Lan Đuôi Cáo – hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kỹ thuật

Lan đuôi cáo khiến người ta thích thú không chỉ bởi hoa đẹp mà còn vì hương thơm của chúng nữa. Từng chùm hoa thi nhau rủ xuống chậu như thác nước khiến ai nhìn cũng mê. Và đây được xếp vào giống lan vừa đẹp vừa thơm lại có tên hay nữa.

Lần đầu nghe tên này chắc chắn ai cũng tò mò. Không biết rốt cuộc nó là như nào nhỉ? Hoa nở ra sẽ ra sao mà tên nghe lạ quá! Nhưng khi thấy rồi bạn sẽ gật gù bởi tên quá hợp với cây và muốn sở hữu ngay 1 em. Vậy cùng chúng mình học cách trồng lan đuôi cáo ngay sau đây nhé!

1. Lan Đuôi Cáo có đặc điểm gì? Cách nhận biết

Người ta còn gọi lan đuôi cáo là lan cáo bắc. Loại lan này bạn dễ dàng bắt gặp ở các tỉnh Tây Bắc như Lạng Sơn, Điện Biên hay Lai Châu. Tên tiếng Anh của nó là Aerides Rosea. Chúng thuộc họ giáng hương. Như vậy đặc trưng của chúng là cây thân thảo, to cỡ ngón chân cái. Thân tròn thuôn.

Gốc cây có những lớp lá xếp chồng lên nhau. Thông thường 1 cây lan đuôi cáo chỉ cao khoảng 50cm thôi. Tuy nhiên với điều kiện trong tự nhiên đôi khi cũng có cây cao hơn 1m. Lan đuôi cáo cho lá nhẵn và phẳng. 1 lá dài tới 30cm mà chỉ rộng có 4cm thôi.

Như đã nói những chùm hoa của lan đuôi cáo chính là điều khiến người ta mê mẩn. Có lẽ vì những chùm hoa nhìn từ xa khá giống những chiếc đuôi cáo nên người ta gọi tên nó như thế chăng?

Các bông hoa sẽ gắn với nhau dày đặc tạo thành chùm dài chừng 20cm. Mỗi chìm sẽ có khoảng 20 bông hoa thôi. Mỗi bông nhỏ xinh chỉ to tầm 2cm. Hoa lan có màu trắng thuần khiết điểm xuyết thêm những đốm tím nhạt rất đẹp. Vào độ mùa hè, tầm tháng 5-7 hoa bắt đầu nở rộ. Khi nở hoa sẽ đưa đến 1 mùi thơm rất riêng. Hương thơm đưa rất xa. Và đến giữa trưa thì dường như càng đậm hơn.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng Lan đuôi cáo đẹp như nhà vườn

Hiểu về đặc tính sinh học của lan đuôi cáo

Được đánh giá là giống lan dễ trồng nên nói chung chúng khá hợp với điều kiện nước ta. Nghĩa là chúng cũng thích nơi nóng ẩm đấy! Nhưng bạn cũng cần chú ý 1 số thông số cho cây để cây phát triển tốt. Ví như ánh sáng cho cây cần là 50%. Độ ẩm lý tưởng để cây lớn từ 40 đến 70%. Và nhiệt độ tốt nhất cho cây là từ 20 đến 25 độ, khá mát mẻ đấy!

Nếu mua lan đã có sẵn giá thể thì bạn chỉ cần ngưng tưới cho cây 2 ngày sau khi mua về. Sau đó đem treo cây ở nơi thoáng mát cho quen với môi trường vườn nhà đã.

Còn nếu lan đó bạn lấy trực tiếp từ rừng về thì cần ngâm qua thuốc diệt nấm và kích mọc rễ. Sau đó đem treo ngược ở nơi thoáng mát. Khi nào cây có rễ mới thì sẽ ghép vào giá thể trồng.

Kỹ thuật trồng lan đuôi cáo

Kỹ thuật trồng lan đuôi cáo

Nên ghép lan vào thời điểm nào?

Đây là giống đơn thân nên bạn ghép lúc nào cũng được. Nhưng để đảm bảo cây đỡ mệt cũng như thời gian hồi sức nhanh hơn thì nên chọn mùa xuân hoặc hè. Lúc này khí hậu thuận lợi cho cây nhất.

Chọn giá thể trồng phù hợp

Bạn trồng lan vào chậu đất nung hay giá thể gỗ lũa như nhiều loại lan khác cũng được. Dù ở đâu chúng cũng phát triển tốt. Miễn sao giá thể trồng cần thoáng mát và đủ ẩm cho cây.

Khi mới ghép giá thể xong thì cần đảm bảo cây không bị dính mưa. Nếu không cây sẽ bị thối ngọn mất. Bạn nên ghép cây vào độ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Lúc này khí hậu mát mẻ, không quá nắng cũng không quá rét. Đôi khi có mưa phùn nữa. Rất thích hợp để tiến hành ghép cây.

Sau hi mua cây về bạn cắt bớt rễ thối, rễ già. Xối dưới vòi nước cho sạch rồi ngâm cây với dung dịch kích mọc rễ. Sau 2 giờ thì vớt ra và treo ngược ở nơi thoáng mát.

Chăm sóc lan đuôi chồn

Chăm sóc lan đuôi chồn

Nếu trồng trong chậu đất thí lót dưới đáy những cục than hoa có đường kính cỡ bằng quả trứng gà. Đồng thời cũng đặt xen vào đó những miếng xơ dừa để giữ ẩm cho cây. Sau đó dùng dây buộc cố định chân lá gốc với giá thể.

Chú ý giá thể cần cách gốc tầm 5cm nhé! Sau đó đem chậu để ở nơi thoáng mát. Ánh sáng chỉ khoảng 50% là được.

