Cây Thủy Tùng – đặc điểm sinh trưởng – kỹ thuật trồng

Nếu là một người ưa thích cây cảnh chắc hẳn bạn đã biết hoặc từng nghe qua cái tên cây thủy tùng rồi nhỉ? Một loài cây cảnh nhỏ xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu rồi nhưng cho đến dạo gần đây khi thú chơi cây cảnh nổi lên nó mới được chú ý nhiều.

Vậy nên bài viết này #ohana sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cây thuỷ tùng nhé. 

1. Cây Thủy Tùng có đặc điểm gì? nguồn gốc và ý nghĩa

Đặc tính sinh học và nguồn gốc

Trong khoa học người ta gọi nó với cái tên Glyptostrobus Pensilis nghĩa là cây thông nước. Hiện nay đây là giống cây của chi Glyptostrobus duy nhất còn tồn tại. Nó có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Đông Nam của Trung Quốc, kéo dài từ tỉnh Phúc Kiến đến phía đông nam của tỉnh Vân Nam. Ở Việt Nam nó được tìm thấy ở các tỉnh miền Nam.

Cây Thủy Tùng là một trong các loài cây cho gỗ tốt nhất thế giới, thân cây chắc khỏe và bền. Sau khi chặt dễ đục tạo kiểu dáng. Người dân Anh thường chặt cây thủy tùng để lấy gỗ chế tạo ra cung tên.

Thực tế trên thế giới cây Thủy Tùng thuộc loại hiếm và khó tìm. Vậy nên các nhà khoa học đã liên tục tìm phương pháp nhân giống loài cây này và đến năm 2011 đã thành công. 

Cách nhân giống là ghép chồi lên thân cây bụt mọc (Taxodium distichum). Nghiên cứu thấy rằng những cây thủy tùng ghép chồi này sinh trưởng rất tốt trong môi trường nước hoặc trên cạn đều có tỷ lệ sống trên 70%.

Đặc tính hình thái của Thủy Tùng

Cây Thủy Tùng là cây thuộc giống cây bụi nhỏ. Cây có nhiều cành nhỏ mọc dài, dáng thanh mảnh. Lá cây hình tam giác mọc đều san sát nhau, thân và lá nhuộm một màu xanh đậm đẹp mắt. Tuy mảnh nhưng các nhánh cây nhiều mọc dài ra chụm vào nhau có thể bảo vệ cây trước giông bão.

Cây thủy tùng có hoa, đến mùa hoa nở từ các ngọn cây hoa mọc thành chùm nhỏ. Hoa tùng có màu trắng mọc thành cụm từ 1 đến 4 hoa, khi hoa tàn quả tùng màu đen sẽ hình thành. 

Cây thủy tùng để bàn

Cây thủy tùng để bàn

Ý nghĩa phong thủy của cây Thủy Tùng

Cây được mọi người yêu quý không chỉ bởi tác dụng của nó mà còn nhờ vào ý  nghĩa cao đẹp dành cho người sở hữu.

Sống ở vùng ven , nơi giao nhau giữa nước và cạn nên cây phải hứng chịu thiên tai khi mùa mưa bão đến. Tuy có cành lá mảnh nhỏ nhưng với sức sống mãnh liệt, cây luôn kiên cường chống chịu, các cành vươn cao bảo vệ nhau trước khó khăn. Bởi thế mọi người coi nó là đại diện cho những người anh hùng có tâm hồn thanh cao và nghị lực sống mãnh liệt. 

Cây thủy tùng theo phong thuỷ là loài cây mang đến sự thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ đặc biệt là gia đình làm kinh doanh. Những người tuổi Thân được khuyên nên mua một cây đặt trong nhà. 

Những ai nên sở hữu một cây kim thủy tùng?

Đầu tiên là các gia đình làm kinh doanh buôn bán hay các cửa hàng, tiệm ăn,…  vì cây có hình dáng đẹp mắt, độc đáo có thể đặt trên bàn thu ngân để mang lại sự may mắn. 

Thứ 2 là các gia đình, bạn có thể mua một chậu để trang trải trí cho không gian thêm phần tươi mát. Bạn có thể để ở bất cứ đâu trên bàn làm việc, trên kệ cửa sổ,…

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thủy tùng để bàn

Chăm sóc một chậu cây tùng không hề dễ bởi cây có một số đặc tính đặc biệt. Vậy nên sau đây #kiza sẽ nêu ra một số lưu ý để các bạn có thể chăm sóc cây tùng được dễ hơn nhé. 

Lựa cây giống

Đầu tiên là cần phù hợp với vị trí trồng. Bởi hầu hết cây cảnh vềđược mua để làm đẹp thêm cho không gian vậy nên việc thích hợp là vô cùng cần thiết. Bởi hiện nay ngày càng có nhiều chậu cây với màu sắc, hình dáng mới lạ và vô cùng phong phú cho bạn lựa chọn. 

Một chậu cây phù hợp sẽ khiến bạn thêm yêu thích ngôi nhà nhỏ của mình đấy. Cây thủy tùng sẽ tăng thêm không gian xanh cho nhà bạn nhưng cây không thể phát triển tốt nếu thiếu ánh sáng. Vậy nên chọn vị trí đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng để lá cây được xanh tươi tốt. 

Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng

Cây Thủy Tùng sinh trưởng tốt nhất trong khoảng từ 18 đến 25 độ C. Nhiệt độ trong nhà đáp ứng được điều kiện đó.

Hãy nhớ rằng ánh sáng rất quan trọng đối với cây trồng. Nó giúp cây quang hợp tạo ra khí oxy cho sự sống và cung cấp năng lượng để cây tồn tại và phát triển. Cần ánh sáng nhưng thủy tùng cũng ưa mát nên bạn có thể đặt cây trong nhà dưới ánh đèn huỳnh quang cây vẫn có thể phát triển. 

Nước tưới

Nước là thành phần không thể thiếu chiếm 70-90% khối lượng cây. Nó nuôi sống cây, hòa tan và vận chuyển đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi cây bị thiếu nước thì lá sẽ úa dần và sự sống của cây sẽ bị đe dọa. 

Khi được tưới quá nhiều nước thì đất luôn luôn ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh cho cây.  Đất trồng cây cần tơi xốp và khô thoáng, chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây. Do đó chỉ nên tưới đủ lượng nước cây cần, khoảng 2 đến 3 lần một tuần thôi.

Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây. Chúng ta nên tưới nước 2-3 lần/tuần để đảm bảo cây thủy tùng có thể phát triển tốt.

Lưu ý chung trong quá trình chăm sóc cây thủy tùng

Đầu tiên nếu chỉ là thuê cây thủy tùng thì hãy tin tưởng vào người chăm sóc của nơi cho thuê sẽ chăm sóc tốt cây cho bạn. 

Còn nếu là bạn mua về để trồng thì hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng để giữ cho màu lá được xanh tươi đẹp mắt. Không tưới cây thường xuyên, khi tưới chỉ thêm nước vào gốc cây không cần tưới cả ngọn cây. 
  • Chú ý nếu cây xuất hiện lá vàng thì loại bỏ ngay.
  • Thân cây mềm nhưng nếu quá mềm hay có dấu hiệu bị mục rữa thì cần sự chăm sóc chuyên nghiệp. 

3. Tìm hiểu về đặc tính và cách chăm sóc cây Kim Thủy Tùng

Đặc điểm hình thái

Kim Thủy Tùng có thể sống trong nhiều dạng môi trường, quanh năm luôn tươi tốt nên được rất nhiều người yêu thích. Cây có hình dáng cao mảnh, mềm mại lay động trước gió. Cây sinh trưởng tốt ngay cả khi đặt nơi bóng râm.

Thân và lá cây màu xanh lục, cành cây thì có màu nâu nhạt. Cây có nhiều cành nhỏ mọc ra và các nhánh này khá mềm  mỏng. 

Giống cây thủy tùng bình thường thì lá cây rất nhỏ, gồm nhiều lá mọc xen kẽ nhau. Lá có hình tam giác thuôn nhọn khá sắc và dài khoảng 1cm.

Rễ cây là rễ chùm, nhờ có bộ rễ to khỏe ấy mà cây có thể bám sâu vào lòng đất để đứng vững chắc trước cơn gió mạnh. 

Cây kim thuỷ tùng cũng có hoa, đến mùa các bông hoa trắng tinh nở rộ khắp các nách lá nổi bật trên nền lá xanh đậm. Hoa tàn quả mọc, quả cây kim tùng dài khoảng 1cm và có màu xanh bóng. 

Ý nghĩa với không gian sống

Với màu sắc nhẹ nhàng tươi mát, đặt một chậu cây kim thủy tùng sẽ giúp bạn mở rộng không gian, mang đến bầu không khí nhẹ nhàng thoải mái tạo nguồn cảm hứng khi làm việc. Vậy nên nó được rất nhiều người lựa chọn.

Tùng, trúc, cúc, mai là tứ quý cây của nước ta. Trong đó tùng là biểu hiện của sự sống hiên ngang, mãnh liệt và không ngại gian khó. Nó được ví như hình mẫu của một bậc đại trượng phu xưa. 

Kỹ thuật chăm sóc

Nên để cây thuỷ tùng ở bên ngoài để cây có điều kiện phát triển tốt hơn. 

Nếu như chọn cây để trưng trong nhà thì hãy giảm lượng nước tưới và mỗi tuần đều nên mang cây đi phơi nắng. Lượng ánh sáng cây nhận được sẽ ảnh hưởng đến màu lá của cây.  

Cây kim thủy tùng ưa nước nên hãy tưới nước thường xuyên cho cây. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu bạn trồng ở ngoài thì khi trời mưa kéo dài nên che chắn tránh để cây ngập úng quá lâu. 

4. Kết bài

Cây thủy tùng đẹp từ cái tên đến ý nghĩa trong phong thủy của nó. Có một cây thủy tùng trong nhà sẽ mang lại sự may mắn thịnh vượng cho gia chủ. Vậy nên bạn có thể chọn nó làm một món quà cho dành tặng cho gia đình và bạn bè.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)