Hoa quỳnh : Kỹ thuật trồng, chăm sóc và tác dụng

Cây hoa quỳnh mang vẻ đẹp thanh tao, thoát tục mà ai cũng mê mẩn. Dù nó chỉ nở vào ban đêm rồi mau chóng tàn. Nhưng không ai có thể cưỡng lại vẻ đẹp của nó cả.  nó còn được gọi là Đàm Hoa Nhất Hiện.

Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa quỳnh như thế nào? Có khó không? Hãy cùng chúng mình khám phá ngay sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh là lọai cây xuất phát từ vùng Trung và Nam Mỹ. Đây là loại cây nằm trong họ xương rồng với danh pháp là  Epiphyllum, Cây hoa quỳnh được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới. Nó bám và các thân cây và dùng chất mùn ở thân cây để sinh trưởng. Điều này khác hoàn toàn với việc sống ký sinh nhé! 

Cây hoa quỳnh thường có 2 loại là nhật quỳnh và dạ quỳnh. Dạ quỳnh còn được gọi là nữ hoàng bóng đêm vì chỉ nở vào ban đêm.

1.1 Hình dáng

Cây quỳnh là  1 cây trong họ xương rồng nên cây không có lá, thân dài và uốn lượn và chia thành các thùy khác nhau. Mỗi thùy dày tầm 3 đến 5mm và rộng cỡ 1 đến 3mm mà thôi.

Hoa quỳnh cũng khá lá với các khía ở thân. Hoa mọc ra từ kẽ lá. Hoa quỳnh khá giống một chiếc kèn với nhiều lớp lá mềm mại xếp lên nhau. Các cánh mềm mại ôm lấy nhụy hoa vàng tạo nên vẻ đẹp thanh nhã. Hoa thì có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi bông có thể có đường kính từ 8 đến 20cm cơ đấy! 

Hoa quỳnh có hương thơm dịu đặc trưng. Nhất là loại dạ quỳnh thì tỏa hương cả 1 không gian rộng lớn. hoa dạ quỳnh đúng như tên gọi của nó thì chỉ nở duy nhất 1 đêm rồi tàn vào sáng hôm sau. Còn nhật quỳnh thì nở 3 đến 4 ngày mới tàn cơ.

Quả của cây khá giống quả thanh long và hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng đường kính chỉ cỡ như ngón chân cái mà thôi.

Kỹ thuật trồng cây hoa quỳnh

Kỹ thuật trồng cây hoa quỳnh

1.2 Lợi ích và vai trò của hoa quỳnh đối với không gian sống

Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở tối tàn nên nó tượng trưng cho những điều đẹp đẽ mà ngắn ngủi. Ngoài ra nó cũng đại diện cho người thiếu nữ e ấp nữa đấy! 

Người ta hay trồng cây quỳnh cùng cành giao. Cành giao thì rụng hết lá và chỉ trơ lại mỗi cành thôi. Cây quỳnh sẽ rủ xuống và được cành giao nâng đỡ. hai cây này bổ sung nâng đỡ cho nhau. Nên được đại diện cho tình yêu bền chặt gắn kết. HƠn nữa cây quỳnh mà đi với cành giao thì hoa cũng đẹp và thắm hơn. 

Người ta hay trồng cây quỳnh ở ban công hoặc trong chậu để trưng trong phòng khách. Cũng có thể cho nó bám vào các vật liệu để làm rèm buông ở hiên nhà. 

Ngày xưa để thư giãn các bậc vương giả thường thưởng trà  ngắm quỳnh cùng bạn hiền. Thực sự là một cách hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời đấy! 

Xem thêm : trồng bầu trên sân thượng

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa quỳnh

So với nhiều loại cây khác thì cây hoa quỳnh dễ trồng hơn nhiều. Cành cây đem trồng chỉ cần khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Rồi cắm vào đất là mọc được thôi. 

Còn nếu dùng hạt thì nên chọn hạt già rồi vùi vào đất ẩm. Ấn nhẹ đất cho chặt rồi tưới đẫm nước lên. Để chậu hạt ở chỗ mát trong vòng vài tuần thì mang chậu đi phơi nắng. 1 thời gian sau thì đã có các cành con mọc ra rồi. Các cành này vài năm là có thể cho hoa rồi. Mỗi cành tối thiểu có tới 2 đến 3 bông cơ đấy!

