Hướng dẫn trồng và chăm Hoa Dâm Bụt đúng kỹ thuật

Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy các bức tranh hay bộ phim về vùng quê nhiệt đới đều có hình ảnh cô gái cài hoa lên tóc. Bông hoa đó không đâu xa lạ chính là giống hoa dâm bụt. Dù có hàng trăm loại khác nhau nhưng chung quy lại chúng đều thích nơi nóng ẩm.

Một số nước phù hợp là Ấn Độ, Haiti, Hawai hay Malaysia. Giống hoa này có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Bạn có thể trồng chúng thành hàng rào quanh nhà đấy! Vậy cách trồng hoa dâm bụt như thế nào? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay nhé!

1. Hoa Dâm Bụt – nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa

Đặc điểm của hoa

Tên khoa học của hoa dâm bụt là hibiscus. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với tên chính xác là hibiskos. Người đầu tiên gọi chúng với cái tên này là  Pedanius Dioscorides. Đây là 1 tác giả nổi tiếng của những bản thảo thời Roman. Tác phẩm tiêu biểu chính là bộ 5 quyển De Materia Medica. Discorides ngoài việc là một nhà thực vật học nổi tiếng thì còn là một quân y giỏi nữa. 

Có thể nói đây không chỉ đơn thuần là giống hoa đặc trưng của xứ nóng nữa. Mà nó còn mang trong mình nhiều ý nghĩa và công dụng khác.

  • Hoa râm bụt nở trên những bụi hoặc cây. Chiều cao chúng có thể đạt được lên tới 4,5m cơ đấy!
  • Nếu nhìn thấy giống dâm bụt đôi thì bạn đừng ngạc nhiên khi người ta gọi chúng là cẩm quy hồng nhé! Vì thực tế nó thuộc họ cẩm quy mà.
  • Dâm bụt đỏ đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn chăm chim ruồi đấy!
  • Dù là hoa dâm bụt màu gì thì bước và bước đêm đều ăn chúng.

Nhìn thấy hoa dâm bụt, hình ảnh tuổi trẻ chắc chắn sẽ hiện lên ngay trong đầu mỗi người. Đó thời thời khắc của sự nhiệt huyết, danh vọng và sắc đẹp. Có lẽ cũng bởi đây là giống cây tuổi thọ khá ngắn. Nó rất giống với tuổi trẻ hay sắc đẹp của mỗi người. Đều ngắn ngủi và ít ỏi đến đáng thương. Chính vì thế thông điệp mà loài hoa này truyền đi chính là hãy tận hưởng sức trẻ và sắc đẹp của mình khi còn có thể.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa dâm bụt

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa dâm bụt

Ý nghĩa của hoa Dâm Bụt

Tùy vào nơi chúng được trồng mà hoa dâm bụt mang ý nghĩa khác nhau. Nhưng tựu trung lại thì có 1 vài ý nghĩa rõ ràng sau:

  • Vì vẻ nữ tính, dịu dàng của nó nên người phụ nữ thường mang chúng. Hoặc người ta thường tặng hoa này cho phụ nữ. Ở Bắc Mỹ hoa dâm bụt chính là đại diện cho người vợ, người phụ nữ tuyệt vời nhất.
  • Dưới thời Victoria, khi ai đó tặng hoa dâm bụt nghĩa là họ đã công nhận vẻ đẹp của đối phương rồi.
  • Đối với người Trung Quốc thì hoa dâm bụt là đại diện cho vinh quang danh vọng. Vì thế loài hoa này được tặng cho cả nam và nữ.
Hoa dâm bụt màu vàng

Hoa dâm bụt màu vàng

Hoa dâm bụt cũng có nhiều màu sắc khác nhau, rực rỡ như cầu vồng vậy. Với mỗi nền văn hóa, màu sắc hoa dâm bụt lại có những ý nghĩa riêng biệt. Đôi khi sẽ có loài hoa dâm bụt được pha trộn bởi nhiều màu sắc. Nhưng chắc chắn sẽ có 1 màu nổi trội hơn cả.

  • Dâm bụt trắng là đại diện cho sự nữ tính, tinh khiết.
  • Dâm bụt vàng mang ý nghĩa may mắn, niềm vui, hạnh phúc
  • Dâm bụt hồng khiến người ta liên tưởng đến tình bạn hay tình yêu. Đó có thể là tình yêu gia đình, yêu bạn bè chứ không phải tình cảm nam nữ đơn thuần.
  • Dâm bụt tím là đại diện cho kiến thức, sự bí ẩn và được các tầng lớp cao quý hay dùng.
  • Dâm bụt đỏ là 1 trái tim mãnh liệt tình yêu và đam mê.

