Cây Trường Sinh là cây gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách

Đây là giống cây cảnh được nhiều người sử dụng để trang trí trong nhà. Chúng có tên gọi khác là cây bỏng. Hoặc 1 số nơi gọi là cây diệp sinh căn. Chúng có hình dáng đẹp mắt, nhỏ gọn, thanh thoát.

Đồng thời trong phong thủy cây có ý nghĩa rất đặc biệt nữa. Nó thể hiện cho sự trường tốt, gắn kết yêu thương của mọi người.Hơn hết nó lại rất dễ chăm sóc. 

Nếu bạn đang tìm hiểu kỹ thuật trồng cây trường sinh thì hãy tham khảo ngay bài viết của chúng mình nhé! Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ vì sao lại đơn giản thế đấy!

1. Cây Trường Sinh có đặc điểm gì? nguồn gốc và ý nghĩa

Nguồn gốc và đặc tính sinh học

Tên khoa học đầy đủ của nó là Peperomia obtusifolia. Hay còn được gọi là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers. Nó là giống cây thuộc họ thuốc Bỏng (Crassulaceae). Ngoài cái tên là cây trường sinh ra thì ở 1 số nơi người ta còn gọi là cây thiên cảnh, cây bỏng, cây bông,…

Nhưng cái tên cây bỏng hay cây trường sinh được nhiều người dùng hơn cả. Cây là giống thân thảo. Chiều cao trung bình của chúng chỉ từ 10 đến 40cm thôi.

Thân và lá cây đều mọng nước. Thân cây tròn nhẵn bóng. Còn là thì hình bầu dục màu xanh đậm. Lá thường mọc từ dưới gốc lên và đối xứng nhau. Cũng có cây lá sẽ mọc từ thân ra. Nhưng cây nào lá cũng xum xuê lắm.

Những bông hoa trường sinh sẽ mọc thành những chuỗi nhỏ màu trắng. Nhìn chung thì cũng không to lắm. Thời gian hoa nở rất dài. Thông thường từ 12 tháng cho đến 4 năm cơ. Vì thế rất phù hợp với cái tên trường sinh đúng không?

Giống cây trường sinh là giống cây phát triển nhanh chóng mặt lại khỏe mạnh nữa. Hầu như chúng rất ít bị sâu bệnh.

Ứng dụng của cây Trường Sinh trong cuộc sống

Đặc điểm của cây là lá xanh đậm dày dặn nen khả năng thanh lọc không khí của chúng rất tốt. Chúng sẽ hấp thụ bụi, các chất độc gây ung thư,… Như vậy sẽ trả lại cho bạn một không gian thoáng đãng, trong sạch.

Người ta thường trồng cây trường sinh vào các chậu sứ trắng nhỏ. Những chiếc lá xanh tụ họp trên chiếc chậu sứ trắng xinh. Chà nghe thôi đã thấy đầy tính thẩm mỹ rồi đúng không? Người ta hay trưng bày chúng trên bàn ăn, bệ cửa sổ, phòng khách hay ban công,..Ở thành phố thì còn hay trưng bày trong nhà hàng, các quán cà phê nữa.

Cây trường sinh

Cây trường sinh

Nhất là ở nơi văn phòng sử dụng nhiều máy tính, máy in. 1 cây trường sinh sẽ hấp thụ các tia bức xạ gây hại từ các thiết bị điện. Để trên bàn làm việc vừa giúp tinh thần thoải mái hơn lại còn giúp lọc bớt các tia điện từ nữa chứ!

Không gian nào trưng bày cây trường sinh đều giúp người nhìn có được cảm giác thư thái. Đồng thời sẽ tăng được sự trong lành của nơi đó.

Và những tác dụng hữu hiệu khác …

Vào các dịp quan trọng như sinh nhật, mừng thọ, Tết, lễ thì người ta hay tặng nhau chậu trường sinh. Với mong muốn người nhận sức khỏe đồi dào, an khang thịnh vượng cả năm.

Nếu muốn trồng cây này để phủ đất trồng hay làm điểm nhấn cho các cây khác thì đúng là 1 ý tưởng hay đấy!

Ngoài làm cảnh hay hút sạch bụi bẩn thì nó còn được dùng để làm bài thuốc chữa ho nữa đấy!

Ý nghĩa phong thủy

Ý nghĩa phong thủy của nó là xua đuổi những điều xui xẻo. Gọi những điều may mắn đến. Còn khi đem cây đi tặng đồng nghiệp, bạn bè thì như muốn khẳng định mối quan hệ bền chặt theo thời gian vậy.

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Trường Sinh hiệu quả

Nhìn chung giống cây này dễ trồng lại cũng dễ chăm sóc. Chúng không đòi hỏi bạn phải kỳ công từ đất trồng tới nước tưới. Tuy nhiên điều kiện lý tưởng cho cây phát triển tốt luôn là câu hỏi của nhiều người. Cùng xem đó là gì nhé!