Điều kiện ánh sáng

Cây hoa quỳnh thay vì hút nhựa cây thì nó dựa hoàn toàn vào mùn trên vỏ cây để duy trì sự sống. Mặc dù sống ở nơi nhiệt đới, độ ẩm nhiều nhưng rễ cây không bị úng. Do nó không giữa nước lại được bóng cây to che chắn. Nên nếu trồng thì bạn nên trồng cây hoa quỳnh ở nơi râm mát. Tránh nóng quá là được. 

Đất trồng

Đất trồng cây nên có nhiều mùn, tơi xốp, nhiều chất hữu cơ. Và đặc biệt là thoát nước tốt. nếu có thể trộn cùng lông gà, xỉ than thì càng tốt. Không nên dùng đất vườn để trồng. Vì nó không đủ thông thoáng.

Ý nghĩa của hoa quỳnh

Ý nghĩa của hoa quỳnh

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây quỳnh không chịu được nóng. Nhiệt độ chỉ nên duy trì từ 18 đến 28 độ mà thôi. Mặc dù chúng thích ẩm nhưng lại không chịu được úng ngập chút nào. 

Nước tưới và phân bón

Nước cho cây quỳnh chỉ cần đủ ẩm là được. Nếu nhiều quá cây hay bị úng rễ.

Cây hoa quỳnh không cần nhiều phân bón lắm. Chỉ cần phân bón có hàm lượng nito cao là được. 

Nhìn chung cây hoa quỳnh chỉ bị thối do nhiều nước thôi. Còn bệnh thì lại khá ít. 

Muốn cây hoa quỳnh phát triển tốt cũng như nhiều hoa. Thì mỗi khi cây nở hoa xong tầm cuối tháng 10 bạn tiến hành thay đất cho cây. Sau đó để kích cây ra hoa thì hãy để đất trồng khô kiệt 1 thời gian chừng 3 đến 4 tuần. Miễn sao cây không héo là được. Sau đó thì tiến hành tưới nước theo thời tiết từng nơi.

3. Hoa quỳnh và một số thông tin hữu ích

3.1 Ý nghĩa của hoa quỳnh là gì?

Cái tên hoa quỳnh chính là bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ dại. Tổ tiên của nó vốn là một loại hoa dại trong họ xương rồng. Nó hay có ở rừng nhiệt đới khu vực Nam hay Trung Mỹ. Ở nước ta hoa này được trồng để làm cảnh. hoa này chỉ nở vào ban đêm nên còn được gọi là nữ hoàng bóng đêm.

Chính vì hoa nở vào ban đêm và đến sáng thì lại tàn nên người ta coi nó là thứ hoa đại diện cho sự phù du. Một tình yêu mong manh, không kết quả.

Ở nước ta hoa quỳnh trắng và hoa quỳnh đỏ là loại hoa được trồng khá phổ biến để làm cảnh. Trong đó thì quỳnh trắng nổi tiếng hơn. Mùa hoa này thường từ tháng 6 đến tháng 7. hoa chỉ nở duy nhất vào ban đêm mà thôi.

Cây ra hoa lần đầu thì phải 3 hoặc 4 tháng sau mới ra hoa lần nữa. Hoa quỳnh trắng với nhụy vàng tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời của hoa quỳnh. Nhẹ nhàng và thanh tao.

Hiện tại sau khi lai tạo thì nước ta có thêm loại quỳnh Epiphyllum Hybrids. Bố mẹ của nó là cây quỳnh nguyên thủy và cây xương rồng. Cây này cho hoa to và nhiều màu.

Tác dụng của hoa quỳnh

Tác dụng của hoa quỳnh

3.2 Một số bài thuốc trị bệnh từ hoa quỳnh

Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như sức khỏe mà người dùng có thể dùng liều lượng khác nhau. Bạn nên cùng thầy thuốc tìm ra liều lượng thích hợp với bản thân.

