Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây vú sữa – ít sâu bệnh – nhanh thu

Cây vú sữa không còn là thứ quả gì xa lạ đối với nhiều người nữa. Nó là một loại quả bước ra từ những trang truyện cổ tích tuổi thơ và in sâu trong tâm trí mỗi người.

Cây vú sữa là đại diện cho tình cảm mẹ con dạt dào, là dòng sữa mẹ ấm áp nuôi ta khôn lớn. Loại quả này có vị ngọt thanh mát được rất nhiều người yêu thích. Không những thế chúng còn có giá trị kinh tế cao nữa.

Tuy vậy, không phải ai cũng biết được cách trồng, chăm bón chúng như thế nào để đạt được năng suất cũng như chất lượng cao, hay giá trị kinh tế của nó.

Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cây vú sữa đúng kỹ thuật để mỗi vụ mùa sẽ bội thu.

1. Cây vú sữa là cây gì? Đặc tính sinh học của cây

1.1 Đặc tính sinh học

Loài cây này  xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam nên nhiều người lầm tưởng nó là một loại cây thuần Việt. Thực chất, cây bắt nguồn từ vùng châu Mỹ xa xôi. Nó thuộc họ hồng xiêm. Trung bình mỗi cây vú sữa sẽ cao từ 10 đến 15m và có tán lá xòe rộng. Mức độ sinh trưởng của chúng được các chuyên gia đánh giá là tương đối nhanh.

Đặc điểm của cây là bộ rễ nông, nên vào mùa mưa bão bạn cần tránh xa những cây này vì tán lá nặng sẽ kéo bật gốc lên, gây nguy hiểm cho con người.

Tuy vậy, chúng lại phát triển rất nhanh chóng. Chính vì thế bạn có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm mà cây vẫn phát triển được tốt. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của những người trồng cây lâu năm thì nên trồng vào mùa mưa. Thời điểm này, đất đủ nước chính vì thế sẽ cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển nhanh chóng cũng như bạn không phải tưới nước thường xuyên.

Chọn giống

Chọn giống

Quả vú sữa

Quả vú sữa to khoảng bằng nắm tay người lớn. Vỏ xanh, trơn nhẵn. Khi chín chúng sẽ dần chuyển sang màu hồng nhạt hoặc hồng tím. Khi thưởng thức bạn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt thanh mát của chúng.

Quả vú sữa tròn đều, lớp vỏ không nhất định xanh ngắt mà có thể xuất hiện màu trắng hoặc màu tía nên trông khá bắt mắt.

Lớp vỏ của quả có chứa một lớp mủ. Lớp mủ này chát nên không ăn được. Phần thịt quả bên trong có hạt màu đen và cứng. Giống cây này trồng thì 6 đến 7 năm mới cho quả nhưng khi đã cho quả thì cho quả quanh năm. Nghĩa là vào bất cứ mùa nào bạn cũng có thể thưởng thức chúng được.

1.2 Có nên trồng cây vú sữa hay không? Công dụng của loại cây này là gì?

Do đặc điểm khí hậu nên cây vú sữa rất thích hợp trồng ở nước ta. Nơi trồng chúng cũng không bó buộc mà bạn có thể gặp ở góc sân vườn, đường phố hay công viên,….

Chính vì trồng được rộng rãi nên ngoài việc cho quả nó còn là một loại cây cho bóng mát rất tốt. Tán lá dày giúp che chắn ánh nắng trưa hè hay thanh lọc không khí vào những giờ cao điểm để không khí trong lành hơn.

Quả vú sữa rất dễ ăn nên được lòng khá nhiều người. Chính vì thế, hiệu quả kinh tế cây mang lại rất cao. Phần cùi của quả bạn có thể dùng tráng miệng cũng rất ngon. Vừa thanh mát lại vừa ngọt nhẹ. Nếu để trong tủ lạnh thì hương vị này còn hấp dẫn hơn nữa.

