Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất nhiều quả – ra đúng dịp Tết

Cây quất là một trong những loại cây mà mỗi dịp Tết đến xuân về nhà nào cũng sắm sửa. Không chỉ có mùi thơm đặc trưng mà những quả quất vàng cam chính là đại diện cho may mắn, phú quý, cho 1 năm sung túc. Quả thực, khi nhìn thấy những cây quất ấy lòng người ta cũng thấy rạo rực không khí xuân.

Chỉ còn vài tháng nữa là Tết Nguyên Đán sẽ gõ cửa từng nhà. Bây giờ chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt tay vào trồng và chăm sóc cây quất để năm nay có được cây cảnh ưng ý nhất nhé! 

1. Trồng quất cần chuẩn bị những gì?

Đặc điểm của cây quất à có thân gỗ nhỏ, xòe nhiều cành. Lá nhỏ chừng bằng ngón tay cái, dày, màu xanh thâm. Hoa trắng muốt có hương thơm dịu, mọc đơn độc. Quả có màu xanh và dần chuyển sang màu vàng cam khi chín.

Quả quất không những dùng để chữa bệnh, làm mứt mà còn để cho thơm cũng được. Quả quất rất chua, có nhiều múi nhỏ và hạt nên bạn có thể ngâm đường. Còn vỏ quất có thể làm tinh dầu thơm cũng rất tốt.

Kỹ thuật trồng quất

Kỹ thuật trồng quất

1.1 Chọn cây giống

Trồng quất có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Nhưng giâm cành sẽ tiết kiệm thời gian và tỉ lệ thành công cao hơn.

Thông thường đến tháng 12 âm lịch các nhà vườn tiến hành chiết cành để kịp vụ trồng mùa xuân. Vì thời điểm này khí hậu thích hợp để cây phát triển mạnh.

Chỉ sau khoảng 2 tháng bạn sẽ thấy có rễ xuất hiện. Lúc này đã có thể cắt cành và cho vào chậu trồng được rồi. Ngoài ra thì thời gian bạn cũng có thể thay đổi giâm cành vào tháng 2 âm lịch và tháng 4 âm lịch tiến hành cắt cành trồng vào chậu. 

Chi tiết các bước chiết cành quất

Bước 1: Lựa chọn giá thể chiết

Cây quất được lựa chọn để chiết phải là những cây khỏe, đẹp, không có sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, tán lá đều và rộng, quả to, sai quả,…

Cành được chiết cần khỏe mạnh, to, đường kính ít nhất bằng đũa ăn, cành không sâu bệnh. Độ dài của cành chừng 30cm là được. Tuy nhiên cũng không nên chọn cành quá to để chiết. Chỉ cần bằng ngón tay út, lá đẹp phát triển tốt. Cành con đều là được. Mục đích là để cây sau này sẽ phát triển tốt nhất.

Bước 2: Chuẩn bị giá thể

Giá thể để chiết cành gồm đất phù sa nhẹ hoặc đất bùn ao đã phơi khô và nghiền nhỏ. Đất đó đem trộn cùng rơm rạ mục, hay rễ bèo đều được. Tỉ lệ tương ứng là 2 phần đất và 1 phần rơm rạ, rễ bèo. Cách làm này sẽ kích thích quá trình ra rễ của cành chiết được tốt hơn.

Bước 3: Tiến hành chiết

Dao chiết phải thật sắc và đã được khử trùng. Nhẹ nhàng khoanh 1 vòng dài chừng 2cm ở cành chiết. Tiếp tục nhẹ nhàng cạo hết phần tượng tầng ở vỏ để tránh trường hợp lớp vỏ mới xuất hiện.

