Hoa Trà – kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa trà đúng phương pháp

Với mỗi nền văn hóa khác nhau thì trà đóng vai trò khác nhau. Nhưng chung quy lại chúng đều là thức uống không thể thiếu. Thậm chí ở Nhật Bản hay Việt Nam có có thú vui tao nhã là thưởng trà và bình trà.

Nếu là một người thishc trà và muốn trồng chúng thì đừng quên kỹ thuật trồng cây hoa trà này nhé!

1. Cây hoa trà là cây gì? đặc điểm, nguồn gốc và phân bổ

Đặc tính sinh học

Tên tiếng Anh của nó là Camellia. Hoa trà có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới. Hầu hết chúng tập trung ở các nước có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới ở châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… Hoa trà thuộc giống thân gỗ và mọc thành từng bụi. Chiều cao chúng có thể đạt được từ 2 đến 3m.

Theo nhiều thống kê thì hiện nay có cỡ 196 loại hoa trà khác nhau. CHúng thuộc 4 á chi. Hoa trà có nhiều chủng và biến chủng.  Ở miền Bắc Việt Nam hoa trà được trồng nhiều hơn. Người ta tìm thấy khoảng 26 loại hoa trà ở Việt Nam.

Mỗi năm trà chỉ nở hoa 1 lần vào độ giáp Tết. Nhưng mỗi lần nở thì kéo dài tới 2-3 tháng. Cũng vì thời gian chơi lâu và vẻ đẹp của nó mà chúng đã được nhân giống và đem ra khắp thế giới rồi.

Màu hoa hồng của hoa trà tượng trưng cho tình yêu lãng mạn. Trong khi trà trắng lại là sự hồn nhiên, đối lập với sự đằm thắm của trà đỏ. Hiện nay có nhiều giống trà được nhập vào Việt Nam. Hầu hết bạn thấy trà bày ngày Tết đều là trà nhập cả. Trà ta chính thống cực hiếm nên được săn lùng ráo riết. Giá thành của nó cao gấp đôi trà ngoại cơ đấy!

Hoa Trà có mấy loại? Phân loại hoa trà

Hoa trà mang trong mình nét quyến rũ đậm chất hoài cổ. Nhưng để nhận định 1 cây trà đẹp thì không phải ai cũng có thể nhận định được. Người ta sẽ dựa vào những tiêu chí cụ thể để đánh giá cây.

Đó là dáng cây có rành mạch hay không? Ngọn cây có nhiều nụ không? Hay lá cây có xanh chuẩn thể hiện cây khỏe mạnh không?

Hướng dẫn trồng hoa trà

Hướng dẫn trồng hoa trà

Việt Nam có rất nhiều chủng loại hoa trà khác nhau. Tên của chúng thường gọi theo màu sắc của hoa. Trong đó có 4 loại hoa khác được ưa chuộng để trưng bày dịp Tết. Hoa màu trắng thì gọi là bạch trà (loại này ít được trưng dịp Tết). Màu hồng thì gọi là hồng trà.

Mà hoa màu đỏ cam thì gọi là trà lựu. Giống này thì hoa chơi được lâu, cánh hơi xoăn. Giống này đặc biệt quý hiếm luôn. Nhưng nó lại phổ biến ở vùng lạnh. Ngoài ra còn có giống hoa trà màu hồng đậm nữa.

Loại trà bạn thấy người ta hay trưng dịp Tết hầu hết đều là trà lai. Vì chúng dễ chăm sóc lại có giá thành rẻ nữa. Còn nếu ai có điều kiện và yêu nét cổ xưa thì chỉ chọn những bông trà truyền thống thôi.

Dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt trà ta và trà ngoại. Bạch trà truyền thống thì có lá dài nhọn. VIền lá là những răng cửa nhọn, nhỏ và sắc. Hồng trà thì lá thuôn và tròn hơn. Viền lá cũng có răng cưa nhưng mịn. Nhị hoa nếu để ý thì sẽ thấy dài hơn. Còn giống trà thâm thì lá xoắn béo tròn. Răng cửa ở viền lạ nhọn. Giống hoa kép và không có tâm hoa.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng cây hoa trà đúng cách

Từ xa xưa người ta đã xếp hoa trà vào dòng kỳ hoa dị thảo. Người ta còn có câu “vua chơi hoa lan, quan chơi hòa trà” đủ để thấy hoa trà quý như nào.

Nó chỉ dành cho những người quyền quý, chức cao vọng trọng thôi. Cũng bởi vì nó là giống khó tính. Trồng được đã khó, trồng cho ra nhiều hoa còn khó hơn.