Nhiệt độ phù hợp để giữ quả luôn tươi mát và ngon nhất là từ 10 đến 15 độ. Và theo kinh nghiệm của những người sành ăn thì quả vú sữa nào vỏ có màu tía, lớp cùi thịt dày thì đó là những quả ngon và ngọt hơn hẳn những quả khác. Vì thế, khi đi chợ bạn cứ dựa theo kinh nghiệm này để chọn được những quả ngon nhé.

Chưa hết, lá vú sữa còn có thể dùng để nấu nước uống giống như hãm chè vậy. Lá vú sữa có hiệu quả trong việc điều trị 1 số bệnh như đái tháo đường, thấp khớp hay ho,…

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây vú sữa

2.1 Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Bạn đặt bầu đất thẳng sao cho mặt bầu cao ngang với mô đất trông. Nhẹ nhàng cắt bỏ vỏ bầu và lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên. Tiếp tục dùng đất nén chặt xung quanh và cắm cọc, buộc dây để giữ cây cố định. Sau đó thì tưới nước đẫm xung quanh gốc cây là được. Ở

Do đặc tính rễ nông nên khi nhiệt độ đất cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ của cây. Do đó bạn cần phải ủ gốc bằng cỏ khô, rơm rạ,… khi ủ thì cách gốc từ 30 đến 50cm. 

2.2 Chăm sóc đúng cách

  • Tưới nước

Thời điểm mùa khô bạn nhất định phải cung cấp đầy đủ nước cho cây và cả khi trái đang chín. Đồng thời cần phòng trừ cỏ dại quanh gốc bằng cách phủ che gốc bằng cây phân xanh, cỏ,… sau mỗi trận mưa to cần xới phá váng để tránh ứ đọng nước.

Vào vụ xuân (tháng 1, 2) và vụ thu (tháng 8,9) làm sạch cỏ toàn bộ diện tích. Mỗi năm đều đặn xới gốc từ 2 đến 3 lần.

Chăm sóc vú sữa đúng cách

Chăm sóc vú sữa đúng cách

  • Cắt tỉa cành, tạo dáng

Những năm đầu, bạn nên loại bỏ những cành ở sát gốc để chúng tập trung trên cao và phân bố về mọi hướng. Việc làm này sẽ giúp sau này bạn tạo được tán cây tròn và khống chế được chiều cao của cây không quá 5m. Những cành vượt tán, cành bị sâu bệnh, các cành phụ ốm yếu hay các cành sát đất cũng cần được cắt bỏ.

Riêng với vườn đã cho thu hoạch thì những cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh, các cành mọc đứng trong tán,… cần được loại. Như vậy sẽ giúp cây thoáng hơn, kích thích mọc cành mới khỏe mạnh.

Cứ sau mỗi lần thu hoạch bạn bỏ bớt 2-3 cành vươn cao,lá ít và có biểu hiện kém phát triển. Không nhất định phải cưa sát thân mà chỉ cần cằn ngắn chúng xòn khỏang 50 – 60cm tính từ gốc cành là được. Khi cưa cần cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước, sương. Cuối cùng dùng sơn quét 1 lớp lên vết cưa là được.

Sau khoảng 30 ngày kể từ ngày cưa cành, bạn có thể sẽ thấy rất nhiều chồi mới mọc ra. Lúc này chỉ cần giữ lại 2, 3 cành khỏe nhất, phân bố ở các hướng là được. Đến lúc chồi dài chừng 50cm thì tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh dưỡng để kích thích chồi mau phân cành.

Lúc này, cần chú ý theo dõi các loại côn trùng có khả năng hủy hoại chồi để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu là vườn cây đã cho trái lâu năm với tuổi đời trên 20 tuổi thì tiến hành trẻ hóa cây.

Kỹ thuật này cần được thực hiện liên tục trong 2,3 năm liên tiếp và khi tiến hành thì tiến hành từng phần, từng năm để vẫn có trái thu hoạch. Các cành mới sẽ cho trái trong vòng 15 đến 18 tháng.

