Dạ yến thảo – hướng dẫn trồng, chăm sóc cho hoa nở đẹp

Nếu được hỏi loài hoa nào hay được chọn trồng trên ban công nhất. Có lẽ câu trả lời chính là hoa dạ yến thảo. Dạ yến thảo rủ mềm mại như sóng nước. Vì thế không chỉ có ban công nhà mà các nhà hàng, quán cà phê cũng rất yêu thích loại hoa này. Không chỉ có hoa rủ mà cành cây cũng mềm mại rồi rủ xuống theo chậu. Chính vì thế mà càng hấp dẫn hơn. 

Hoa dạ yến thảo có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu lại có vẻ đẹp riêng. Nếu bạn biết cách trồng dạ yến thảo và chăm sóc chúng tốt thì cả 4 mùa đều cho hoa. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu bí quyết này nhé!

1. Dạ Yến Thảo là cây gì? đặc điểm và nguồn gốc

1.1 Đặc tính sinh học

Người ta còn gọi dạ yến thảo với các tên khác là yên thảo hoa, hoa dã yến thảo. Cây này có nhiều màu sắc hoa khác nhau. Thường thì bạn sẽ thấy trắng, hồng, đỏ,…

Đây là loại cây thân thảo thuộc họ cà.  Mỗi bông hoa dạ yến thảo thường có đường kính 5cm. 1 cây chỉ cao từ 30 đến 50cm thôi.

Vào độ tháng 5-10 hoa dạ yến thảo bắt đầu nở rộ. Hoa dạ yến thảo không chỉ cố định 1 kiểu dáng mà lại rất phong phú. Giống cây này có khả năng chịu nóng hay lạnh đều rất tốt. Nhìn chung là thời tiết nào cũng có thể sống được. Hơn nữa chúng có khả năng cho hoa quanh năm.

Dạ Yến Thảo có 2 loại

  • Dã Yên Thảo kép: Với loại cây này thì có thân leo và hoa to hơn. Cánh hoa thuộc dạng cánh kép, nhiều cánh xếp lên nhau. Nếu chăm sóc tốt 1 bông hoa có thể to tới 13cm.
  • Dã Yên Thảo đơn: Đây là giống cây bụi. Giống cây này có rất nhiều hoa. Nhưng mỗi bông hoa chỉ có 1 lớp cánh thôi. Đường kính hoa nhỏ hơn loại dạ yến thảo kép. Thường thì chỉ to từ 5 đến 7,5cm thôi. Giống cây này thì trồng rất dễ mà lại ít sâu bọ.

1.2 Ý nghĩa của Dạ Yến Thảo

Trong từng hoàn cảnh mà hoa dạ yến thảo mang ý nghĩa khác nhau. Trong tình bạn loại hoa này giống như 1 lời nhắn rằng “trong trái tim mình luôn có cậu”. Còn trong tình yêu đây là loài hoa tượng trưng cho sự mơ mộng, 1 tình yêu hư ảo.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dạ yến thảo

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dạ yến thảo

Thông thường những người yêu thích loại hoa này đều là những người rất giàu tình cảm và ấm áp. Nhìn chung phần đa đều là những người điềm đạm trong cuộc sống.

Những ai mới  nhìn thấy hoa dạ yến thảo lần đầu đều thích vẻ xinh xắn và đáng yêu của nó. Chính vì thế, khi trang trí ngoại thất người ta thường dùng những chậu dạ yến thảo. Không chỉ có vậy mọi không gian đều có thể dùng loại hoa này để trang trí được.  Chỉ cần treo 3 đến 4 chậu dạ yến thảo với những màu sắc khác nhau thì không gian đã bừng sáng rồi.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc dạ yến thảo

2.1 Hướng dẫn trồng

Chọn giống

Người ta thường trồng dạ yến thảo bằng hạt. Những hạt hoa này thường được nhập từ Trung Quốc. Nhìn chung thì loại hạt này rẻ, cũng có chất lượng tương đối ổn nhưng bù lại ít loại. Không có gì đặc sắc cho lắm.

