Kỹ thuật trồng bầu trong thùng xốp – trái lớn, nhanh thu hoạch

Bầu là một trong những loại cây dễ trồng, cách chăm sóc cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức mà thu được năng suất cao. 

Hơn nữa trồng bầu sẽ tạo giàn cho cây nên tạo được bóng râm mát. Bầu hay lá bầu có thể dùng làm thực phẩm để chế biến ra nhiều món ăn ngon dùng trong bữa ăn hằng ngày. Hiện nay nhiều nơi đã coi bầu là loại cây trồng mang lại thu nhập chính.

Trồng bầu trong thùng xốp - wikiohana

Trồng bầu trong thùng xốp – wikiohana

Bầu ngọt thơm lại thanh nhiệt tốt vì có tính lạnh. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa tiểu đường, đi tiểu rắt hay thải độc hiệu quả. Bầu cũng ít khi gặp phải sâu bệnh. 

Cùng #wikiohananet xem kỹ thuật trồng bầu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

3 bước trồng bầu tại nhà đơn giản – quả sai trĩu trịt

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

Cây bầu khá dễ tính khi có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Nhưng để cây phát triển tốt nhất thì bạn nên dùng đất nhiều phì, lại có độ tơi xốp, độ pH trung bình là được. Như vậy đất mùn hay đất phù sa là thích hợp nhất. 

Nếu bạn chỉ định trồng bầu trong vườn nhà thì bạn có thể trộn đất trồng cùng với xơ dừa, phân động vật hay xơ dừa để tăng độ phì cho đất

Bước 2: Chọn thời điểm trồng

Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định xem trồng bầu có thành hay không chính là thời vụ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Khi trồng bầu đúng cách thì bạn có thể thu hoạch trái quanh năm được, nhưng thời điểm bầu ngon nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. 

Khi trồng bầu đúng thời hạn thì cây sẽ có khả năng sinh trưởng tốt nhất và phát triển hiệu quả. Bởi vì thời tiết thuận lợi giúp cây đạt hiệu suất cao nhất.

Chuẩn bị thùng xốp

Chuẩn bị thùng xốp

Bước 3: Tiến hành trồng bầu

Phương pháp 1: Trồng từ hạt (gieo hạt)

Để đạt được tỉ lệ ngâm hạt nảy mầm cao thì trước khi trồng bạn dùng nước ấm cỡ 45 độ để ngâm hạt vài tiếng. Sau đó vớt ra rồi dùng khăn ẩm bọc kín lại và để trong ngăn mát tủ lạnh chừng hơn 24 giờ để thúc hạt nứt nanh. Khi hạt đã ra mầm thì đem đi gieo vào đất.

Dùng giá thể để trồng bầu, giá thể có thể là mùn cưa, than bùn hoặc trấu, xơ dừa miễn là sao sạch và đã phơi khô là được. Xếp 1 lớp mỏng giá thể lên vùng đất đã gieo hạt để cân bằng môi trường cho hạt nảy mầm, giúp cây bám rễ chắc.

Bạn chỉ nên gieo hạt từ độ sâu 2 đến 3cm tính từ mặt đất mà thôi. Gieo hạt cong thì dùng giá thể che lại và tưới nước bằng bình phun sương lên. Không dùng nhiều nước để tránh hạt bị thối.

Phương pháp 2: Trồng từ cây con

Cần làm đất thật kỹ, xới đất tơi xốp, khử chua, khử trùng để giúp đất thông thoáng thì mới đem trồng bầu. Như vậy bầu cũng mau ra rễ và nhanh lan rễ hơn. Tiếp theo làm hốc rồi gieo hạt vào hoặc trồng cây con vào trong.

Đợi đến khi hạt nảy mầm và có chừng 2 đến 3 là thì bạn có thể bứng cây đem trồng ở vị trí đã định. Hoặc trồng bằng cây giống có sẵn cũng được. Thường sẽ trồng không quá 4 cây 1 hốc.

Tiếp tục vun đất vào gốc đến khi đất che nửa thân bầu thì dừng lại, ấn nhẹ lớp đất để nén chặt rễ không cho cây lung lay.