  • Bón phân

Bón phân được chia làm 2 thời kỳ cụ thể. 

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Ở thời kỳ này, trong năm đầu tiên bạn tưới 20 đến 30g phân DAP hòa cùng 20ml nước và tưới đều cho cây. Sang năm thứ 2 trở đi lượng phân thích hợp là 2kg phân ure + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ mỗi loại một phần và chia đều thành 4 đợt bón trong năm. Cứ 3 tháng thì bón 1 lần.

Sang thời kỳ kinh doanh: cây từ năm thứ 5 trở đi là đã bắt đầu cho trái ổn định. Lúc này vườn bước vào giai đoạn kinh doanh. Vì vậy bón phân sẽ chia là 4 đợt gồm ra hoa, kết quả, nuôi quả và trước thu hoạch 1 tháng. Tùy vào sản lượng và tuổi của cây mà điều chỉnh lượng phân bón cho hợp lý.

  • Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây vú sữa thường bị các loại sâu hại chính như:

– Sâu đục quả: Loại sâu này gây hại từ khi quả mới chỉ có đường kính 2cm cho đến khi quả chín.

– Sâu ăn Bông: Khi cây bắt đầu ra hoa thì loại cây này thường sẽ tấn công trực tiếp vào hoa

– Sâu đục cành: Loại này gây hại cho cành và diễn qua quanh năm. Vì thế bạn cần theo dõi thường xuyên để phòng ngừa và điều trị.

– Rệp sáp: Chúng hoạt động mạnh vào mùa khô và thường gây hại trên mọi bộ phận của cây.

Các lọai bệnh cây hay gặp phải:

  • Bệnh thán thư; Bệnh này gây nên những đốm đen trên trái, sau đó sẽ lan rộng ra có thể gây thối trái hoảng chai thịt quả.
  • Bệnh thối quả: Khi thu hoạch và vận chuyển không đúng kỹ thuật sẽ khiến quả bị dập, nát.
  • Bệnh bồ hóng: Đi kèm với bệnh này là dấu hiệu xuất hiện đốm đen trên lá. Bệnh này và rệp sáp thường đi kèm với nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá cây cũng như chất lượng của quả.

Việc theo dõi các loại sâu bệnh hại thường xuyên sẽ giúp bạn có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời cho cây. Cần áp dụng triệt để biện pháp IPM, cắt bỏ cành yếu, cành bị sâu bệnh để cây có lực phát triển. Dùng thêm các lọai thuốc sinh học, thảo mộc để phun cho cây diệt trừ sâu hại.

Thu hoạch quả vú sữa chín

Thu hoạch quả vú sữa chín

2.3 Thu hái

Tùy theo từng giống cây và mùa vụ mà quả vú sữa từ khi đậu quả tới khi thu hoạch kéo dài 180 đến 200 ngày. Bạn cần thu hoạch khi quả đã chín sinh lý trên cây.

Nghĩa là khi quả đạt đến trạng thái và kích thước cũng như màu sắc đặc trưng nhất. Lúc thu hoạch thì nên thu cả cuống, những quả sâu bệnh, tổn thương cho vào thùng riêng. Những quả tốt cho xào thùng có lót giấy để hạn chế va chạm.

Trong quá trình vận chuyển đi xa, bạn có thể  bao vỏ lại để tránh trầy xước. Trong quá trình bảo quản hay vận chuyển cần tránh quả tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm vỏ trái xấu đi, cũng như không nên che trái bằng túi nilon vì sẽ làm nám trái. Lưu ý, khi xếp quả vào giỏ hay thùng thì cần lót giấy hoặc xốp và không xếp quá 4 đến 5 lớp 1 giỏ.

Kết bài

Trồng cây vú sữa không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần đảm bảo thời điểm bón phân, tỉa cành và lượng nước là chúng đã có thể phát triển tốt và cho ra những trái cây ngon, chất lượng rồi.

Cập nhật 29/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)