Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên tại nhà – cho hoa nở đẹp quanh năm

Hoa đỗ quyên là loại cây cảnh rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Trong văn hóa của người Hà Nội xưa, những ngày tết không thể thiếu một chậu đỗ quyên trưng trong nhà. Hoa đỗ quyên đỏ thắm, cành lá xanh non là điềm báo may mắn, chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt lành cho gia chủ.

Cùng wikiohana theo chân Shop hoa Nguyệt Hỷ tìm hiểu về loài hoa này nhé !

Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên

Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên được trồng nhiều ở miền Bắc, trên những núi đá cao rực rỡ sắc đỏ thắm của những rặng đỗ quyên rừng. Giờ đây nhu cầu chơi đỗ quyên tăng cao nên đỗ quyên được trồng nhiều hơn, cắt tỉa, uốn cây theo sở thích của người chơi hoa.

Trồng được đỗ quyên đã khó, công đoạn chăm sóc đỗ quyên lại tốn nhiều công hơn. Nhưng khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ của chậu đỗ quyên chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng hoa Đỗ Quyên ?

1.1 Lựa giống

Đỗ quyên hay còn được gọi với cái tên khác là hoa sơn tra. Hiện nay giống đỗ quyên được trồng phổ biến nhất là đỗ quyên Bỉ. Giống đỗ quyên này có ưu điểm là cây nhỏ nhưng rất sai hoa, bông nở to và giữ màu được rất lâu.

Cũng rất dễ lai tạo thành các giống cây mới. Có nhiều cách để trồng hoa đỗ quyên, trồng hạt giống hoa hay giâm cành, chiết cành đều được. Tuy nhiên để tăng tỷ lệ cây sống sót và cây nhanh ra hoa thì phương pháp giâm cành, chiết cành vẫn luôn được ưu tiên.

1.2 Chuẩn bị đất trồng hoa đỗ quyên

Đặc tính của đỗ quyên là không chịu được đất kiềm, giống đỗ quyên Bỉ thích đất chua nhất. Đất trồng cây cũng không được sơ sài. Bạn phải chọn loại đất tơi, xốp, mịn, nhiều dưỡng chất, thoát nước và thoát khí tốt.

Bên cạnh đó, đất trồng đỗ quyên còn được pha thêm các loại mùn và lá cây họ tùng mục, thông để giữ ẩm tốt cho cây trong quá trình sinh trưởng.

1.3 Lựa chọn chậu trồng

Tùy theo hình dáng và chiều cao của cây mà bạn chọn chậu có kích thước phù hợp. Thường thì đỗ quyên sẽ được trồng trong chậu sứ hay chậu đất nung, vừa thẩm mỹ là bền lâu.

Khi chọn chậu bạn cần lưu ý một điểm rằng đỗ quyền là loại cây mọc cạn, rễ tán rộng chứ không đâm sâu vào lòng đất. Do vậy những loại chậu nông sẽ thích hợp hơn chậu cao.

Trước khi cho đất vào chậu trồng, nếu chậu không có lỗ thoát nước ở đáy thì bạn phải khoét một lỗ dưới đáy chậu. Sau đó dùng một tấm lưới nilon nhỏ lót dưới rồi xếp 1-2 lớp sỏi thô và gạch vụn lên trên.

Bạn đổ đất vào chậu, khối lượng khoảng ½-⅓ thể tích chậu trồng. Trong quá trình cây lớn, rễ sẽ mọc lan dài ra, bạn có thể thay chậu và thay cả lớp đất trồng nếu muốn.

1.4 Vị trí trồng hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên thường được trưng bày trong nhà. Khi trồng trong nhà, bạn đặt cây ở nơi thoáng khí và đón ánh nắng mặt trời. Vào mỗi buổi tối bạn nên cho chậu ra ngoài trời để cây đón sương.

Bạn không nên chỉ đặt mãi cây trong nhà. Để cây ra hoa đẹp và có sức sống tốt thì cách khoảng 1 tháng một lần bạn cho cây ra ngoài.

Đỗ quyên sẽ cho hoa đẹp nếu được trồng ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp. Ban đêm nên duy trì ở nhiệt độ 18 độ C và ban ngày rơi vào khoảng 27 độ C. Nụ hoa khi chớm hé nở cũng cần phơi nắng sớm mỗi ngày.

Xem thêm:


2. Kỹ thuật tưới nước cho hoa đỗ quyên

Một trong những đặc tính bạn cần phải biết của đỗ quyên là cây không chịu được khô hạn và ngập úng. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị vàng lá, thân cành teo tóp và hoa thì rơi rụng. Còn nếu thừa nước, thì rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Do vậy, dựa vào thời tiết bạn nên cân đối lượng nước tưới cho phù hợp.

Với điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày chỉ cần tưới cho cây 1-2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bên cạnh đó, cần tăng lượng nước tưới khi cây bước vào giai đoạn nứt nụ, ra hoa.

Khi tưới phải tưới toàn bộ cây đặc biệt là làm ẩm gốc cây. Nên dùng cách tưới phun sương để tránh làm gãy nụ hay chồi hoa.

Hoa đỗ quyên là loài cây ưa nước

Hoa đỗ quyên là loài cây ưa nước

Nguyên tắc tưới nước

Tưới nước gì và thời gian tưới như thế nào rất quan trọng để cây đỗ quyên cho hoa đẹp. Trong thời gian đầu trồng kích thích cây lên chồi thì bạn hầu như không tưới cây, chỉ tưới đủ để đất ẩm.