Hiện nay người ta ưa chuộng cá giống dạ yến thảo được mix nhiều màu khác nhau từ châu Âu. Ví dụ như giống của Đức, Nga hay Ba Lan. Vừa đẹp, chất lượng tốt mà lại nhiều màu sắc hấp dẫn nữa.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng hoa này nhất định phải tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất bạn nên trộn tỉ lệ 1:1 với phân trùn quế hoặc đất phù sa.

Tiến hành trồng

Rải 1 lớp đất mỏng từ 3 đến 5cm dưới đáy chậu trồng. Dùng bình phun sương nhỏ để phun cho đất ẩm rồi mới rải hạt lên bề mặt các lỗ ở chậu ươm.

Sau đó dùng đất vụn phủ 1 lớp mỏng nửa phân lên hạt là được. Sau khi trồng thì đều đặn tưới 4-6 lần 1 ngày bằng bình phun sương. Các chậu ươm cây lúc này phải thông thoáng, đủ ẩm. Chừng 5 đến 7 ngày sau hạt sẽ nảy mầm.

Chăm sóc cho đến khi cây có 3 đến 5 lá thật. Lúc này cây sẽ cao tầm 15 đến 20cm. Đem cây đi trồng riêng là được. Thông thường người ta sẽ trồng từ 1 đến 2 cây dạ yến thảo trong 1 chậu treo.

2.2 Hướng dẫn chăm sóc Dạ Yến Thảo

Phân bón và nước tưới

– Trồng cây xong thì vài ngày đầu bạn nên để chậu ở chỗ thoáng mát. Đợi cây mọc rễ rồi mới đưa ra chỗ khác.

– Cây cứng rồi thì mang chậu ra chỗ có nhiều ánh sáng để cây có thể phát triển tốt nhất. Mỗi ngày đều đặn tưới nước cho cây từ 1 đến 2 lần. Khi tưới nhớ dùng bình xịt phun sương nhé! Tưới nhiều quá cây không lớn mà còn chết do úng nước đấy!

– Đều đặn mỗi tuần bón phân NPK cho cây 1 lần. Khi bón chỉ cần 1 thìa phân hòa với 2 lít nước rồi phun đều quanh gốc cho cây là được. Sau đó thì tưới thêm chút nước sạch cho cây.

– Khi cây đạt chiều cao 20cm thì tiến hành bấm bớt ngọn đi. Mục đích là để cây mọc thêm nhiều nhánh nhỏ, và sau đó sẽ cho nhiều hoa hơn.

– Bạn cần thường xuyên làm sạch cỏ dại ở gốc cây để cây thông thoáng, phát triển tốt.

Hướng dẫn tỉa cành, sang chậu

Lúc cây con đạt chiều cao chừng 10cm thì bạn có thể sang chậu cho cây rồi. Nhưng trước khi sang chậu cần làm như sau. Dùng dao sắc cắt dọc cốc rồi lột bỏ lớp nhựa ngoài.

Những chậu mới cho cây sống nên là chậu nhựa thông minh, chậu treo hoặc chậu ốp tường. Sau đó đổ đất trồng đầy chậu rồi tạo hốc bằng bầu ươm cây. Sau đó đặt bầu ươm vào chậu rồi ấn nhẹ đất xung quanh bầu lại là được.

– Những lá già úa, bệnh tật thì đem loại bỏ hết. Để tránh nấm hay bệnh phát triển rồi lây sang cây khác.

– Nếu trời mưa to quá thì bạn mang chậu trồng cây vào trong nhà. Do chúng là giống thân thảo nên dễ bị dập và không chịu được ngập úng.

Lưu ý khi sang chậu

– Cũng giống đất ươm cây thì đất trồng trong chậu phải thoát nước tốt. Bạn có thể dùng đất dinh dưỡng Tribat mua sẵn hoặc có thể tự trộn đất theo công thức sau. Dùng 1 phần đất thật tơi xốp trộn với nửa phần phân chuồng phơi ải. Phân chuồng giúp đấy có độ dinh dưỡng nhiều hơn.

