đông, đầu xuân hoa lan đã nở khắp các cành rồi.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hạc Vĩ

2.1 Hướng dẫn trồng lan hạc vỹ

Một lưu ý rất quan trọng đối với những ai đang có ý định trồng loại lan này. Đó là khi trồng mới thì chọn cây chưa đến giai đoạn ra chồi.

Nếu chọn cây đã ra chồi, chúng sẽ không thích nghi được môi trường mới. Từ đó lan sẽ “kiệt”, hoa ra cũng không to và đẹp.  Thông thường bạn nên mua lan vào cuối thu hoặc đầu đông. Hai thời điểm này là lúc cây chưa ra chồi. Rất thích hợp cho việc trồng mới tại nhà.

Chọn giống

Chọn giống

Thời điểm này, cây cũng đang nghỉ ngơi, dưỡng sức. Do vậy, khi có ghép vào giá thể cũng không tốn nhiều công chăm sóc.  Chỉ khi chúng ra rụ, trổ hoa thì mới cần chăm kỹ lưỡng thôi.

Cây lan giống bạn chọn nên là những cây bắt đầu rụng lá. Những lá còn sót lại có màu vàng. Thân của chúng có màu xám bạc, mập là được. Nên chọn cây nào khô ráo. Những cây ẩm ướt rất dễ tiềm tàng mầm bệnh.

2.2 Lựa chọn giá thể và ghép Lan vào trồng

Do đặc điểm của chúng là bung tỏa và buông thõng nên bạn nên chọn giá thể là gỗ lũa cho chúng. Đây là lựa chọn hợp lý nhất. Không những tiện chăm sóc mà còn phù hợp với cả hình dáng của cây nữa.

Giá thể gỗ lũa có thể là gốc nhãn hoặc gốc gỗ lũa. Chúng sẽ giúp bạn đảm bảo rễ lan thoáng và cho ra 1 giỏ lan chuẩn từng xen-ti-mét.

Khi mua về, bạn không ghép vào giá thể luôn. Mà loại bỏ rễ già, dập. Chỉ giữ lại nhưng rễ con mềm có độ dài 2,3 cm. Sau đó ngâm chúng trong thuốc chống thối rễ khoảng 20p. Vừa để tiêu diệt sâu bệnh vừa kích thích chúng mau ra rễ. Sau đó đem treo ở nơi thoáng 3-5 ngày mới mang ghép vào giá thể.

2.3 Chăm sóc Lan sau khi ghép

  • Tưới nước

Giống các loại lan khác, sau khi ghép không tưới nước. Ít nhất 3-7 ngày sau dựa vào độ ẩm mà tưới cho cây. Treo cây ở nơi thoáng mát, lớp nền nên để ẩm vừa phải để cây được mát. Nếu ghép vào mùa đông thì chỉ cần tưới bằng bình phun sương thôi. Tránh tưới quá nhiều nước khiến thối rễ.

  • Phân bón

Ở giai đoạn cây ra mầm nhưng chưa xuất hiện rễ mới thì chưa cần bón phân vội. Vì lúc này chúng đang tiêu thụ dinh dưỡng ở thân cũ. Hơn nữa, mầm cây còn đang non yếu, tưới vào rất dễ bị hỏng.

Đến khi cây có rễ mới thì bón  tổng hợp 2 loại phân là phân 30-10-10 và TE grow more cho cây. Liều lượng thích hợp là cứ 1g pha với 4l nước, sau đó phun sương đẫm 2 mặt lá. Thời điểm bón phân là từ tháng 4 đến tháng 10.

Đến tháng 8 thì phun thêm cho cây 2 loại phân là phân 6-30-30 và TE grow more> liều lượng cũng tương tự là 1g pha với 4l nước

Tháng 10 là thời điểm cây ngủ đông nên không cần bón. Lúc này cứ để chúng phát triển tự nhiên.

Lan cũng gặp phải 1 số bệnh nên cần chú ý kiểm tra và tiêu trừ. Cứ 15 ngày 1 lần, bạn pha hỗn hợp Ridomil gold+ Alitte+ regan rồi phun cho cây. Hỗn hợp này sẽ diệt trừ mầm bệnh khi chúng còn chưa phát triển.

Từ đầu đông đến hết xuân năm sau (tức là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) không cần phòng bệnh cho cây. Do lúc này, thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh không có cơ hội gây hại.

2.4 Hướng dẫn việc điều khiển ra Hoa

– Muốn điều chỉnh chế độ ra hoa cho cây cần chú ý đến 1 số điều như:

– Mang cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên để chúng phát triển.

– Vào vụ đông và đầu xuân không tươi nước cho cây. Đến khu cây có nụ và ra chồi mới tưới nước lại.

– Vào tháng 8 bón hỗn hợp phân 6-30-30 và TE để kích thích cây chóng ra hoa.

– Nơi trồng lan phải nhiều ánh nắng, gió. Ít nhất 80% là ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra khí hậu cũng cần đảm bảo hanh khô cho cây.

3. Một số hình ảnh đẹp Lan Hạc Vĩ

4. Kết bài

Trên đây là cách trồng lan hạc vỹ đơn giản, và cách để chúng mau ra hoa. Rất đơn giản đúng không? Chúng mình hi vọng, với bài viết này các bạn sẽ có được 1 chậu lan tuyệt vời nhé!

Cập nhật 14/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)