Cây lưỡi hổ – Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Nếu được hỏi loại cây nào được trồng nhiều nhất thì xin trả lời đó là cây lưỡi hổ. Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà chúng còn giúp hấp thụ hơn 100 độc tố nữa. Đã thế chúng còn rất dễ trồng. Cùng xem kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ đơn giản như nào nhé!

1. Cây lưỡi hổ có đặc điểm gì? Có nên trồng hay không?

1.1 Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như cây lưỡi cọp hay cây hổ vĩ mép vàng. tên thì có vẻ rất ghê gớm nhưng thực tế lại không phải vậy.

Lá cây vươn thẳng khiêm tốn. Chiều cao chỉ vào khoảng 60cm thôi. Chúng không những xanh tươi quanh năm dù bạn không chăm sóc đều đặn. Hơn nữa còn không tốn quá nhiều diện tích.

Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ

Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ

Nguồn gốc của cây này là từ vùng đất Nigeria xa xôi. Lá xanh thẫm với những đốm xám. Viền lá có 1 đường vàng chạy thẳng. Nhiều người cho rằng lá cây mọc lên trực tiếp từ rễ. Nhưng thực tế chúng vẫn có hoa màu nhạt và quả nhỏ tròn nữa.

1.2 Có nên trồng lưỡi hổ trong nhà hay không?

Cây lưỡi hổ đã được chứng minh là hấp thu được 107 độc tố, giúp thanh lọc không khí hiệu quả. Chúng có thể hấp thụ formaldehyde 0,938 gram/h. Chưa hết các độc tố gây ung thư như formaldehyde hay nitrogen oxide chúng đều hấp thụ được.

Bạn biết không, nếu phòng khách nhà bạn rộng chừng 75m2 thì chỉ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá thôi. Như vậy không khí trong nhà lúc nào cũng trong lành đấy.

Do đó ở những nơi công cộng, sân bay hay nơi nhiều khói bụi người ta rất hay trồng cây lưỡi hổ. Trong các văn phòng người ta cũng sử dụng loại cây này.

Không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí mà chúng còn cực kỳ phù hợp để làm cây cảnh nữa. Với dáng vẻ cứng cáp, thẳng tắp nên chúng được nhiều người yêu thích. Bạn có thể mua 1 chậu lưỡi hổ nhỏ để trên bàn làm việc. Hoặc trồng chúng thành hàng rào trước nhà đều được cả.

Hơn nữa cây lưỡi hổ còn được dùng như 1 bài thuốc chữa ho, viêm tai có mủ hay khàn tiếng hiệu quả.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

2.1 Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ

Như đã nói đây là giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Muốn nhân giống câ bạn có thể chọn giâm cành hay tách bụi đều được.

Tách Bụi:Đặc điểm của cây này là sinh đôi và phát triển nhanh chóng. 1 cây mẹ rất dễ đẻ những nhánh mới và cay con mới. Khi cây con lớn được khoảng 15 đến 30 ngày thì bạn đem tách thành cây mới.

Phương pháp này có ưu điểm là tỉ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên nhược điểm của chúng lại là số lượng rất ít. Bạn chỉ nên áp dụng khi trồng tại nhà thôi nhé!

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Giâm cành: Phương pháp này giúp bạn tách được nhiều cây hơn nhưng công đoạn cần sự chu đáo tỉ mỉ cao. Cây giống cần khỏe mạnh, không sâu bệnh. Trên cây đó chọn lấy 1 lá non đẹp nhất rồi cắt sát gốc. CHú ý là được chọn không già quá cũng không non quá nhé!

Đem lá cắt được cắt thành khúc 5cm. Đợi đến khi vết cắt khô và mặt lá héo thì mới đem chôn. Khi chôn chỉ chôn khoảng ½ độ sâu của đất thôi.

Bạn không nên chôn lá quá sâu nhé! Mang chậu đặt ở nơi thoáng mát có năng nhẹ. Chú ý không tưới nước nhiều quá và đợi cây ra rễ là được. Thời điểm tốt nhất để giâm lá nên là từ mùa xuân đến cuối hạ là vừa đẹp.

