Cây lộc vừng – cách trồng, chăm sóc – ý nghĩa phong thủy

Lộc vừng là loài cây có ý nghĩa phong thủy và giá trị thẩm mỹ cao, thường được trồng làm cây cảnh. Người xưa quan niệm rằng, trồng một cây lộc vừng trước cửa nhà sẽ xua đuổi tà ma. Mang đến tài lộc, phú quý cho gia chủ. 

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Trồng lộc vừng không khó, nếu bạn chăm sóc tốt, lộc vừng có thể sống đến hàng chục, thậm chí là trăm năm mà vẫn xanh tốt. Trên khắp các đường phố Hà Nội có không ít những cây lộc vừng cổ thụ, mỗi mùa hoa đỏ rực cả một khoảng trời thủ đô.

1. Cây lộc vừng – cách trồng và chăm sóc

1.1 Thông tin cơ bản về cây lộc vừng

Lộc vừng có tên gọi khác là cây mưng. Đây là một trong bộ tứ quý cây cảnh phong thủy Sanh – sung – tùng – lộc theo quan niệm của người phương Đông.

Tên khoa học của loài cây này là Baringtoria acutangula Gaertn hay Barrtngtonia Ocutangulag.

Lộc vừng là thuộc loài thân gỗ, rễ khá to, xù xì, nổi những đường ngoằn ngoèo. Đường kính thân lớn, trung bình 30 – 40 cm ở cây trưởng thành. Với những cây lộc vừng cổ thụ có tuổi đời cao, thân cây to bằng một vòng ôm của người lớn.

Điểm đặc biệt thu hút ở lộc vừng là cành lá cây xum xuê. Lá cây hình bầu dục, màu xanh thẫm đẹp mắt, đường gân lá rõ ràng.

Hoa lộc vừng nở rộ thành chùm dài, màu đỏ tươi. Điểm xuyến thêm một vài sợi rua màu vàng hệt như những chuỗi ngọc ruby đỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời thật thích mắt. Chính vì màu lá và sắc hoa rực rỡ này mà lộc vừng trở nên nổi bật giữa muôn vàn các loại cây hoa khác trên đường phố. Các loại cây lộc vừng được biết đến như lộc vừng lá to, lá nhỏ, hoa trắng, … mỗi loại đều có nét đẹp riêng, 

1.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Trồng cây lộc vừng

Giống như nhiều loại cây khác, lộc vừng được trồng bằng 2 cách: Trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng cành.

Do hoa lộc vừng khó đậu quả nên phương pháp chiết cành để nhân giống lộc vừng được được sử dụng hơn. Bên cạnh đó, chiết cành cũng rút ngắn thời gian chăm sóc và tỷ lệ cây sống sót cao hơn so với cách trồng bằng hạt.

Phương pháp chiết cành thường được thực hiện vào mùa hè, tháng 6 đến tháng 7 – thời tiết nắng nhưng chưa gay gắt phù hợp cho cây sinh trưởng.

Bạn chọn những gốc cây khỏe mạnh, cành lá phát triển tốt để lấy cành giống. Sau khi đã chọn được cành giống bạn nên ngâm cành trong nước có pha thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây.

Đất trồng cây bạn chọn loại đất nhiều dinh dưỡng. Trước khi trồng cây đất phải được bừa xới kỹ, bón lót trước một lớp phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai để tăng dinh dưỡng cho đất. 

Nếu trồng trong chậu bạn chọn những chậu cây làm bằng sành, sứ hoặc đất nung, có lỗ thoát nước. Trước khi trồng phải làm sạch chậu để tránh vi khuẩn gây hại cho cây non.

Kỹ thuật chăm sóc

Kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc cây

Lộc vừng không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, để “nhàn” về sau khi cây mới trồng bạn nên chăm sóc thật tốt.

Lộc vừng là cây ưa nắng. Bạn nên trồng cây ở nơi có không gian thoáng đãng, không bị cây to hoặc nhà cao tầng che chắn. Điều kiện không gian tốt cây sẽ ra lá xum xuê và hoa đẹp tự nhiên mà không cần đến thuốc kích thích hay phân bón nhiều. Nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sẽ còi cọc, chậm lớn, ít ra hoa.

Trường hợp lộc vừng trồng trong chậu làm cảnh bạn nên phơi nắng cho cây thường xuyên. Trước khi vào mùa hoa bạn nên phun thuốc kích thích hoa nở để hoa ra đẹp và duy trì lâu.

Lộc vừng bị ngập nước sẽ úng rễ do vậy bạn tưới nước vừa đủ cho cây và thoát nước ngay khi gốc bị đọng nhiều nước. 