  • Cành chiết sau khi đã tách vỏ thì để thoáng 1, 2 ngày.
  • Dùng giá thể đã chuẩn bị ở trên nhẹ nhàng bao quanh phần cành đã tách vỏ bằng túi nilon. Chú ý buộc chặt 2 đầu để nước không thoát ra ngoài được tránh bị khô đất.
  • Khoảng 60 đến 65 ngày sau cành sẽ phát triển ra bộ rễ hoàn chỉnh. Lúc này bạn đem cành chiết vào khu trồng và chăm sóc cây non. Các công đoạn như bón phân, tưới nước, làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh,… cần tiến hành đúng và đủ. Thông thường, quất cảnh sẽ mất 3 năm từ lúc chiết cành đến ươm cây và thu hoạch.

1.2 Chuẩn bị đất trồng và chậu

Quất thường được trồng trên đất vườn, đất thịt pha cát hoặc đất sét. Vì những loại đất này thông thoáng, có đủ độ ẩm, và độ pH phù hợp (5 đến 6)để cây phát triển.

Công đoạn đầu tiên sau khi đào hố là bón lót 1 – 2kg phân vi sinh hoặc 3 – 5 kg phân chuồng đã phơi ải để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho đất.

Chậu để trồng cây cũng nên là chậu sành sứ hoặc làm từ đất nung. Các loại chậu này phải có kích thước đủ lớn và thoát nước được dễ dàng.

Xem thêm:

2. Bí quyết trồng và chăm sóc cây quất ra quả đúng dịp Tết

2.1 Tiến hành trồng

Tùy vào mong muốn mà bạn có thể trồng trực tiếp vào chậu hoặc trồng vào giỏ rồi mới đem vào chậu. Thông thường, người ta hay trồng trên vườn trước sau đó mới đem trồng vào chậu.

– Khi trồng ở vườn thì cần lên luống cao, có rãnh thoát nước xung quanh. Mỗi luống rộng từ 4 -6m, rãnh thoát nước rộng từ 1 đến 1.5m. Chú ý, mặt luống phải cao hơn rãnh thoát nước ít nhất 20 đến 30cm để tránh nước tràn vào gây ngập khiến cây không phát triển được hoặc chết.

– Quất là loại cây ưa sáng và thích ẩm ướt. Vì vậy nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 20 đến 24 độ C.

– Thời điểm mùa khô cần thường xuyên tưới nước cho cây đủ độ ẩm phát triển và không bị vàng lá.

Chọn cây quất giống

Chọn cây quất giống

2.2 Kỹ thuật chăm sóc quất đúng cách

Tưới nước

Vào mùa khô, thường xuyên mỗi ngày tưới nước một lần vào lúc trời mát. Vào mùa mưa cần làm chỗ thoát nước tốt để cây không bị ngập.

Bón phân 

  • Mỗi năm cần bón phân cho cây 3 lần. Những loại phân chủ yếu hay dùng là DAP, NPK hay phân vi sinh.
  • Khi bón thì rải theo gốc và chủ ý khoảng cách 15cm là được. Trong quá trình bón phân thì kết hợp với vun gốc lấp phân để phân không bị rửa trôi.
  • Bạn chú ý bón theo công thức 120g đến 150g NPK 20-20-25 và phân vi sinh vừa đủ trên 1 gốc trong vòng 1 năm.
HƯớng dẫn trồng quất

HƯớng dẫn trồng quất

Sâu bệnh hại

Quất thì thường gặp sâu bệnh theo mùa. Ví như trời ẩm ướt thì hay bị nấm hại thân cây. Ngoài ra lúc này cũng tạo điều kiện cho rệp tấn công thân, rễ hay lá. Vì thế, hằng ngày khi tưới nước cần chú ý theo dõi  kỹ càng để sớm tìm được biện pháp khắc phục hợp lý nhất. 

Nếu không dùng quất để làm cây cảnh mà chỉ phục vụ những nhu cầu khác như nấu nước lá tắm cho trẻ em hay dùng quả để ăn thì tốt nhất là không nên phun thuốc sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó bạn có thể dùng dụng cụ thủ công để diệt sâu bọ. Còn nấm bệnh thì pha loãng nước vôi, nước muối phun cho cây là được.

