Cách trồng hoa hồng leo cho nhiều hoa – nở rực rỡ

Là nữ hoàng của các loại hoa, hoa hồng được trồng nhiều và phổ biến ở nhiều quốc gia. Một giàn hoa hồng trong khuôn viên nhà vừa tạo bóng mát, vừa trang trí không gian sống của bạn thêm sinh động và thẩm mỹ hơn.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo

Trồng hoa hồng leo có khó không và kỹ thuật trồng như thế nào để cây ra hoa đẹp? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn! Cùng theo dõi nhé!

1. Trồng hoa hồng leo cần chuẩn bị những gì?

1.1 Hoa hồng leo có gì đặc biệt? Có nên trồng không

– Là một giống hoa phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Hoa hồng leo trồng nhiều trong sân nhà hay vườn thượng của nhiều gia đình từ thành phố đến nông thôn.

– Hồng leo được trồng trên giàn, bò tường hoặc bám vào các thân cây to và leo lên để sống nhờ. Hoa hồng leo có thân gỗ, gốc nhiều rễ phụ, cành nhỏ và thon hơn giống hồng khác, buông rủ.

– Tán cây hồng leo rất rộng, vươn dài từ 2,5-3m nếu được trồng đúng cách.

– Giống như nhiều giống hồng khác, lá hồng leo có răng cưa nhỏ ở viền lá. Tuy nhiên, lá của giống hồng leo này nhỏ và thon hơn, giống như một chiếc lông vũ. Lá mọc kép, phiến mỏng màu xanh tươi tắn.

– Hoa hồng leo nở vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 5 là giai đoạn hoa nở rộ nhất. Màu sắc của giống hồng leo rất phong phú: Đỏ, tím, hồng phấn, hồng đậm, cam, trắng…Mỗi khi nở, hoa xòe rộng, nhụy vàng tươi, cánh mềm như nhung. Hương thơm thoang thoảng rất dễ chịu.

– Quả của hoa hồng lai màu đỏ hơi thẫm như màu gạch, hình cầu dẹp xinh xắn.

Trồng hoa hồng leo tại sân thượng

Trồng hoa hồng leo tại sân thượng

1.2 Nên bắt đầu trồng vào tháng mấy?

Hoa hồng leo có thể trồng bốn mùa nhưng thời điểm lý tưởng nhất là mùa xuân. Thời điểm khi thời tiết chịu để cây cối sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên trồng cây vào lúc sáng sớm, trời còn nhiều sương. Không nên trồng cây lúc giữa trưa hoặc khi trời nắng gắt vì cây sẽ khó sống với điều kiện thời tiết như vậy.

– Đặc tính của hoa hồng leo là ưa bóng râm và thời tiết mát mẻ nhưng không chịu được ngập úng. Đó là lý do vì sao giống hồng này sinh trưởng nhiều ở vùng ôn đới.

– Ưu điểm của giống hồng này là cây khỏe, sức sống tốt và ra hoa rất lâu.

– Tuy nhiên nhược điểm của nó là tốc độ sinh trưởng khá chậm. Do đó bạn phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để chăm sóc cây.

Với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, hoa hồng leo được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng hoặc vùng núi, cao nguyên mát mẻ. Những vùng thời tiết khô hạn hay ngập lụt khó trồng giống hoa này.

Cây phát triển cho hoa nở đẹp

Cây phát triển cho hoa nở đẹp

1.3 Lựa chọn chậu trồng

Nếu trồng hoa trong chậu, bạn chọn chậu kích cỡ khoảng 20x20cm cho những cây giống nhỏ. Nếu trồng chậu to ngay từ đầu sẽ rất tốn tài nguyên chăm sóc và khó kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm mà cây cần.

Còn nếu bạn trồng từ thân cây to khoảng hơn 1m thì phải chọn những chậu cây to hơn. Chiều cao ít nhất phải bằng một nửa chiều cao của cây nghĩa là khoảng 50cm. Chiều rộng của cây không bắt buộc, khoảng 30 -50cm tùy bạn chọn.

