Cây Kim Ngân – hướng dẫn trồng, chăm sóc – tài lộc đầy nhà

Không chỉ mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát mà trong phong thủy cây kim ngân cũng có rất nhiều ý nghĩa. Chúng tượng trưng cho tài lộc, may mắn đối với gia chủ. Chính vì thế nhiều người lựa chọn cây kim ngân làm cây cảnh trong nhà.

Ngay từ cái tên của nó đã toát lên vẻ sung túc, tiền tài dồi dào rồi. Nhưng có phải chỉ đơn giản đặt 1 cây kim ngân trong nhà thì tài lộc sẽ đến? Sau đây chúng mình sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về giống cây này. Đồng thời chỉ cho bạn cách trồng cây kim ngân nữa.

1. Cây Kim Ngân – nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm

Đặc tính sinh học

1 cây kim ngân có thể đạt chiều cao lên tới 6m cơ đấy! Thân cây chắc chắn nhưng lại có độ dẻo dai nhất định. Ở Mỹ và Anh người ta dùng cây này để làm bột giấy in tiền. Lá kim ngân dày và xanh, xòe ra như bàn tay. Cây xanh quanh năm. Nhiều tài liệu cho rằng cây có ra hoa vào dịp tháng 4 đến tháng 11.

Hoa kim ngân có những cánh lớn mang màu kem nhạt. Hoa nở vào ban đêm và có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu. Đài hoa màu nâu hình bầu dục và có 5 cánh. Mỗi cánh dài tới 15cm và có màu xanh vàng. Quả kim ngân khá giống quả trứng nhưng to hơn. Đường kính lên tới 10cm.

Quả kim ngân chín có màu nâu nhạt rồi nứt ra. Trong quả có khoảng 10 đến 20 hạt. Nhưng bạn thấy đấy ở môi trường không phù hợp thì chúng cực hiếm khi nở hoa chứ đừng nói đậu quả.

Cây kim ngân còn được gọi với cái tên là cây thắt bím hay cây bím tóc. Nghĩa là khi chúng còn non thì người ta thường trồng 3-5 cây vào 1 chậu. Sau đó đan các cây đó lại như tết tóc vậy. Chậu kim ngân cỡ nhỏ có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân hay đem tặng người thân đều được.

Cây kim ngân có 3 loại phổ biến. Đó là cây thủy sinh, cây tết bím và cây nhỏ đơn. Thông thường 1 cây con đơn sẽ bán với giá 160 ngàn đồng. Cây thủy sinh cỡ 200 ngàn. Còn cây tết bím sẽ căn cứ vào số lượng cây và kích thước cây. Ví dụ như cây cao cỡ 1m6 đến 1m8 mà tết bím thì giá là 850k.

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Ý nghĩa phong thủy của Kim Ngân

Ngoài tên gọi thì số lượng cây kim ngân cũng có ý nghĩa nữa. Người ta thường trồng các cây có số lẻ như 1 cây, 3 cây hay 5 cây vào 1 chậu.

Nếu trồng 1 cây nghĩa là thể hiện sự chọc trời khuấy nước. Luôn kiên cường bất khuất. Vì nó giống như 1 cái trụ mà.

– Trồng 3 cây là tượng trưng cho thiên thời địa lợi và nhân hòa. Cũng có vùng người ta coi đó là tượng trưng cho phúc, lộc, thọ.

– Trồng 5 cây người ta thường tết bím lại. Ý nghĩa của chúng là phúc, lộc, thọ, an, khang.

Mệnh gì, tuổi nào thì phù hợp trồng cây kim ngân

Tiếng hán của cây có nghĩa là cây ngân lượng. Với ý nghĩa tiền tài, của cải lúc nào cũng dồi dào. Của cải chỉ có tăng lên chú không bao giờ mất đi vì được thần tài giữ hộ.

Mệnh gì nên trồng kim ngân?

Xét về nguồn gốc thì chúng là loại thân gỗ nên tương ứng với mệnh Mộc. Trong ngũ hành người mệnh Thủy, Hỏa và Mộc đều hợp. Vì theo vòng tròn ngũ hành thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa.

Nhưng dù bạn mệnh nào cũng có thể dùng cây này được nếu biết cân bằng ngũ hành âm dương. Cách làm là phối với màu sắc hợp bản mệnh của mình.

Người mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi cây. Nhưng cây đâm sâu rễ vào đất, lấy hết dinh dưỡng của đất. Vì thế mà chúng tương khắc với nhau. Để cân bằng lại bạn dùng chậu cây có màu đỏ hoặc cam tượng trưng cho lửa.

Người mệnh Kim: Người mệnh Kim muốn trồng cây kim ngân thì nên trồng trong bình thủy sinh. Vì kim sinh thủy nên rất hòa hợp.

Kim ngân hợp với tuổi nào?