Vậy nên ghép Lan đuôi cáo vào giá thể xuôi hay ngược?

Đây là câu hỏi rất hay gặp đối với nhiều người chơ hoa. Nhiều người cho rằng ghép lan thì phải cho ngọn quay lên. Như vậy mới hứng được ánh nắng mà phát triển. Và đương nhiên đây là điều đúng rồi. Vì cây nào cũng cần hướng ngọn về phía mặt trời mới lớn được.

Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm thì họ lại cho rằng ngọn lan nên hướng xuống dưới. Và thực tế nhiều người ghép lan cho ngọn quay xuống dưới vẫn rất ổn. Sở dĩ làm cách này vì giống này lâu ra rễ, ưa ẩm nhưng lại không thích ướt quá. Ướt quá sẽ bị thối ngọn.

Lan đuôi chồn rừng

Lan đuôi chồn rừng

Ngoài ra có 1 điều mà người ta khuyên nên ghép lan cho ngọn xuống dưới. Đây là giống có thân dài, thường là hình chữ L hoặc U. Vì thế nếu ghép lên trên thì phần gốc thường không sát với giá thể. Do đó bạn nên ghép ngược xuống dưới. Hay nói đúng hơn là ghép ngang.

Dùng dây buộc sao cho ngọn nằm ngang ra. Như vậy cây của bạn vẫn đón được ánh mặt trời lại không lo bị úng rễ. Như vậy bạn tha hồ tưới ẩm mà chẳng lo điều gì. Chúng sẽ mau ra rễ mà lá cũng không đọng nước mà dẫn đến thối ngọn.

Kỹ thuật trồng lan đuôi cáo vào chậu

Bạn cần chuẩn bị giá thể sạch trước. Thông thường mình hay dùng gỗ lũa nhãn hoặc vải. Đem cắt thành từng khúc cỡ 5cm rồi làm cho sạch sẽ. Thêm 1 chút dớn chile nữa. Dớn chile là loại hay dùng trong trồng hồ điệp công nghiệp đấy!

Thực tế thì trồng chậu nào cũng được. Nhưng theo mình các bạn nên chọn chậu nhựa giả gỗ có hình tròn. Hay là chậu gỗ với nan siêu thưa là được.

Dùng dây nhựa buộc thân cây vào thành chậu. Cách này giúp cây chắc chắn. Bạn yên tâm là không bị lay gốc đâu. Tiếp tục rải gỗ đến chạm gốc hoặc hơn gốc cây 1 xíu đều được. Không nên rải sát quá mà để hở ra 1 chút cho gốc thở. Cuối cùng rải 1 lớp dớn lên mặt chậu. Dớn nên rải tập trung ở phần giữa.

Xong rồi đấy. 1 ngày sau thì bạn chưa tưới nước vội. Qua ngày mốt thì tưới đẫm nước cho cây. Những ngày tiếp dùng bình phun sương định kỳ cho cây là được. Nếu nhanh thì chỉ khoảng 7 đến 10 ngày sau là cây sẽ ra rễ.

Cách này nhìn chung mang lại hiệu quả cao. Lớp dớn ở bên trên sẽ cho phép bạn tưới đẫm nước mà không sợ ngập cây. Hơn nữa khi hơi nước bốc lên lại là môi trường thuận lợi để cây mau ra rễ. Ban đầu có thể bạn sẽ thấy lá héo đi, có khi là khô nữa nhưng vẫn xanh. Bạn đừng cắt tỉa đi vội, cứ để đó. Sau khi cây bám rễ là lại đẹp ngay.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn chăm sóc Lan đuôi cáo đúng cách

Chế độ nước tưới

Khi cây đã ra rễ và xanh tươi rồi thì cần tưới nước cho cây đủ ẩm mỗi ngày. Nếu thấy giá thể khô cũng cần tưới nước cho giá thể. Lượng nước tưới vào sao cho thích hợp là được. Nếu là mùa hè thì tăng tần suất tưới nước lên, mùa mưa thì hạn chế lại. Chỉ tưới khi giá thể khô thôi.

Bón phân

Bón phân sẽ giúp cây luôn xanh, cho hoa to và đẹp. Các giống lan nói chung và lan đuôi cáo nói riêng thích phân hữu cơ hơn.

Bạn nên pha loãng phân ra rồi hãy tưới. Tưới hàng tuần cho cây. Đồng thời bón thêm chút phân vô cơ 20-20-20 đinh kỳ 2 tuần 1 lần để lá to đẹp và cân đối.

Sâu bệnh hại

Giống này được coi là giống có sức đề kháng mạnh. Nhưng nó vẫn bị một số nấm gây hại. Ngoài ra còn có thể bị thối ngọn, thối rễ, nhện đỏ. Bạn nên tưới và phun thuốc phòng trừ đều đặn 1 tháng 1 lần.

Kích thích hoa phát triển

Hoa thường nở vào đầu mùa mưa sau khi chịu đủ khô hạn. Vì thế bạn có thể điều chỉnh để cây ra hoa như ý muốn.

Muốn cây ra hoa thì từ từ giảm nước rồi ngừng hẳn. Sau đó đem cây treo ở nơi thoáng để giục cây bật nụ. Sau đó đem cây treo ở nơi có mưa. 1 tuần sau bạn đã thấy vòi hoa nhú lên rồi đó.

4. Kết bài

Trên đây là toàn bộ cách trồng lan đuôi cáo đó. Không cần tốn nhiều thời gian và công sức đúng không nào? Bạn sẽ có được chậu hoa chơi cảnh tuyệt vời mà không khó chăm sóc. Chúc các bạn thành công với cách làm này nhé!

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)