Kỹ thuật chăm sóc bầu trong thùng xốp

Chế độ nước tưới

Đặc điểm của bầu là thích nơi ẩm ướt, cần nhiều nước, chính vì thế khi chăm sóc bạn cần dùng nhiều nước tưới cho cây và tưới thường xuyên để cây đủ nước sinh trưởng và phát triển. Ít nhất một ngày phải tưới cho cây 2 lần để cây không bị khô. Đến khi cây có hoa và quả thì cần tăng lượng nước lên gấp 2 lần cho mỗi lần tưới. 

Đến khi cây đạt chiều dài chừng 1m thì bạn cuốn dây quanh gốc và dùng đất chặn trên đốt thân cây, mỗi chặn đất cách nhau 2 đốt và thực hiện đến khi chỉ còn cách ngọn 1 gang tay là được.

Khi làm như này thì sẽ giúp bầu ra nhiều rễ ở đốt, giúp diện tích tiếp xúc của thân và đất tăng lên, tạo điều kiện cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cùng với đó là cần vun thêm nhiều đất lên gốc bầu để có dinh dưỡng nuôi cây.

Xem thêm:

Dinh dưỡng cho cây

Khoảng 60 ngày sau khi trồng thì người ta tiến hành lên dàn, lúc này có thể dùng phân đạm, NPK để bón thúc cho cây. Khi bón chỉ nên bón vào khu vực đất xung quanh gốc cây mà thôi.

Việc bón thứ thường xuyên là cách để cây cho nhiều trái và trái nào cũng to khỏe. Mỗi tuần bạn nên bón 1 lần đến khi trái bầu dài cỡ 3-4cm thì dừng. Thông thường trong 1 vụ thì người ta thường dùng 1 đến 1,5kg phân hỗn hợp NPK cho 1 gốc.

Làm giàn leo

Lúc bầu được tầm 1 tháng rưỡi đến 2 tháng thì bạn có thể chính thức làm giàn leo cho cây. Người ta thường dùng thép mỏng hoặc các cành tre nhỏ để làm giàn leo cho bầu. Chỉ cần ghép nối các đoạn vào với nhau để tạo thành giàn cao chừng 2 đến 3m là được. Chiều cao này đủ để thu hoạch và chăm sóc thuận lợi. 

Bạn chỉ nên bấm ngọn và tỉa cành khi muốn bầu tiếp tục cho quả ở các nhánh khác. Còn đối với việc ngắt tỉa là già thì bạn có thể tiến hành bất cứ lúc nào miễn là sau khi cây ra trái là được.

Phòng bệnh hại

Trồng bầu cũng giống như nhiều loại cây khác, việc bị sâu bệnh tấn công là điều là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn chăm sóc cây và nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu sâu bệnh để tìm cách điều trị thì sẽ ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh. 

Một vài loại bệnh mà cây bầu hay gặp phải chính là bị ruồi đục, bọ rầy dưa tấn công hoặc là rầy mềm. Lúc này cần nhanh chóng sử dụng các loại thuốc thích hợp để hạn chế các loại sâu bệnh gây hại trên thân và lá cây.

Ngoài ra khi trồng bầu bạn cũng sẽ hay gặp phải tình trạng cây bị héo dần rồi chết do nấm hoặc virus. Lúc này cần nhanh chóng dùng thuốc để hạn chế sự lây lan của bệnh này.

Thu hái và bảo quản bầu

Thông thường khoảng 70 ngày sau khi trồng là có thể thu hoạch được rồi. Thời điểm đó là lúc cây bắt đầu ra hoa, thì khoảng 2 tuần sau bạn đã có thể hái bầu. Bầu lúc đó đạt chiều cao từ 15 đến 50cm tùy giống và cách chăm sóc.

Tốt nhất bạn nên thu hái khi bầu vừa tới, bởi nếu để lâu thì bầu sẽ già, không những ruột bầu cứng, ăn không ngon, mất nhiều chất dinh dưỡng thì nó còn gián tiếp khiến cây mau tàn nữa. 

So với nhiều loại quả nằm trong họ bầu bí thì dinh dưỡng trong bầu không nhiều bằng nhưng bù lại ăn ngon ngọt và mềm hơn hẳn. hơn nữa nó cũng có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn hiệu quả.

Như vậy #wikiohananet và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây bầu tại nhà. Chúc bạn sớm được thu hoạch trái!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)