Cây quýt đường !! Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường hiệu quả

Hiện nay, quýt đường là một trong những loại quả được nhiều nơi lựa chọn trồng vì chúng không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn giúp phổ biến loại quả chất lượng này đến nhiều người hơn nữa.

Loại quả này được các chuyên gia đánh giá là có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với người sử dụng. Không chỉ những múi quýt ngọt thơm, mát lành mới có giá trị dinh dưỡng mà từ xa xưa vỏ quyết đã được dùng như 1 loại nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y.

Ngày hôm nay, trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ thuật trồng quýt đường phổ biến nhất hiện nay để cho năng suất cao.

1. Cây quýt đường có đặc điểm gì? Cách nhận biết

1.1 Đặc điểm

Quýt đường nói riêng hay các loại quýt nói chung đều có vỏ rất mỏng, và có dạng hình cầu hơi dẹt. Khi xanh vỏ của chúng có màu xanh ngắt đẹp mắt nhưng khi chín vỏ quýt chuyển sang màu cam vàng rất hấp dẫn người nhìn. So với cam thì quýt dễ bóc vỏ hơn nhiều do vỏ mỏng và cùi không dày.

Những múi quýt có hình dạng giống múi cam và có cùng màu với vỏ. Khi ăn có vị ngọt đậm đà ai cũng yêu thích. Hầu như ai ăn một lần rồi đều không thể quên được hương vị của nó.

Kỹ thuật trồng cây quyets đường

Kỹ thuật trồng cây quyets đường

Thông thường mỗi quả có khoảng 10 múi, tùy vào kích thước mà có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút. Mỗi múi có thể chứa hạt hoặc không có hạt, thậm chí chứa nhiều hạt. Thông thường một quả quýt nặng từ 150 đến 200g là kích thước đạt chuẩn. Không như các loại cây ăn trái khác, từ thời điểm cây bắt đầu đậu hoa cho tới khi thành quả chín mang đi thu hoạch mất tới tận 8 đến 10 tháng. Ưu điểm của các giống cam quýt nói chung và quýt đường nói riêng là có thể để được trong điều kiện bình thường tới 15 ngày mà không cần dùng tới bất cứ một loại chất bảo quản nào.

1.2 Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của quýt đường là điều không cần bàn cãi. Trong mỗi quả quýt chứa vô vàn các loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin C, B1, B2,… ngoài ra chúng còn chứa các chất có khả năng đẩy lùi lão hóa hiệu quả. Thậm chí, nếu bạn sử dụng quýt thường xuyên thì da dẻ cũng sẽ sáng hơn nhiều nữa đấy.

Nhưng đó chỉ là giá trị của múi quýt bên trong thôi, còn vỏ của chúng thì sao? Vỏ quýt có tinh dầu giúp làm giảm căng thẳng, say xe, chống cảm, đuổi muỗi và còn nhiều công dụng được các bài thuốc Đông y sử dụng nữa.

Chính vì những lợi ích dinh dưỡng to lớn của chúng như thế mà hiện nay nhiều nhà vườn đã và đang tiến hành trồng loại cây này với mong muốn mang lại giá trị kinh tế cao. Thế nên, người ta sẽ dựa vào một công thức trồng cố định để thu được lợi ích như mong muốn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn cho các bạn về công thức chuẩn này.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây quýt đường đúng cách

2.1 Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây quýt đường

  • Thời vụ

Khác với nhiều loại cây khác cần trồng vào mùa mưa nhưng với cây quýt đường thời điểm tốt nhất để trồng là vào tháng 4, tháng 5 dương lịch. Lúc này thời tiết khô ráo, không mưa nhiều.

  • Mật độ trồng

Mật độ trồng quýt có thể thay đổi tùy theo diện tích cũng như mong muốn của chủ vườn. Có thể là 6mx6m cũng có thể là 5mx5m hoặc dày hơn thậm chí là 3mx4m nếu có ý định trồng so le nhau.