Với cây mới trồng mỗi ngày bạn nên tươi 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn. Trời nắng gắt thì tăng lượng nước tưới, trời mưa thì ngưng tưới. Khi cây đã trưởng thành bạn có thể giảm số lần tưới còn mỗi ngày một lần.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc

Cây mới trồng còn yếu bạn nên làm hàng rào bao quanh gốc để tránh động vật hay gió to làm đổ cây. 

Để cây nhanh lớn và ra hoa đúng mùa, bên cạnh ánh sáng và nước tưới bạn nên bón phân định kỳ cho cây bằng các loại phân NPK. Nên pha loãng phân với nước rồi tưới quanh gốc để cây dễ hấp thụ. 

Bên cạnh đó nếu cây trồng trong chậu bạn nên thay đất và làm mới chậu cho cây khoảng 3 – 4 năm 1 lần. Mục đích để cây có môi trường tốt nhất để phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn có ý định mua cây lộc vừng thì hãy xem: Bảng Giá Cây Lộc Vừng Bóng Mát tại Vườn ươm số 1, có nhiều lựa chọn cho bạn.

Xem thêm:

2. Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng

2.1 Giá trị phong thủy

Sở dĩ cây gọi là lộc vừng bởi người ta tin rằng cành lá tươi tốt và màu hoa đỏ rực nở thành chùm dài của cây tượng trưng cho tài lộc nhiều, xum xuê như vừng mè.

Cắt nghĩa cụ thể hơn thì lộc có nghĩa là tài lộc còn vừng có nghĩa là tuy nhỏ nhưng nhiều và dày. Lộc vừng có nghĩa là lộc dày – một ý nghĩa rất đẹp theo quan niệm dân gian.

Lộc vừng có tuổi thọ rất cao. Cây có thể sống đến hàng trăm năm mà cành lá vẫn xanh tốt. Chính vì vậy, lộc vừng còn được gửi gắm niềm tin về ý chí kiên định và trường thọ, bách niên giai lão.

Bên cạnh đó màu hoa đỏ mọc dài thành từng chùm, thả xuống như pháo giấy tượng trưng cho điềm báo về may mắn, hỷ sự, hưng thịnh, niềm vui…

Chính vì vậy, lộc vừng thường được trồng nhiều ở các đền chùa miếu mạo, các gia đình làm ăn, buôn bán kinh doanh. Người ta tin rằng, trồng một cây lộc vừng trước nhà sẽ xua đuổi tà ma. Mang đến nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà, thu hút tài lộc và sự may mắn. Giúp gia chủ được bình an và thịnh vượng, công việc thuận lợi, phát đạt.

Không những vậy, đây còn là món quà trao tặng đầy ý nghĩa. Tượng trưng cho lời chúc tốt lành, tài lộc đến gia chủ trong các buổi tân gia, mừng thọ hay lễ tết, sinh nhật…

2.2 Vị trí trồng lộc vừng theo phong thủy

Lộc vừng không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà là loại cây có ý nghĩa phong thủy theo tín ngưỡng dân gian. Chính vì vậy trồng cây ở đâu, trồng như thế nào là một vấn đề mà gia chủ cần cân nhắc.

Thường thì các loại cây cổ thụ rất ít khi trồng ở nhà vì lo sợ những loại cây sống lâu hơn tuổi người sẽ tích tụ nhiều tà khí. Tuy nhiên với loài cây lộc vừng này lại khác.

Trong gia đình có địa vị ngày xưa, nhà nào trước cửa cũng trồng một đến 2 cây lộc vừng. Cây sống càng lâu chứng tỏ đất nhà lành và thịnh vượng.

Theo các chuyên gia về phong thủy, mặt tiền của ngôi nhà là nơi rất quan trọng. Không chỉ là cửa ngõ của một ngôi nhà mà đó còn là nơi đón các luồng âm dương. 

Sắc đỏ và sự kiên định, vững chắc của cây lộc vừng giúp tăng luồng khí dương và giảm luồng khí âm. Mang đến nguồn năng lượng tươi mới cho ngôi nhà và các thành viên trong nhà.

Chọn cây lộc vừng giống

Chọn cây lộc vừng giống

Mỗi mùa hoa nở, sắc đỏ rực rỡ chi chít trên tán lá xum xuê là tín hiệu của chuyện vui, may mắn và tài lộc. Với các gia đình làm ăn kinh doanh thì đây là điềm báo cát vượng rất tốt.

Lời kết

Lộc vừng là loại cây mang đến nhiều ý nghĩa về may mắn và sự thịnh vượng. Hy vọng rằng với những chia sẻ từ #ohana vừa rồi sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc cây lộc vừng thật tốt để tạo một không gian sống đẹp cho ngôi nhà của mình nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)