Hoa dâm bụt biểu tượng của những nền văn hóa

– Ở đất nước Haiti, hoa dâm bụt là quốc hoa không chính thức.

– Vào năm 1988, người ta lấy 1 giống hoa vàng có tên là dâm bụt là hoa đại diện cho nơi đây. Mặc dù vốn dĩ đây không phải loài hoa có nguồn gốc từ đây. Sau bông hoa dâm bụt đỏ – loài hoa quen thuộc của người Hawaii- thì đây là bông hoa đại diện thứ 2. Ý nghĩa của chúng chính là danh vọng là thứ phù du mà thôi.

– Hoa dâm bụt mang vẻ đẹp tinh tế, xinh đẹp, trẻ trung. Vì thế mà nhìn thấy hoa người ta nhớ ngay đến những người phụ nữ trẻ căng tràn nhựa sống. 

Tác dụng của hoa dâm bụt trong y học

Ngoài vẻ đẹp thì hoa dâm bụt còn khiến người ta yêu thishc bởi hương thơm thoang thoảng và công dụng trong y học của chúng nữa.

  • Người ta thường thêm cánh hoa dâm bụt vào trà thảo mộc để tạo màu và hương vị.
  • Có 1 số cây người ta dùng làm món ăn vì chứ vitamin C.
  • Người ta cho rằng trà, rượu thuốc hay bông hoa dâm bụt đều chữa được bệnh. Từ những bệnh khó như tim đến bệnh thông thường như cảm.
  • Theo báo cáo của webMD thì trà dâm bụt còn giúp tình trạng cao huyết áp thuyên giảm nữa.
  • Bạn không được sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào có nguồn gốc từ dâm bụt khi đang dùng thuốc giảm đau. 2 loại này không hợp nhau chút nào
  • Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần tránh các thực phẩm có nguồn gốc từ dâm bụt.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa dâm bụt (râm bụt)

Vào mùa xuân và mùa hè người ta thường trồng cây dâm bụt. Vì lúc này thời tiết thuận lợi để cây phát triển. Bạn cũng sẽ hạn chế được công chăm sóc và sâu bệnh hại cây.

Môi trường trước khi trồng cây dâm bụt

– Ánh sáng: Đây là giống cây ưa sáng tuyệt đối. Chúng sẽ không chịu nổi nơi nào âm u đâu. Ánh sáng chỉ cần không đủ thôi là nụ đã rụng rồi. Hoa có nở ra cũng nhỏ, không thắm, màu sắc nhợt nhạt. Nhìn chung rất mất thẩm mỹ. Mùa hè phải che nắng cho cây để cây không bị cháy lá, cháy thân. Còn mùa đông thì đem cây vào nhà tránh rét.

– Nhiệt độ: Chúng không chịu được rét lạnh mà chỉ thích nơi ấm áp và thoáng gió thôi. Từ tháng 10 trở đi bạn nên cho cây vào nhà là tốt nhất. Sau đó duy trì nhiệt độ tầm 15 đến 28 độ là được. Để ngoài đôi khi cây bị lạnh quá đấy!

– Nước: Chúng là giống cây ưa ẩm và không chịu hạn được. Do đó đều đặn mỗi ngày tưới nước cho cây 1 lần. Mùa hè thì tưới 2 lần 1 ngày vào sáng và chiếu mát. Như vậy lá và đất trồng sẽ đủ độ ẩm. Khi mùa mưa đến cần có biện pháp thoát nước tốt để cây không úng ngập.

– Đất: Chúng thì đất nào cũng thích nghi được. Đương nhiên nơi nào đất giàu dinh dưỡng lại có độ acid thì chúng phát triển còn nhanh và mạnh hơn. Bạn có thể tự trộn đất trồng như sau. Đất thịt và phân khô theo tỉ lệ 4:1 là được.

Phân bón: Dâm bụt là giống cho hoa quanh năm nên chúng cũng không đòi hỏi phân nhiều lắm. Nhưng bạn cũng cần chú ý để bổ sung phân kịp thời cho cây nhé! Như vậy cây mới đủ dinh dưỡng được. Khi mới trồng cây bạn cần bón cho cây. Sau đó khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng thì đều đặn bón 1-2 lần 1 tháng. Đến khi cây ra hoa thì bón thêm kali cho chúng vài ba lần. Bạn nên dùng phân hữu cơ hơn là vô cơ.

Nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành

Nhân giống dâm bụt người ta hay dùng phương pháp giâm cành. Giâm bằng cành non hay già đều được cả. Và người ta thường giâm cành vào thời điểm mưa dầm.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa dâm bụt

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa dâm bụt

Phương pháp giâm cành non

Những cành đem giâm phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. Để lại phần giá trên ngọn, lá bên dưới thì tuốt đi. Sau đó đem cắm cành xuống đất cát. Chú ý độ ẩm của đất cần đủ. Không khí xung quanh cũng phải mát mẻ và ẩm ướt để cành không héo. Nhiệt độ nên duy trì là 18 đến 20 độ là lý tưởng.

Chừng 20 ngày đến 1 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra rễ. Thời điểm tốt nhất để giâm cành là mùa hè hoặc sang thu. Lúc này thời tiết thuận lợi hơn 2 mùa còn lại. 

Cách làm như sau. Đầu tiên bạn cắt bớt ngọn cành đã. Rồi đem cành cắt thành từng đoạn 10cm. Chú ý mỗi đoạn cành phải có 2 đến 3 lá nhé! Sau đó cứ tiến hành như bên trên mình đã hướng dẫn là được.

Phương pháp giâm cành già

Ở giai đoạn cây đang phát triển bạn có thể giâm cành cứng cũng được. Thời điểm giâm cành vào độ tháng 5-6. Cành cứng đem giâm phải to, thô, khỏe. Tuổi đời ít nhất trên 2 năm. Cành cắt dài chừng 15cm là được. Nên cắt ở phần giữa cành và cách chồi non tầm nửa phân đến 1 phân là được. Mục đích là để cành sau khi cắt không bị khô héo. Ở nhiệt độ 15 đến 25 độ thì chùng 20 ngày sau cành sẽ mọc rễ.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng dâm bụt

Nhìn chung người ta thường trồng dâm bụt bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Hiện tại thì cả 2 cách đều được áp dụng phổ biến.

Giâm cành là phương pháp thích hợp với những cây đã lớn và đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Còn nếu thích hoa dâm bụt lùn thì gieo hạt là cách tốt nhất.

Bạn có thể gieo hạt dâm bụt trực tiếp vào đất hoặc trong chậu. Đất trồng nên được trộn phân từ trước.

Gieo hạt xong thì dùng bình xịt phun sương phun vào chỗ đã gieo hạt để đất ẩm. Như vậy hạt sẽ mau chóng nảy mầm. Nhiệt độ lý tưởng để hạt nảy mầm là từ 15 đến 20 độ. Đợi cây ra 2-3 lá thật thì mang đi trồng được rồi.

Đến thời điểm cây 2-3 tháng tuổi là chúng bắt đầu phát triển nhanh chóng và chuẩn bị ra hoa. Lúc này bạn nhớ chăm nom cây thường xuyên hơn nhé. Bạn nên tỉa cành, cắt bỏ cành lá héo úa, sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng cho việc ra hoa.

Hướng dẫn chăm sóc dâm bụt

Sâu bệnh hại

– Hoa dâm bụt đặc biệt dễ bị sâu bệnh. CHúng sẽ làm lá co lại. Để phòng bệnh thì bạn để cây ở nơi thoáng gió là được.

– Điều trị các bệnh đốm lá, nhiễm than hay than bằng dung dịch Thiophanate – methenil. Đem dung dịch pha loãng theo tỉ lệ phần nghìn với nồng độ 70% rồi phun cho cây.

– Dùng dung dịch EC với nồng độ 10% để trị bệnh nhện đỏ, sâu ăn lá, thiêu thân ăn lá. Bạn pha loãng theo tỉ lệ 1:2000 là được.

Chăm sóc hoa râm bụt

1 thời gian sau khi trồng thì cây bắt đầu ra hoa. Từ thời điểm tháng 5 đến tháng 9 cây sẽ bắt đầu ra hoa. Lúc này bạn nên tưới nước với lượng vừa đủ cho cây. Như vậy cây đủ nước để phát triển cũng như cho hoa thắm hơn.

Hết hoa đợt 1 thì bạn tiến hành cắt cành già và chỉ giữa lại cành đang lớn thôi. Những cành này sẽ cho hoa ở đợt tiếp. Thậm chí có thể cho nhiều hoa hơn nữa đấy!

3. Kết bài

Trên đây là toàn bộ cách trồng hoa dâm bụt mà bạn có thể áp dụng để làm hàng rào râm bụt tại nhà. Cách làm không hề khó 1 chút nào. Dù bạn vụng tới mấy vẫn có thể làm được. Chúng mình tin là các bạn sẽ làm tốt đấy!

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)