Cả 12 con giáp đều hợp với cây này. Nhưng những người tuổi Thân, Tý, Tuất lại hợp hơn cả. Hoặc những người quản lý tiền bạc chưa khéo, con đường làm ăn còn lận đận thì đây chính là cây cho bạn.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kim ngân

Dù là thời tiết nóng hay lạnh thì cây đều có thể thích nghi được. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống đất đều được. Cách chăm sóc cây thì tương đối dễ dàng.

Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng

Từ 4 đến 40 độ C là cây sống được rồi. Nhưng cây phát triển mạnh ở nhiệt độ 18 đến 26 độ.

Vì thế có thể thấy trồng cây trong nhà hay trong phòng điều hòa cây đều phát triển được. Nhưng muốn tăng tuổi thọ của cây thì nên điều chỉnh nhiệt độ cho hợp lý.

Chăm sóc cây kim ngân

Chăm sóc cây kim ngân

Đặt cây trong nhà dưới ánh sáng đèn cây vẫn sinh trưởng và phát triển được. Nhưng dù sao thì thỉnh thoảng bạn cũng nên cho cây ra ngoài tắm nắng chút. 10 ngày cho ra ngoài 1 lần là được rồi. Ánh sáng tự nhiên vẫn giúp cây phát triển tốt hơn.

Nước tưới

Ở nhiệt độ cao cây vẫn phát triển được. Vì thế chúng cũng cần ít nước hơn các cây khác.

Cây đặt trong nhà thì cần ít nước hơn cây trồng ngoài trời. Nếu như cây trong nhà chỉ cần tưới 1 lần 1 tuần. Thì đối với cây ngoài vườn 1 tuần bạn tưới cho chúng 2 lần. Chỉ tưới vừa đủ nước để cây ngấm hết vào đất thôi.

Phân bón

Càng trồng cây trong chậu thì cây càng cần nhiều dinh dưỡng. Nếu cây chưa có hoa và quả thì chỉ cần dùng phân NPK 20-20-25 tưới nhẹ lên gốc cây thôi. Cách làm như sau. Bạn hòa 100g phân với 10l nước rồi khuấy đều. Sau đó đem tưới vào gốc cây. Đều đặn 20 ngày 1 lần là được. Khi cây ra hoa và quả thì lại bón phân kali. Liều lượng và cách làm tương tự như trên.

Muốn phòng bệnh cho cây thì chỉ việc đem cây từ nhà ra nơi thoáng mát, có nắng nhẹ và mái che là được. 1 tuần cho cây ra nắng 1 đến 2 giờ để cây có sức đề kháng tự nhiên. Thời điểm cho cây tắm nắng tốt nhất là từ 7 đến 9 giờ sáng. Như vậy cũng giúp lá cây hồi phụ diệp lục tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc giúp Kim Ngân luôn xanh

Nếu để cây lâu ngày trong nhà hay nơi không thoáng mát thì cây sẽ dần dần xấu đi.

Vì thế bạn có thể để chúng trên ban công, hiên nhà hay cửa sổ. Ban đầu thì để nhiều giờ, sau đó thì giảm dần để chúng quen với môi trường mới.

Xử lý khi phát hiện cây có lá héo

Nếu thấy cây có hiện tượng vàng lá, héo lá hay rụng thì cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Tránh để cây bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Như vậy cây sẽ bị rũ lá thậm chí là chết do mất nước. Đồng thời cũng tránh gió to cho cây luôn. Nơi lý tưởng là nơi thoáng mát, không khí trong lành, dễ chịu.

Thời kỳ đầu mới nuôi cây thì bạn tránh động thổ. Vì lúc này cây chưa bám chắc rễ. Các chức năng của cây vẫn đang trong trạng thái tĩnh. Nếu động chạm thì ảnh hưởng đến rễ cây mất.

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Lúc này bạn chỉ nên cắt bỏ các lá héo vàng rồi tưới nước đầy đủ cho cây là được. Hơn nữa bạn có thể pha loãng đạm với nước rồi tưới cho cây. Đều đặn 1 tuần 1 lần. Sau đó chừng 1 tháng thì tăng dần liều lượng lên. Đến tầm 2-3 tháng sẽ tăng nồng độ cho cây.

Khi cây đã hồi trở lại rồi thì tiến hành đổi đất cho cây. Đất trồng mới nên là đất phù sa hoặc đất mục. Bạn có thể tăng độ mùn cho đất bằng cách bón thêm phân bắc.

Xem thêm:

3. Kết bài

Vậy là chúng mình đã hướng dẫn xong cách trồng cây kim ngân rồi đấy! Giờ đây bạn có thể trồng 1 cây kim ngân mang tài lộc đến cho gia đình.

Ngoài ra bạn cũng biết thêm nhiều kiến thức để cây phát huy hết ý nghĩa của mình. Chúc các bạn thành công.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)