2.2 Kỹ thuật chăm sóc

Như đã nói cây lưỡi hổ chăm sóc rất dễ. Chúng chịu hạn giỏi cũng như thích nghi tốt với điều kiện thiếu sáng và diện tích. Nhưng muốn cây phát triển tốt thì cần chú ý phân bón, ánh sáng. Như vậy lá cây sẽ xanh tươi hơn nhiều.

  • Ánh sáng

Dù có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì cây vẫn chịu được. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên để cây ở bóng râm, trong nhà, …

Chăm sóc cây là một nghệ thuật

Chăm sóc cây là một nghệ thuật

  • Đất trồng

Đất trồng cần nhiều dinh dưỡng, có độ kiềm cao. Bạn có thể trộn đất cùng phân bón và mùn đều được.

  • Nhiệt độ thích hợp

Ở nhiệt độ từ 18 đến 30 độ cây phát triển rất tốt. Nhưng dưới 10 độ cây sẽ chết. Vì thế nó không phù hợp trồng ở mùa đông ngoài Bắc.

  • Độ ẩm không khí

Độ ẩm của cây nên giữ ở mức trung bình thôi. Nếu cao quá cây sẽ bị thối rễ và chết. Đó là lý do vì sao bạn được khuyên nên hạn chế tưới nước cho cây. Ở thời điểm nắng nóng như mùa hè bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 tuần 1 lần thôi. Mùa đông thì kéo giãn ra, 1 tháng 1 lần.

Phân bón: Muốn cây phát triển tốt thì đừng quên bón phân định kỳ 3 tháng/ lần cho cây. Vào mùa đông cây hấp thụ kém nên bón phân hạn chế thôi, để tránh lãng phí.

  • Bệnh hại

Bệnh hại cây bạn nhìn qua là có thể biết được rồi. Nếu là có đốm nâu, rễ có dấu hiệu thối thì bạn đang cho cây uống nhiều nước quá đấy! Nếu là đang chuyển sang đen thì cần đưa ngay cây đến nơi có nhiệt độ cao hơn. Còn lá có màu vàng nhạt thì mang cây đến nơi có nhiều ánh sáng chút là được.

Xem thêm:

3. Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Tác dụng của cây trong cuộc sống là điều không ai chối bỏ được. Nhưng về phong thủy chúng cũng có những ý nghĩa tuyệt vời không kém. Đặt cây này trong nhà thì sẽ mang tới nhiều may mắn cho gia chủ đấy!

Mang đến sức khỏe

Ở 1 số quốc gia châu Á, cây lưỡi hổ đại diện cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Do đó, khi đặt cây này trong nhà thì sẽ biểu tượng cho sức mạnh, chống lại khó khăn của cuộc sống.

Không chỉ có các quốc gia châu Á mà ở châu Âu, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ người ta vẫn trồng cây này trong nhà. Vì họ tin rằng đây là loại cây giúp gia đình tránh khỏi điều xấu xa.

Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Mang đến tài lộc

Cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng tượng trưng cho sự kiên cường, ý chí không lùi bước trước khó khăn. Vì thế với nhiều gia chủ mệnh Thổ họ chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Với ý nghĩa sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Bạn có thể mua 1 cây lưỡi hổ tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp dịp tân gia hay năm mới đều rất ý nghĩa. Nếu đặt cây trong nhà nên chú ý các góc như Đông hay Đông Nam. Đây là những góc giúp cây phát huy hết được ý nghĩa của mình.

Mang đến may mắn

Cây lưỡi hổ sẽ mang lại may mắn cho người mệnh Thổ. Cây là đại diện cho sức mạnh, ý chí vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Trên bàn làm việc nếu có cây này sẽ mang lại vượng khí cho chủ nhân. Do đó, nếu bạn có mệnh Thổ thì đừng quên loại cây này nhé!

4. Kết bài

Với những ý nghĩa mà cây lưỡi hổ mang lại, mình tin các bạn đã sẵn sàng trồng 1 cây rồi đúng không? Cứ áp dụng kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ như trên, bạn sẽ có được 1 cây cảnh xanh tốt đấy! Chúc các bạn thành công nhé!

Cập nhật 16/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)