Hoa phong lữ thảo – kỹ thuật trồng, chăm sóc – hoa nở quanh năm

Phong lữ thảo được mệnh danh là thiên thần nước hoa bởi hương thơm thanh mát nhưng rất quyến rũ của loài hoa có cái tên rất nữ tính này.

Phong lữ thảo rất được lòng người yêu hoa và cây cảnh bởi loài hoa này cho hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ. Hương thơm không nồng mà tinh tế, nhẹ nhàng, vương vít mãi nơi cánh mũi, phù hợp để thu giãn

Cách trồng hoa phong lữ thảo

Cách trồng hoa phong lữ thảo

Loài hoa này thường được trồng tại ban công hay xung quanh không gian nghỉ ngơi của gia đình. Đừng bỏ quan những chia sẻ dưới đây của #ohana để bỏ túi những bí quyết trồng hoa phong lữ thảo nhé!

1. Hoa phong lữ thảo – đặc điểm và phân loại

– Hoa phong lữ có tên khoa học là Pelargonium x hortorum, ngoài ra người ta thường biết đến loài hoa này với tên gọi Thiên Trúc Quỳ. 

– Phong lữ thảo  có nguồn gốc từ các quốc gia ôn đới vùng Địa Trung Hải. Du nhập vào Việt Nam khá lâu và trở thành một trong những loài hoa cảnh rất được yêu thích.

– Hiện nay phổ biến có 2 loại phong lữ thảo là phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rủ. Bạn dễ dàng nhận biết 2 loại phong lữ thảo này bởi chúng có đặc điểm hình thái khá khác biệt:

– Phong lữ thảo đứng thuộc loại cây thân thảo nhỏ nhưng về sau hóa gỗ dần. Loài phong lữ thảo này có sức sống khá bền bỉ, trồng lâu năm mà vẫn khỏe mạnh Chiều cao trung bình khoảng 20-60cm. Cành cây phân khá nhiều nhánh, lá nhỏ xinh, tròn đẹp, đường diềm lá uốn lượn như những bông hoa nhỏ.

– Phong lữ thảo rủ cũng thuộc cây thân thảo, lâu dần hóa gỗ giống như phong lữ thảo đứng. Tuy nhiên cành lá của nó có xu hướng buông rủ xuống dưới, tỏa tròn xung quanh chậu, khác với dáng đứng của phong lữ thảo đứng.

Hoa của phong nữ thảo có gì khác biệt?

– Hoa của phong lữ thảo có hai loại là hoa đơn và hoa kép. Màu sắc hoa khá phong phú, nổi bật với các màu  như hồng, trắng, cam, cam nhạt, đỏ, đỏ tươi, tím…Thậm chí có những loại hoa có 2 màu trên cùng 1 bông hoa.

– Hoa sau khi tàn sẽ kết quả, quả không tròn đều mà nhọn như mỏ sếu. Đó là lý do tại sao loài hoa này còn được gọi là hoa mỏ sếu.

– Điểm thu hút của loài hoa này là lá và cánh hoa đều chứa tinh dầu. Khi bạn vò nát lá và hoa sẽ ngửi thấy một mùi hương rất dễ chịu giống như trái cây, lại thoang thoảng mùi chanh và bạc hà.

– Phong lữ thảo thường được chiết xuất thành tinh dầu. Tinh dầu phong lữ thảo thường dùng làm nước hoa. Ngoài ra tinh dầu phong lữ thảo còn có tác dụng đuổi muỗi. Chính vì vậy những gia đình có trẻ nhỏ thường trồng 1 – 2 cây hoa phong lữ thảo trong nhà, vừa làm đẹp vừa xua đuổi muỗi tự nhiên, an toàn lại hiệu quả.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng hoa phong lữ thảo

2.1 Trồng từ cành – cách giâm cành

Phong lữ thảo thường được trồng từ cành giâm. Bạn cắt một đoạn cành bánh tẻ trên thân cây mẹ khỏe mạnh. Lưu ý là đoạn giâm có 2 – 3 mắt mầm và dài khoảng 10 cm. 

Khi cắt bạn vát một góc 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc của cành giâm với giá thể, cành nhanh ra rễ.

Bạn giâm cành vào các bầu đất. Nuôi cây đến khi thành cây con trưởng thành thì bứng vào chậu trồng. Ngoài ra bạn có thể giâm trực tiếp vào chậu trồng.