Vì cây sẽ leo giàn nên việc trồng cây trong chậu hay trồng trực tiếp trên mặt đất không quá quan trọng. Chậu trồng bạn có thể chọn chậu sứ, chậu đất nung hoặc chậu nhựa. Điều quan trọng là để ý đến chất lượng chậu có bền và có lỗ thoát nước không nhé!

Lúc cây còn nhỏ không thể tự bám tốt vào bờ tường hay cây to được. Do đó bạn chuẩn bị trước một bộ giàn nhỏ để cây bám, giàn này có thể dùng tre, nứa hoặc sợi thép đều được.

1.4 Thực hiện xử lý đất

Chuẩn bị đất trồng tốt là điều kiện đầu tiên để cây có thể sinh trưởng tốt avfra hoa đẹp. Bên cạnh đất thịt trong vườn nhà bạn phải chuẩn bị thêm các loại đất và nguyên liệu khác theo công thức: 5 phần đất màu dẻo xốp + 2 phần trấu + 2 phần đất sạch + 1 phần phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều với nhau để đất được tơi, mịn.

Chuẩn bị đất trồng khá quan trọng

Chuẩn bị đất trồng khá quan trọng

Bên cạnh đó, để tránh cây bị thối rễ, chết cây do úng nước tưới bạn phải lót một lớp vỏ trấu khô trong chậu trước khi đổ đất vào.

Xem thêm:

2. Cách trồng hoa hồng leo đúng cách

2.1 Trồng hoa hồng leo trong chậu

Cây non mua về còn đựng trong bọc trồng, bạn dùng kéo hoặc dùng tay cẩn thận xé lớp màng bọc đi. Trước khi cho cây vào chậu, bạn rải thêm một lớp phân hữu cơ trên lớp trấu khô.

Sau đó nhẹ nhàng đặt bầu cây vào giữ chậu. Đổ nhẹ đất đã pha trộn xung quanh bầu cây, giữ vững bầu cây để cây không bị đổ và chú ý không lấp đất sâu vào thân cây hay che lấp mắt trồng nhé! Nên nhẹ tay lớp đất trồng.

Tiếp đó bạn cắm một que tre bên cạnh gốc hoa rồi dùng dây buộc thân cây với que tre. Que tre này sẽ giúp cây đứng vững, không bị đổ khi gặp gió thổi mạnh. Sau khi trồng xong bạn tưới nước cho cây. Để trong bóng mát khoảng 4-5 ngày rồi mới cho cây ra nắng.

2.2 Sử dụng phương pháp giâm cành

Chọn những cây hồng khỏe mạnh để cắt cành giâm. Bạn dùng dao hoặc kéo thật sắc, cắt gọn một đường trên cành hoa hồng leo bánh tẻ, chiều dài bằng một chiếc đũa ăn cơm. Trong khi cắt bạn nhớ chỉ cắt một nhát dứt khoát. Tránh động đến vết cắt nhiều sẽ khiến nhánh cây bị chết, không nảy mầm được.

Bạn chuẩn bị một chậu nước có pha thuốc kích thích mọc rễ, sau khi cắt cành xong ngâm ngay cành vào chậu nước này trong 30-45 phút. Vì cành cây rất yếu nên cần có sự tác động của thuốc kích thích để tăng tỷ lệ sống và ra hoa của cây.

Chuẩn bị chậu và đổ đất trồng và giá thể vào, đào một lỗ nhỏ đường kính chừng 1 chiếc đĩa, sâu khoảng 1 đốt ngón tay rồi cho cành hoa vào, cắm nghiêng cành để cây nhận được nhiều ánh sáng hơn rồi lấp nhẹ đất, tưới nước cho cành.  Khoảng 25 ngày đến 1 tháng cành sẽ nứt chồi non và khoảng 2 tháng sau cây đủ khỏe mạnh là bạn có thể bứng ra trồng được rồi.

2.3 Trồng hoa hồng leo từ hạt

Bạn có thể tìm mau hạt giống ở các cửa hàng bán giống cây trồng hoặc cây cảnh. Khu mua về, bạn ngâm hạt trong nước lạnh rồi ngâm tiếp khoảng hơn 1 ngày trong nước ấm để hạt căng là có thể đem ra trồng được.