Tuy nhiên, nếu trồng càng dày thì càng dễ phát sinh sâu bệnh và khi đó diệt trừ cũng khó khăn hơn.

  • Chuẩn bị đất và tiến hành trồng

NHìn chung quýt đường là loại cây khá dễ sống. Loại đất nào cũng có thể sống và phát triển được. Tuy vậy, muốn cho kinh tế cao thì nên trồng chúng trên đất thịt pha, có chỗ thoát nước tốt với tần canh tác trên 0.5m.

Nếu trồng quýt ở khu vực đất trống thì cần làm luống cao hơn mặt đất 50 đến 80cm để tránh ngập úng gây chết cây.

Chọn cây quýt giống

Chọn cây quýt giống

TRước khi trồng cây 20-25 ngày nên đào hố trước. 1 là để phơi đất tiêu diệt mầm bệnh 2 là có thời gian cung cấp dưỡng chất cho đất. Kích thước của hố phù hợp là 60cm x 60cm x 60cm.

Bón lót cho mỗi hố 30 đến 50kg phân chuồng đã phơi ải. Nếu không có phân chuồng thì dùng 25kg phân hữu cơ vi sinh trộn cùng 250-300g supe lân; 200-250 kali sunfat và 1 kg vôi bột để khử trùng cũng như cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho đất.

Trước khi trồng dùng cuốc lấp đất và phân bón ở trên vào giữa hố và chỉ để lại một lỗ lớn hơn kích thước bầu ươm 1 chút là được. Dùng tay nhẹ nhàng cởi bỏ bao nilon ở bầu đất để tránh làm vỡ bầu, đứt rễ rồi nhẹ nhàng đặt cây vào giữa phố và lấp đất, phân vào gốc. Sau đó dùng tay ấn nhẹ phần đất xung quanh cho gốc cây chắc chắn hơn..

2.2 Hướng dẫn chăm sóc

  • Tưới nước

Quýt đường không quá ưa nước, chính vì thế khi tưới nước cần đảm bảo sao cho không được thừa lại nước gây úng rễ. Trong 2 tháng đầu độ ẩm là cần thiết đối với việc hồi sức và phát triển của cây.

Vì thế bạn cần chú ý 3-5 ngày tưới nước 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho đất giúp cây phát triển. Nhất là vào mùa khô thì việc này càng cần được chú ý hơn.

Đối với các loại cây ăn múi hay các loại cam quý, rễ con là bộ phận chính hút nước cũng như các chất dinh dưỡng để nuôi cây nhưng lại phân bố ở trên gần mặt đất.

Vì thế, vào mùa khô nóng ngòai việc duy trì độ ẩm cho gốc cay bằng việc tưới nước thì cần dùng cỏ rơm, rạ để phủ gốc cho cây, tránh bị ánh nắng làm ảnh hưởng đến cả bộ rễ của cây.

Còn đối với các tỉnh miền Tây người dân thường dùng cỏ rau trai thay vì rơm, rạ, cây lục bình để giữ ẩm cho gốc cây.

  • Phân bón

Loại cây nào cũng thế, trong quá trình trồng, việc bón thúc cho cây sẽ giúp cây phát triển hết tiềm năng của mình. đặc biệt quýt lại là loại cây cần nhiều dinh dưỡng để lớn, trổ hoa, đậu quả nên việc này càng quan trọng.

Và đương nhiên muốn cây cho nhiều trái, mỗi trái lại thơm ngon mọng nước thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây là điều tối quan trọng. Tùy vào độ phù của đất mà bạn điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Cũng căn cứ vào giống và độ sinh trưởng của cây để lựa chọn, thay thế các loại phân bón giúp cây phát triển tốt nhất.

  • Phòng trừ sâu bệnh

Trồng quýt gặp phải khá nhiều tình trạng sâu bệnh vì thế bạn cần đặc biệt lưu ý. Nhất là loại sâu bò vẽ bùa gây hại cho cây trong thời gian rất dài là từ tháng 4 cho đến tháng 10. Lúc này bạn sử dụng thuốc Wofatox 0,1 – 0,2% hay BI58 0,2% để phun cho cây. Xen kẽ với đó là dùng thêm sunfat nicôtin 0,2%.