Khoảng nửa tháng (10-15 ngày) thì bạn dùng nước đậu chua hoặc nước gạo để tưới cho cây. Bên cạnh đó, cách 5-10 ngày thì bạn tưới nước giải ngấu. Ngoài ra bạn cũng phải pha loãng sunfat sắt 5-10% tưới cho cây mỗi tháng mỗi lần để phòng chống bệnh vàng lá ở cây.

Xem thêm:


3. Chăm sóc cây hoa đỗ quyên đúng cách

3.1 Bón phân

Bên cạnh tưới nước đầy đủ thì bạn cũng cần bón phân hợp lý để cây đỗ quyên khỏe mạnh và nhanh cho hoa đẹp. Mặc dù vậy nhưng bạn không nên lạm dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh bón cho cây.

Nếu dư thừa lượng phân bón sẽ khiến đất trồng cây bị xơ cứng, cây sẽ không sinh trưởng bình thường được. Theo bí quyết của các nghệ nhân làm vườn thì chúng ta urn: Phân khô bón ít còn phân nước thì pha loãng.

Khi cây còn nhỏ thì chưa cần bón phân. Tuy nhiên khi cây được khoảng 2 năm tuổi thì bắt buộc phải tiến hành bón phân cho cây. Các cây trồng từ 2-3 năm tuổi, cứ cách 12-15 ngày bạn tưới phân loãng một lần cho cây. Và chỉ tưới vào những tháng cuối màu xuân đầu mùa hè.

Với các cây trồng trên 4 năm tuổi thì vào mùa xuân và mùa hạ, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng sau lại bón phân P, K và sau tháng 6 thì không bón phân nữa để cây tập trung ra hoa.

Một số chú ý khi bón phân:

  • Mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá.
  • Tuy nhiên nếu cây vẫn sinh trường tốt vào mùa hè và có dấu hiệu trổ bông thì bạn bón thêm Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) từ 1 đến 2 lần để kích thích nụ cây nhanh nở.
  • Tưới phân phải kết hợp cùng tưới nước và xới nhẹ đất trong chậu cây.
  • Bạn không cần bón phân sau mùa đông.

3.2 Cắt tỉa cành

Một chậu đỗ quyên đẹp, có giá trị nằm trước hết ở dáng của cây. Do vậy việc cắt tỉa. uốn nắn cành cây rất quan trọng. Thời điểm tiến hành việc cắt tỉa, uốn nắn cây được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ngủ nghỉ. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn tiến hành bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng cho cây.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải cắt tỉa kịp thời các cành lá vàng úa. Đặc biệt là các cành lá sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh.

Mẹo giúp cây ra hoa sớm: Nếu muốn cây đỗ quyên cho hoa sớm có một cách mà nhiều người truyền tai nhau là tăng cường chăm sóc để các cành mới nhanh mọc, khi chồi non bắt đầu nhú lên thì giảm lượng nước tưới, giảm nhiệt độ, luôn giữ cho đất trồng được ẩm.

3.3 Sâu bệnh hại cây đỗ quyên

Sâu hại

– Mỗi mùa hoa đỗ quyên nở nhện đỏ là đối tượng quấy phá nhiều nhất. Trong trường hợp này bạn cần dùng thuốc DDVP 0,1 % để phun trừ. Bên cạnh đó bạn cùng có thể ngâm lá trúc đào hoặc thanh hao trong nước rồi pha loãng nước ngâm đó rồi phun tưới cho cây.

– Rệp ống cũng là loài gây hại cho đỗ quyên, khiến lá, nhánh non và hoa đỗ quyên bị sứt sẹo, xấu xí. Với loài này, khi phát hiện bạn dùng thuốc Rogor 0,1 % để phun trừ hoặc xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng bằng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh 5%.  

– Ngoài nhện đỏ thì nhện râu ngắn cũng là loài rất hại với sự sinh trưởng của đỗ quyên. Khi phát hiện bệnh bạn hãy dùng Sumithion 0,2% phun diệt nhé!

Bệnh hại

Bệnh thối rễ: Đất trồng hoặc chậu cây xử lý không tốt trước khi trồng cũng là nguyên nhân khiến cây bị thối rễ. Để giải quyết vấn đề này việc cần làm đầu tiên là thay đất và đổi luôn chậu trồng. Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topxin 0,1% để phun vào chậu cây và đất để xây hồi phục.

Bệnh đốm nâu: Không chỉ ở đỗ quyên mà đốm nâu còn là loại bệnh rất hay gặp ở nhiều loại câu cảnh khác.  Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh trên cây đỗ quyên bạn hay tìm mua và phun Boodo 1%. Ngoài ra cần thường xuyên cắt tỉa lá, tưới nước và bón phân hợp lý để cây tăng sức chống chịu với vi khuẩn và sâu bệnh.

Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Nếu bạn sử dụng đất kiềm để trồng cây thì sẽ rất dễ gặp trường hợp này. Cách giải quyết là bổ sung thêm sắt sunfat nhé!

Kết bài

Đỗ quyên là một giống hoa đẹp, thích hợp để trồng làm cảnh tạo không gian nổi bật và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu biết cách trồng và chăm sóc, cây đỗ quyên có thể sống được rất lâu. Chúc bạn thành công và sở hữu được chậu hoa đẹp như ý nhé!

Cập nhật 17/06/2020

2.5/5 - (2 bình chọn)
2.5/5 - (2 bình chọn)