Trồng hoa hồng từ hạt

Trồng hoa hồng từ hạt

Bạn chuẩn bị khay hoặc chậu trồng, đổ đất lên, rồi gieo hạt, độ thưa của mỗi hạt khoảng 10-15cm, lấp đất phủ kín hạt giống rồi tưới đẫm nước. Tùy theo loại hạt giống và điều kiện trồng, nhanh thì 7 ngày, chậm thì 30 ngày hạt giống sẽ nảy mầm.

Trong quá trình ươm hạt, bạn nhớ tưới nước thường xuyên mỗi ngày 2 lần và che đậy khi nắng gắt hoặc mưa to nhé!

Xem thêm:

3. Cách chăm sóc hoa hồng leo

3.1 Tưới nước

Khi cây đã lớn, bạn duy trì tưới cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối nhé. Khi tưới, bạn nhớ chỉ tưới quanh gốc, nếu tưới trên ngọn hoặc hoa thì phải tưới phun sương và cũng không nên tưới nhiều trên các bộ phận đấy bởi sẽ khiến cây úng nước không ra hoa được. Một lưu ý nữa là không nên tưới cây vào ban đêm sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội làm hai cây nhé!

Cây hoa hồng leo ưa khô thoáng và mát mẻ, không chịu được ngập úng. Do vậy khi vào mùa đông hay mùa mưa, độ ẩm trong không khí cao nên bạn giảm số lần tưới lại, cách 2-3 ngày tưới một lần. Nếu trời mưa to, nước ngập vào gốc cây bạn phải tìm cách tiêu thoát nước ngay.

3.2 Thực hiện thay đất

Trồng cây trong chậu có ưu điểm là thẩm mỹ và dễ chăm sóc nhưng sau một thời gian, đất trồng mất dần chất dinh dưỡng, việc bón phân hữu cơ không phải là cách lâu dài bởi nó càng khiến đất trở nên khô cằn, cây bị vàng lá, còi cọc.

Bởi vậy, bạn phải để ý các dấu hiệu để thay chậu kịp thời cho cây.

Trước khi thay chậu khoảng 1 ngày bạn nên ngừng tưới nước và cấp ẩm cho cây.

Sau khi thay chậu bạn tưới nhiều nước cho cây. Đồng thời tỉa bớt lá và cành phụ để những cành chính được tập trung phát triển.

3.3 Chế độ ánh sáng và cắt tỉa cho cây

Hướng trồng lý tưởng của cây là hướng đông, hướng mặt trời mọc. Loài cây này rất ưa ánh sáng và không gian thoáng đãng, bạn nên để cây được phơi nắng tự nhiên mỗi ngày để cây ra hoa đẹp và phát triển khỏe mạnh.

Khi lớn, tán cây xòe ra rất rộng và cành lá cũng nhiều hơn. Lúc này, bạn nên cắt tỉa bớt những cành không cần thiết để tạo hình đẹp cho cây và cũng là để rễ tập trung nuôi những cành chính.

3.4 Phòng trừ sâu bệnh

Mặc dù có sức sống tốt nhưng cây hồng leo cũng rất dễ bị bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Bạn cần lưu ý những điểm sau để cây được phát triển khỏe mạnh:

– Chỉ tưới vào gốc cây, hạn chế tưới vào lá, nụ, hoa và đặc biệt không tưới hoa vào ban đêm.

– Phát hiện các dấu hiệu của nấm cây kịp thời, phun xịt các loại thuốc diệt nấm mốc cho cây trong khoảng 7 ngày.

– Sử dụng Confindor phun cho cây khi cây có bọ xít.

– Phun xịt Alphamite khi cây xuất hiện nhện đỏ cư trú.

Kết bài

Hoa hồng leo sẽ khỏe mạnh, cho hoa đẹp nếu được trồng và chăm sóc đúng cách. Mong rằng những chia sẻ của #ohana vừa rồi đã giúp bạn có được những kỹ năng nhất định để trồng và chăm sóc hoa hồng leo thành công nhé!

Cập nhật 2706/2020

Đánh giá
Đánh giá