Cắt tỉa cành

Sang đến hè là lúc quất mọc cành rất nhanh. Vì thế lúc này bạn phải tỉa bớt cành cho cây có sức phát triển. Chỉ chọn 3-5 cành khỏe mạnh nhất giữ lại. Những cành khác tỉa bớt cho cây thông thoáng. Sau đó căn cứ vào tình hình của cành chính giữ lại mà tỉa bớt chồi, chỉ giữ lại 4 đến 5 chồi khỏe mạnh là được.

Sau 2 tháng thì cành đồng loạt mọc. Lúc này phải khống chế để cành không mọc quá nhanh bằng cách tỉa lần 2. Sau đó, khi cành mọc 8 -10 lá thì bắt đầu bấm ngọn cho tới khi cây ra hoa.

Bí quyết giữ cho quất sai quả

Người trồng quất hay gặp phải tình trạng rụng hoa, quả. Nếu thời điểm ra hoa, kết quả mưa nhiều hoặc khi cây bắt đầu ra chồi mà phân bón không đủ kèm theo nắng nóng kéo dài thì đều có thể gặp hiện tượng này.

Do đó bạn cần lưu ý thời điểm trước và sau khi ra quả. Không chỉ bón phân đúng và đủ mà còn cần tưới nước vào lúc chiều mát để hạ nhiệt cho cây. Nếu có chồi phải lập tức hái.

Cũng không nên để hoa quá nhiều. Chỉ giữ lượng hoa vừa phải để cây tiết kiệm dinh dưỡng. Khi bắt đầu đậu quả pha nước giải loãng 0,3 – 0,4% hoặc phân tổng hợp lõang 0,3% để phun cho cây nhằm giữ quả. Chưa hết, khi quả còn non phải tiến hành hái bớt quả sao cho mỗi cành chỉ để tầm 2-3 quả là đẹp. 

Nếu ở nách lá có nhiều quả non thì bạn chỉ giữ lại 1 quả mà thôi. Khi hái quả sao cho quả trên cây phân bố đều đặn có kích thước tương đối đồng đều. Tiếp tục cắt bỏ ngay các cành khi mùa thu đến để cây không mọc quả lần 2. Như vậy quả sẽ to và chín đều.

3. Các bước trồng và chăm sóc lại quất sau chơi Tết

Sau khi chơi Tết xong, nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận, tỉa tán tỉ mỉ thì hoàn toàn có thể khiến chúng sinh trưởng tốt, ra quả đều đẹp cho vụ năm sau.

Lưu ý chăm sóc quất trong thời gian chơi tết

Trong thời gian chơi tết, mỗi ngày bạn có thể dùng tay vẩy 1 chút nước sạch lên tán lá từ 1 đến 2 lần hoặc dùng bình phun với vòi phun li ti phun lên lá để đảm báo lá luôn tươi xanh. Ngoài ra cũng cần giữ ẩm cho gốc cây có đủ nước tránh làm héo lá, héo quả. 

3.1 Trước khi đem trồng lại khoảng 7-10 ngày

Sau khi chơi Tết xong bạn không nên đem trồng ngay mà dùng sản phẩm kích thích mọc rễ phun đẫm tán lá và rễ cây trước 10 ngày. Sau đó, rễ mới đã rục rịch hình thành. Tiến hành vặt bớt ½ đến ⅔ lượng lá trên cây để giữ sức cho cây, khi đó mới đem đi trồng. Trồng xong cũng tưới nước cho cây bình thường.

Đất có độ pH phù hợp với quất là từ 5 -6. Do đó bạn nên trồng quất trên đất vườn hoặc các loại đất pha cát, đất sét vì chúng thông thoáng cũng như đủ độ ẩm cho cây.

Hố đào trước khi trồng quất phải lót trước 1-2kg NPK hoặc 3-5kg phân vi sinh để cung cấp chất cho đất đủ nuôi cây. Sau đó lên luống cao, mỗi luống rộng 4-6m. Xung quanh các luống có rãnh thoát nước thấp hơn mặt luống 20-30cm và rộng 1-1.5m để tránh tình trạng ngập úng gây hỏng bộ rễ của cây.