Đối với sâu nhớt thường gây hại cho cây và tháng 2 đến tháng 4 thì bạn dùng Wofatox 0,2%, DDT sữa 25% phun cho cây ở thời điểm cây trước và sau khi nở hoa. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vào mùa đông xuân nhện đỏ cũng hoành hành gây hại cho cây.

Lúc này bạn cũng dùng Wofatox 0,1 – 0,2% để phun. Hoặc sợ nhờn thuốc thì dùng Kentan 0,1%. Ngoài ra, nhện trắng và sâu đục cành cũng cần phải chú ý kiểm tra và tiêu diệt khi chúng xuất hiện vào tháng 5, tháng 6.

Chăm sóc, cắt tỉa cây quýt đường

Chăm sóc, cắt tỉa cây quýt đường

  • Tạo tán, cắt tỉa cành

Nói không ngoa khi chính kỹ thuật cắt tỉa cành là yếu tố quyết định đến việc năm đó quýt có năng suất hay không. Vì thế, khi thấy cây có dấu hiệu hồi phục sau khi trồng thì bạn bắt tay ngay vào việc tỉa cành tạo tán cho cây. Mỗi cây bạn cắt bớt ngọn cao sao cho chiều cao cây dao động từ 30 đến 40cm là được.

Mỗi cây để lại 6-8 mầm khỏe mạnh nhất để phát triển. Mỗi mầm cách đều nhau từ 7 đến 10cm tính từ mầm nảy ra ở gốc ghép.

Đặc điểm của quýt là ra hoa trên cành non do vậy cành già là không cần thiết. Bạn nên cắt bỏ để vừa kích thích cây ra cành non mới vừa tạo cho cây có lực nuôi hoa. Căn cứ vào mật độ trồng mà bạn cắt tỉa cành sao cho hợp lý miễn sao mỗi cây đều có các cành ở mọi hướng là được. Và sau mỗi vụ thu hoạch cũng cần loại bỏ cành già, cành sâu bệnh để cây tiếp tục ra cành mới cho vụ năm sau.

  • Xử lý khi quýt ra hoa

Đến thời kỳ ra hoa bạn nên ngưng tưới nước để cây đồng loạt ra hoa làm tỉ lệ đậu quả cũng tăng lên. Nếu trồng quýt trên mô đất cao thì chỉ cần rút nước khỏi mương rãnh là được.

Ngược lại nếu thấy cây có dấu hiệu héo rũ thì tưới thêm nước cho cho cây để chúng có đủ năng lượng trổ hoa tiếp và tiếp tục bung những đọt mới.

Thu hoạch quýt

Thu hoạch quýt

2.3 Thu hoạch

Như đã nói từ thời điểm cây ra hoa cho đến khi mang đi thu hoạch cần 8 đến 10 tháng. Khi thu hoạch bạn chọn thời điểm khô ráo, nắng. Tránh thu trái sau cơn mưa hoặc có sương mù vì trái rất dễ thối cũng như ngấm nước ăn sẽ rất nhạt, làm mất đi vị ngon vốn có của chúng.

Sau khi thu xong thì đem quýt để vào nơi thoáng mát, có thể mang đến nơi tiêu thụ ngay. Còn không thì không nên để quá 15 ngày quýt sẽ hỏng hoặc mất đi giá trị của nó.

3. Kết bài

Quýt đường là loại cây ngon, dinh dưỡng cao mà lại rất dễ trồng. Bất cứ vùng đất nào đều có thể trồng được loại quả kinh tế cao này nếu áp dụng đúng theo kỹ thuật trồng cây quýt đường mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trê.

Hi vọng, với những chia sẻ cụ thể như vậy các bạn có thể trồng cho gia đình mình 1 loại cây ăn trái ngon lành.

Xem thêm:

Cập nhật 30/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)