Chuẩn bị đất trồng

Thực ra đất thịt thì cây cũng sống được. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên chọn lấy đất tơi xốp nhiều chất đồng thời thoát nước tốt. Đây là loại đất cây rất thích đấy! Ngoài ra đất cần hơi chua và có độ ẩm trung bình 1 tý. Vì như vậy lá cây sẽ xanh và đẹp hơn. Muốn có được loại đất này thì đơn giản thôi. Bạn cứ trộn trấu, xơ dừa, tro, phân chuồng, đá perlite,… vào với nhau là được.

Cây trường sinh là giống cây sinh sôi cực nhanh lại cực dễ. Bạn chỉ cần lấy 1 lá già cắm xuống đất thôi thì cũng tạo thành cây và sống được. Lý do là chúng tạo được cây từ các khứa ở mép lá đấy!

Ngoài cách này ra thì người ta cũng nhân giống bằng cách gieo hạt, tách cây non, hay giâm cành.

Chế độ nước tưới

Vì chúng thuộc họ bỏng nên lá rất mọng nước. Ngoài lá ra thì còn có thân nữa. Đây là những nơi chúng dự trực nước. do đó khi trồng trong môi trường văn phòng thì 1 tuần cho cây uống nước 1 lần là được. Còn để ngoài trời thì tùy thời tiết mà điều chỉnh lượng nước. Miễn sao đất đủ ẩm là được.

Nếu tưới nhiều quá thì lượng nước dư thừa để lâu ngày sẽ gây tình trạng thối rễ, úng cây, vàng lá.

Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng

Nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 18 đến 30 độ. Ở nhiệt độ thấp hơn cây sẽ ngưng phát triển. Có thể dẫn đến tình trạng rụng lá. Ngược lại nhiệt độ cao thì hay bị rám là và chết cây.

Cây nên trồng trong điều kiện bán râm. Đó là những nơi có ánh nắng ít như ban công, sau cửa sổ hay dưới giếng trời. Đây là nơi phù hợp với cây nhất. Nếu đặt cây ở phòng máy lạnh thì tránh nơi hơi lạnh phả trực tiếp xuống nhé! Cây sẽ bị mất nước nhanh trong khi rễ chưa kịp hút nước đấy!

Nếu bạn bận rộn quá thì ban đêm cho cây ra ngoài hít thở khí trời 1 chút. Như vậy cây luôn được khỏe mạnh. Có thể nói đây là sự lựa chọn tối ưu cho những ai muốn trồng cây cảnh mà ít thời gian chăm sóc.

Phân bón và phòng trừ bệnh hại

Mỗi tháng bạn chón cho cây 1-2 chén phân chuồng phơi ải là được. Nếu không có thì dùng NPK. Chôn phân vào khoảng cách giữa gốc cây và chậu là được.

Có thể nói đây là giống cây ít bị sâu bệnh. Nhưng thi thoảng cũng sẽ bị sâu ăn lá hay rầy đấy! Lúc này thì bạn dùng các thuốc phù hợp để diệt trừ. Gợi ý cho bạn là Cyper; Confidor Sherzol,hoặc Ofunack .

Bạn cũng cần lau rửa lá thường xuyên. Đồng thời loại bỏ lá già, úa để tránh rụng xuống gốc. Như vậy sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển hại cây. Còn nếu muốn cây sum suê, nhiều nhánh nhiều hoa thì làm như sau. Chỉ cần cắt đi 2-3cm trên ngọn thân chính là được. Cắt tầm 1-2 lần là sẽ ra nhánh mới đấy!

Lưu ý chung khi chăm sóc cây Trường Sinh

  • Mặc dù là gióng ưa bóng nhưng bạn cần cho cây tắm nắng tuần 1-2 lần để cây lớn tự nhiên.
  • Lau rửa lá thường xuyên vừa giúp là cây bóng đẹp lại hạn chế được vi khuẩn, bệnh hại.
  • Không tiện tay đổ bã chè hay bã cà phê vào chậu cây. Mặt chậu lúc nào cũng cần thông thoáng. Định kỳ 1 tháng cho chúng ở ngoài trời 1 tuần.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây.
  • Loại bỏ ngay những lá vàng, lá úa, héo.
  • Khi cây bị rụng lá hay cành bị rục thì bạn cần chăm sóc đặc biệt để cây hồi lại. Nặng quá thì thay cây mới.

3. Kết bài

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cây trường sinh tại nhà đấy! Bạn hoàn toàn có thể bắt tay trồng ngay giống cây này từ 1 chiếc lá già. Hơn nữa việc chăm sóc chúng thì đơn giản vô cùng. Dù bạn là người bận rộn cũng không hề lo lắng cây sẽ chết chút nào. Còn chờ ợi gì nữa mà không thực hiện ngay thôi.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)