Chăm sóc hoa trà đúng cách

Chăm sóc hoa trà đúng cách

Chuẩn bị đất trồng

Nếu để ý sẽ thấy trong tự nhiên hoa trà thường mọc ở nơi hốc đá, hốc cây,… Đó đều là những nơi có nhiều mùn, lá mục rụng. Nên có thể thấy rằng chúng thích các chất hữu cơ hoai mục.

Vì thế đất trồng bạn cần lấy đất thịt dưới bề mặt. Độ dinh dưỡng không cần quá cao. Sau đó đem phơi khô thành những cục to. Xếp những cục đất lên bề mặt chậu hoa trà. Mỗi lần tưới nước đất sẽ tan ra rồi cung cấp dưỡng chất cho cây. Dưới đáy chậu bạn cũng nên xếp những cục đất to. Chúng sẽ giúp rễ cây dễ thở hơn.

Lựa chọn chậu trồng

Đặc điểm của trà là thân gỗ. Khi chăm sóc đúng thì mỗi năm thân cây sẽ to lên 1 chút. Vì thế khi chọn chậu bạn cần có sự tính toán 1 thời gian dài.

Bạn có thể chọn chậu bằng xi măng, sành hay gốm. Mỗi loại chậu ại có vẻ hấp dẫn khác nhau. Nhưng theo mình thì bạn nên chọn chậu gốm hoặc đất cho cây thì hơn. Vì những chậu này sẽ giúp cây có sự trao đổi khí với bên ngoài. Chậu sứ láng mịn quá dễ làm cây bị ám khí.

Kỹ thuật nhân giống Trà

Kỹ thuật nhân giống Trà

Kỹ thuật nhân giống Trà

Hiện nay người ta dùng 3 phương pháp chính để nhân giống cây trà. Đó là ghép cành, giâm hom hay chiết cành. Tùy theo mục đích của bạn mà chọn các phương pháp nhân giống cho phù hợp. Đương nhiên mỗi cách lại có ưu và nhược điểm nhất định.

TRong 3 phương pháp thì giâm hom dễ thực hiện hơn cả. Vì thế hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách làm này. Đầu tiên chọn lấy cây mẹ khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Tiếp tục chọn lấy cành không có hoa hay nụ. Vì đây mới là cành cho sức bật tốt nhất. Sau đó cắt lấy 1 cành không quá non cũng không quá, một phần hóa gỗ rồi để làm hom giống.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa trà

Cây trà sinh trưởng tốt ở nơi núi cao của các nước có khí hậu mát mẻ. Như vậy có thể thấy ở nước ta thì Lâm Đồng là nơi thích hợp với trà nhất. Cùng với đó là các tỉnh miền Bắc. Ở nhiệt độ 10 đến 30 độ cây phát triển tốt. Nhưng chúng lại không chịu được ánh nắng trực tiếp chút nào.

Do đó khi trồng trà bạn cần làm dàn lưới hoặc có mành để che cho trà. Nếu chỉ trồng ở nhà chơi bình thường thì bạn để cây ở nơi có bóng mát. Đặc biệt là giữa trưa nắng.

Phương pháp điều chỉnh hoa trà ra đúng dịp Tết

Phương pháp điều chỉnh hoa trà ra đúng dịp Tết

Bạn cũng nên tránh cây trà ở gần tường hoặc các cây to. Vì chúng sẽ bị nóng đấy! Trà là giống cần nhiều độ ẩm. Nên độ ẩm bạn cần duy trì là 50-70%. Vào những ngày nóng thì nên phun đẫm nước cho cây vào buổi sáng sớm.

Phương pháp điều chỉnh hoa trà ra đúng dịp Tết

Bạch trà thường nở hoa từ sớm. Dịp lễ giáng sinh cây đã nở hoa rồi. Vì thế khoảng 15 ngày trước khi ủ nụ thì bạn bón thêm phân đạm cho cây. Mục đích là để hãm nụ nở lại và ra hoa vào đúng dịp Tết.

Còn nếu trà ra hoa muộn vì vào những ngày cuối thu bạn mang trà ra phơi. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp trà mau bật nụ hơn.

Xem thêm:

4. Kết bài

Đương nhiên để có được cây trà đẹp còn cần nhiều kỹ thuật hơn nữa. Nhưng đây là những kỹ thuật trồng cây hoa trà cơ bản nhất. Sau đó là cho trà nở đúng dịp Tết.

Chỉ cần làm được như này bạn đã thành công rồi. Còn khi đã thuần thục bạn có thể tìm hiểu thêm cách tạo dáng cho cây để tăng giá trị của cây hơn.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)