– Sau đó lấy 1 phần than củi đập nhỏ trộn vào hỗn hợp trên. Than củi giúp đất thông thoáng và thoát nước tốt. Tiếp tục là 1 phần trấu để thoát nước cho chậu cây. Cuối cùng là khoảng ⅓ phần đá mài garito. Loại đá này cũng giúp thoát nước tốt.

– Nếu thấy nước chảy qua các lỗ thoát nước thì tưới đẫm nước cho cây. Căn cứ vào thời tiết mà bạn điều chỉnh tần suất và lượng nước tưới choc ây. Miễn sao cây đủ ẩm là được.

– Pha loãng phân NPK để bón cho lá.

– Cây cao tầm 20cm thì bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh rủ xuống chậu sẽ đẹp hơn.

Chăm sóc Dạ yến thảo khi ra hoa

– Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cây. Ngắt bỏ những lá héo, vàng, sâu bệnh,… Muốn giữ hoa lâu thì bạn ngắt bớt nhánh già đi để cây đẻ nhánh non mới.

– Muốn cây ra nhiều hoa thì để chậu trồng ở nơi có nhiều ánh sáng. Như vậy chỉ 1 thời gian ngắn bạn đã có được 1 chậu hoa tuyệt đẹp rồi. Hạt muốn nảy mầm thì cần được để ở nơi thoáng mà và nhiều ánh sáng. Nhưng chú ý không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhé!

– Nếu bạn trồng cây ở vùng có nhiệt độ thấp thì thời điểm tốt nhất gieo hạt là tháng 2-4. Lúc này thời tiết đã bắt đầu ấm lên. Nhiệt độ tương đối mát mẻ. Nếu trồng dạ yến thảo ở miền Nam thì gieo trồng quanh năm đều được.

– Khi gieo hạt chỉ cần gieo trực tiếp lên giá thể ươm thôi không cần lấp đất lên. Sau đó tưới ẩm cho đất rồi dùng tấm nhựa bọc kín lại để ở nơi thoáng mát, có chút ánh nắng nhẹ. Như vậy cây sẽ đủ điều kiện để nảy mầm. Tránh ánh mặt trời trực tiếp cho chậu ươm. Đồng thời chú ý giữ độ ẩm của đất luôn ổn định.

– Khi cây bắt đầu xòe rộng đường kính vào tầm 15cm thì bạn cần tỉa cành và cắt nhánh thường xuyên cho cây. Như vậy cây sẽ có đà để tăng trưởng và ra nhánh mới. Hoa sau này trổ ra cũng nhiều hơn. Bạn có thể bón bổ sung thêm tin rong biển để giúp cây có lực ra hoa. Hoa ra rồi cũng rực rỡ hơn nhiều. Thời gian chơi hoa cũng lâu hơn. Định kì 1 tuần bón 1 lần cho cây vào lúc 4-5 giờ chiều.

– Các đợt hoa gối nhau khi bạn ngắt bỏ cả cuống hoa ở đợt trước. Nách lá khi đó sẽ tự phát triển và ra hoa tiếp.

Lưu ý chung khi chăm sóc Dạ Yến Thảo

– Nếu cây quá già thì bạn cắt bớt thân ngọn đi mà chỉ giữ lại phân thân cây thôi. Thao tác này thực hiện vào lúc trời mát nhé! Sau đó vào mùa xuân có thể thay chậu, thay đất cho cây. Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây bật mầm. 1 thời gian ngắn sau cây lại cho hoa tiếp. Vì lúc này cây đủ dinh dưỡng rồi mà.

– Vì là giống thân thảo nên bạn tránh để ở nơi có gió to nhé. Cây dễ gẫy mà hoa ra dễ bị dập nát.

– Cây già thường có biểu hiện lá nhỏ, hoa không tươi, cành khẳng khiu. Lúc này bạn bón nhiều phân đạm cho cây là được.

Xem thêm:

3. Kết bài

Cách trồng dạ yến thảo chỉ có như trên thôi đấy! Bạn thấy chúng rất đơn giản đúng không? Chỉ có khâu chăm sóc, bấm ngọn là hơi phức tạp xíu thôi. Nhưng để có được chậu hoa đẹp thì như thế cũng xứng đáng đúng không? Chúc các bạn trồng được chậu dạ yến thảo như ý nhé!

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)