Trồng hoa từ hạt

Trồng hoa từ hạt

2.2 Trồng từ hạt

– Bên cạnh cách giâm cành bạn có thể trồng hoa bằng hạt. Hạt giống bạn tìm mua ở cửa hàng cây hoa cảnh hoặc hạt giống hoa nhập ngoại có rất nhiều.

– Đất trồng hoa gồm đất thịt + xơ dừa + tro trấu theo tỷ lệ 1:1:1 trộn đều với nhau. Sau khi đã chuẩn bị xong đất trồng bạn tiến hành gieo hạt vào các luống đã lên. Tốt nhất là nên gieo hạt vào các chậu nhựa có đục lỗ thoát nước.

– Các hạt gieo cách nhau khoảng 5 cm, khoảng cách mỗi hàng là 2 cm.

– Sau khi gieo hạt bạn dùng rơm rạ hoặc cỏ khô che phủ lên. Khi mầm non bắt đầu trổ ra thì bỏ lớp che chắn.

Mỗi ngày bạn tưới phun sương để cấp ẩm cho hạt nảy mầm. Khi cây non trổ 3 lá thật, cao khoảng 6 – 7 cm thì bạn bứng cây kèm theo một chút đất trồng rồi trồng và chậu to. Tiếp tục tưới nước và hứng sáng cho cây non nhanh lớn.

Thời gian từ khi gieo hạt đến khi hoa nở khoảng 4 – 5 tháng.

3. Cách chăm sóc hoa phong lữ thảo

Bón phân: Phong lữ thảo rủ hay đứng đều thích trồng trong chậu cao hoặc trong chậu treo. Để cây ra hoa đẹp và giữ màu lâu bạn nên duy trì bón phân khoảng 2 – 3 tuần / 1 lần.

Lượng nước: Phong lữ thảo không phải là loài ưa nước, khoảng 1 – 2 ngày thấy đất khô bạn tưới ẩm đất cho cây là được.

Ánh sáng: Phong lữ thảo cũng không kén ánh sáng, sáng nhiều hay nửa sáng nửa râm chúng đều sinh trường tốt.

Thời gian nở hoa: Hoa phong lữ thảo nở vào mùa đông, khi thời tiết bắt đầu lạnh, thường sẽ kéo dài khoảng 2 tuần mới tàn và cho tiếp đợt hoa khác đến khi hết hè.

– Sau khi hoa tàn bạn cần cải tạo lại đất, cắt sát gốc hoa để cây nứt nhánh mới. Bón thêm phân để tăng độ dinh dưỡng cho đất trồng.

– Sâu và các bệnh thường gặp: Phong lữ thảo rất ít khi bị sâu bệnh, thường thì nếu để cây bị ngập úng hoặc trong bóng râm độ ẩm cao cây sẽ xuất hiện tình trạng bị nấm mốc. Bạn tiến phun thuốc để giải quyết vấn đề này ở cây là được.

4. Ý nghĩa và công dụng của hoa phong lữ

4.1 Ý nghĩa phong thủy

Hoa Phong lữ thảo đa dạng các màu hoa và mỗi màu hoa có một ý nghĩa khác nhau:

  • Phong lữ màu sẫm mang ý nghĩa cho nỗi buồn, sầu muộn.
  • Phong lữ lá sồi tượng trưng cho tình bạn chân thành
  • Phong lữ đỏ hoặc hồng mang ý nghĩa của sự ưu ái – Đây là màu hoa phổ biến và được yêu thích nhất.
  • Phong lữ đỏ tươi truyền tải thông điệp về sự an ủi, vỗ về

4.2 Giá trị sinh học

Lá và hoa phong lữ thảo đều có chứa tinh dầu – có tác dụng xua đuổi muỗi rất tốt.

Bên cạnh đó, phong lữ thảo còn được dùng như một vị thuốc chữa các chứng căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh do tinh dầu của hoa có tác dụng an thần, thư giãn đầu óc.

Bên cạnh đó phong lữ thảo còn được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến món ăn giúp tăng hương vị và dưỡng chất.

Tổng kết

Phong lữ thảo không những là loại cây cảnh trang trí đẹp mắt mà còn có tác dụng tốt với cảm xúc và tinh thần của người trồng. Hy vọng rằng bạn sẽ trồng được những chậu hoa phong lữ thảo đẹp từ những chia sẻ từ #ohana nhé!

Xem thêm:

Cập nhật 14/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)