Y học cổ truyền cho rằng thân và hoa có thể làm thuốc được. Hoa thì nên thu hái khi vừa mới nở. Còn thân cây thì hái lúc nào cũng được. Cả 2 nguyên liệu dùng tươi hay khô đều được.  Và đều có thể dùng ngâm rượu.

Hoa quỳnh ngọt, tính ôn nên mát phổi, giảm ho, long đờm, giảm sưng viêm tốt. Nên người ta dùng hoa quỳnh để điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Thân cây thì chua và hơi mặn nhưng lại mát nên được dùng để tiêu chúng, giảm đau hay tiêu viêm tốt.

Nhiều tài liệu nước ngoài thì cho rằng hoa quỳnh nấu với thịt nạc lợn thì điều trị được các bệnh về lao phổi, lao hạch hay viêm phế quản,…Hoặc hoa quỳnh cũng được dùng để điều trị sỏi ở đường tiết niệu hay sỏi thận, sỏi bàng quang tốt.

Chữa đau bụng, vết bầm tím

Người xưa dùng hoa quỳnh ngâm rượu để giảm tình trạng đau bụng, đánh tan tụ máu rất tốt. Hoa quỳnh để ngâm rượu thì dùng hoa khô hay hoa tươi đều được. Đem ngâm với rượu nếp. Ngâm càng lâu càng tốt. Ít nhất là 15 ngày thì mới mang ra dùng. 

Mỗi ngày dùng 2 đến 4ml chia làm 2 lần để dùng. Còn nếu ho hay viêm họng thì bạn có thể lấy 1 đến 2 thìa cà phê rượu hoa quỳnh để ngậm. Đối với người tụ máu do chấn thương hay bị mụn thì lấy rựơu này để xoa bóp. Cũng có công dụng rất tốt. 

Dùng để trị bệnh ho do viêm họng

10g lá xương sông, 30g hoa quỳnh. Đem các nguyên liệu thái nhỏ rồi cho vào bát cùng 100ml mật ong để hấp cách thủy. Đến khi các nguyên liệu chín đều thì chắt lấy nước để uống. 

Trị long đờm, ho

Nên chọn những bông hoa quỳnh mới nở thì công dụng sẽ tốt hơn. Sau đó rửa sạch rồi thái nhỏ ra. Thêm mật ong và trứng gà và rồi hấp cách thủy. Đem ăn hết trong ngày là được. Nếu trẻ nhỏ thì dùng 1 bông. Người lớn thì 2 đến 3 bồng tùy tình trạng bệnh. 

Trị bệnh ho ra máu (do viêm phổi)

Vài bông hoa quỳnh và 1 thìa đường cát trắng đem nấu nước để uống là được. 

Trị bệnh hen

Hoa quỳnh và kim ngân hoa mỗi vị đúng 12g. Đem 2 nguyên liệu trên nấu nước uống trong ngày là được. 

Dùng hoa quỳnh trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết liệu

Bạn có thể áp dụng một trong 2 cách sau để điều trị tình trạng bệnh của mình:

  • Cách làm trà hoa quỳnh thì khá đơn giản. Chỉ cần dùng hoa quỳnh tươi hoặc khô tùy theo sở thích của mình. Sau đó đem thái nhỏ rồi tẩm mật rồi sao lên. Khi nào dùng thì hãm với nước sôi làm trà để uống. 
  • Bạn cũng có thể dùng hoa quỳnh với kim tiền thảo, diếp cá mỗi vị 20g. Thêm 10g rễ cỏ tranh nữa rồi đem tất cả nấu nước uống. Ngày dùng 3 lần. 

Trị chứng xuất huyết tử cung

Một vài bông hoa cùng và khoảng 100g thịt nạc lợn. Đem 2 nguyên liệu thái nhỏ hoặc băm nhuyễn ra. Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn rồi mang đi cách thủy. Dùng món này như thức ăn trong bữa ăn chính là được.

4. Lời kết

Vậy là bạn đã biết được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa quỳnh rồi đúng không? Thực sự rất đơn giản nhỉ? Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc trồng 1 cây hoa quỳnh tại nhà nào.

Đánh giá
Đánh giá