3.2 Chăm sóc sau khi trồng lại

Sau khi trồng được khoảng 1 tuần thì tiến hành xới quanh gốc để đất tơi, tạo các lỗ khí cho đất thông thoáng. Khi xới cách gốc 30cm và tưới phân cho cây. Cụ thể mỗi gốc bón từ 0.5 đến 1kg NPK 12:5:10. Việc này giúp quất nhanh phát triển, ra bộ lá mới. Ngoài ra có thể tưới nước thường xuyên hoặc các loại phân chuồng đã phơi ải cho quất tốt bền đồng thời hạn chế được sâu bệnh.

Do đặc thù là đã được sử dụng qua nên quá trình chăm sóc cũng tốn nhiều công sức hơn bình thường. Bạn dùng thêm phân hữu cơ vi lượng PTS9 cùng với nước tăng trưởng để phun cho cây từ 15 đến 20 ngày 1 lần. Liều lượng điều chỉnh sao cho phù hợp. Khi cây có nhiều lá non thì pha 5ml với 15l nước còn khi đã có lá già và bánh tẻ nhiều thì pha 5ml với 20l nước là được. Việc này sẽ giúp lá quất xanh dày, quả to đều chín vàng đẹp mắt lại lâu rụng. Không những thế cây cũng hạn chế được sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng quất

Kỹ thuật trồng quất

3.3 Thực hiện tạo tán – thế

Đối với quất cảnh việc tạo tán hay thế cho cây là rất quan trọng. Nó gần như quyết định giá trị của cây quất đó. Vì thế nếu thế năm trước đã ưng bạn có thể giữ nguyên hoặc tạo thế mới độc đáo hơn. Đối với người tạo tán, thế cho cây cảnh phải tìm hiểu kỹ qua tài liệu đểu biết được hình dáng cơ bản của từng loại thế mới có thể tạo thế thành công được.

Khi tạo tán hay thế cho cây cần dùng những vật dụng chuyên dùng như dao kéo sắc và làm khi thời tiết nắng ráo. Cứ đều đặn 7 đến 10 ngày thì tạo thế 1 lần.

3.4 Bí quyết giúp quất cho ra quả vào đúng dịp Tết

Vào những tuần trung hoặc cuối tháng 5 dương lịch thì tiến hành đảo quất. Khi đảo quất thì tưới nước cho cây đủ ẩm trước sau đó dùng đầm sắt hoặc gỗ đầm cách gốc cây từ 20 đến 30cm để đất khu vực đó có độ kết dính cao. Như vậy khi đào sẽ hạn chế vỡ, nứt bầu.

Tùy vào kích thước cây, đường kính tán cũng như chậu trồng sau này mà kích thước của bầu to hay nhỏ. Bước đầu tiên là dùng cuốc moi đất cách gốc từ 60cm đến 100cm, rãnh đào sâu 40 rộng 20. Tiếp tục nhẹ nhàng loại bớt đất để được kích thước bầu dáng đã đĩnh. Khi tỉa đất chú ý loại bỏ rễ to quá 1cm mà không quấn quanh bầu được. Còn các rễ nhỏ mềm và dài bạn nhẹ nhàng quấn quanh bầu rồi dùng bao nilon bọc lại để tránh làm đứt rễ hay khô rễ.

Kết bài

Với cách trồng và chăm sóc cây quất như trên bạn vừa có thể trồng mới những cây quất vừa có thể tận dụng những cây quất của năm ngoái để làm cây cảnh trong nhà vào Tết năm sau. Cách làm này vừa đơn giản lại đỡ tốn kém hơn so với việc bạn đi mua 1 cây quất mới đúng không? Vậy còn chờ gì nữa mà không bắt tay ngay vào công việc này nào.

Xem thêm:

Cập nhật 30/06/2020

4/5 - (2 bình chọn)
4/5 - (2 bình chọn)