Cây Hồng Môn !! Kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng cách

Trồng cây cảnh là thú vui của rất nhiều người. Cây cảnh không chỉ giúp ngôi nhà thêm phần tươi sáng, sinh khí mà còn có giá trị về phong thủy. 

Cây cảnh có rất nhiều loài. Trong đó, cây hồng môn là loài cây được rất nhiều người yêu thích. Loài cây này có dáng đẹp, màu sắc bắt mắt và công chăm sóc không nhiều.

1. Cây hồng môn là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Giống như nhiều loài cây cảnh hiện nay, cây hồng môn vốn là giống cây nhập ngoại. Nguồn gốc của chúng là ở Châu Phi xa xôi. Loài cây này còn được gọi với những cái tên khác như cây buồm đỏ, cây vĩ hoa trong hay cây môn hồng.

Giống hồng môn hiện nay có 3 loại phổ biến. Tên gọi cũng phụ thuộc vào đặc điểm hình dáng của chúng bao gồm đại hồng môn, trung hồn môn, tiêu hồng môn. 

Đặc tính sinh học

– Hồng môn sống rất lâu năm. 

– Hồng môn là loài thân thảo, không mọc riêng lẻ mà mọc thành từng cụm.

– Điểm “đáng giá” nhất ở loài cây này là lá cây. Hồng môn có phiến lá lớn, phình ở cuống và thon nhọn dần lại ở phần ngọn giống như hình trái tim. Màu lá xanh đậm, bóng đẹp.

– Hoa hồng môn có màu đỏ tươi hoặc đỏ hồng. Hoa có hình trái tim giống lá chỉ khác ở màu sắc và phần nhụy hoa vàng tươi.

– Nhiều người không biết rằng hồng môn cũng kết quả sau khi hoa tàn. Quả của loài cây này khá mọng.

– Cây hồng môn thích những nơi râm mát. Do vậy chúng thích hợp trồng làm cảnh trong nhà. Nhiệt độ rất quan trọng với sự phát triển của cây hồng môn. Chúng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 – 20 độ C. Nếu trời lạnh dưới 15 độ C chúng sẽ không phát triển. Nếu bạn để ngoài trời khi nhiệt độ trên 30 độ C cây sẽ xuất hiện hiện tượng vàng lá, cháy lá và chết héo.

Kỹ thuật trồng cây hồng môn

Kỹ thuật trồng cây hồng môn

– Loài cây này ưa ẩm nhưng không cần quá nhiều nước. Bạn tưới 2 ngày 1 lần cho nó là ổn rồi. Nếu tưới nhiều quá cây bị úng nước dễ nhiễm bệnh.

–  Đất trồng cây cũng quan trọng không kém. Bạn nên trồng cây trong đất thịt trộn lẫn với mùn, phân hữu cơ để bổ sung dưỡng chất cho cây.

Ý nghĩa và tác dụng của cây Hồng Môn trong cuộc sống

– Người ta yêu thích cây hồng môn không chỉ bởi hình dáng đẹp mắt mà còn bởi giá trị phong thủy và tác dụng của nó trong cuộc sống.

– Hoa hồng môn có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Lá cây xanh tươi, bóng đẹp tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lá cây và hoa hồng môn có hình trái tim mang ý nghĩa về tình yêu nồng cháy và vững bền

Kỹ thuật chăm sóc cây hồng môn

Kỹ thuật chăm sóc cây hồng môn

– Ở Hawaii, cây hồng môn được dùng để tỏ lòng hiếu khách

– Theo thuyết phong thủy, cây hồng môn rất hợp với người mệnh mộc. Khi trồng trong nhà nó có ý nghĩa rước tài lộc vào nhà, giúp gia chủ làm ăn thịnh vượng.

Xem thêm:

2. Bí quyết trồng cây Hồng Môn đúng chuẩn

Chọn giá thể 

Để cây hồng môn sinh trưởng khỏe mạnh trước tiên bạn cần chọn được một giá thể tốt. Bạn trộn trấu hun với đất phù sa hoặc đất thịt theo tỉ lệ 2:1.

Trước khi trồng đất phải được xới tơi xốp, loại bỏ đá sỏi. Bạn có thể trộn đất với phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục, mùn, gio để tăng cường độ dinh dưỡng cho đất.

Lựa cây giống

Lựa cây giống

Lựa cây giống

Bạn có thể mua cây giống ở cửa hàng hoặc chiết từ cây mẹ khỏe mạnh. Có 2 loại giống chính bạn có thể chọn đó là:

  • Loại 1:  Cây chỉ có 1 thân, rễ phân nhánh khỏe mạnh.
  • Loại 2: Cây đã khá lớn, có sẵn chồi non. Bạn có thể tách các chồi non ra thành các cây đơn như loại 1 để dễ trồng nhé!

Tiến hành trồng

  • Chuẩn bị một chiếc chậu thật tốt, cho giá thể vào chậu rồi cho cây giống vào, lấp đất.
  • Sau đó bạn tưới ẩm đất rồi mang để chỗ râm mát để cây nhanh bén rễ và ra nhiều lá.

Kỹ thuật nhân giống hồng môn

Phương pháp nhân giống hồng môn đơn giản và phổ biến nhất là chiết cành. Nếu bạn đã có cây mẹ khỏe mạnh thì việc chiết cành diễn ra rất đơn giản và tỷ lệ cây con sống sót, phát triển khỏe mạnh cũng cao hơn.

Kỹ

Cây mẹ dùng để chiết cành phải được trồng từ 4 tháng trở lên, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh mới đạt yêu cầu. Bạn chọn một nhánh non khoảng 2 – 3 lá, dùng dao sắc cắt một đường sát vào gốc mang theo vài rễ con. 

Sau khi chiết bạn dùng bèo tây bó nhánh lại, ươm đến khi nhánh bắn rễ thì mang đi trồng.

Cây mẹ sau khi chiết bạn bón thêm phân và tưới nước đầy đủ. Cây sẽ nứt thêm nhánh mới và bạn có thể tiếp tục chiết cành.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn chăm sóc cây Hồng Môn

Chế độ nước tưới

Cây hồng môn yêu cầu nước ở mức độ trung bình. Nhiều nước quá cây cũng sẽ nhanh chết. Bạn chỉ cần duy trì lượng nước khoảng 70 – 80 % là ồn nhé!

Nếu bạn trồng bên ngoài, thời tiết nắng nóng bạn cần dùng bạt, lều che phủ lên cây. Loài cây này không ưa nắng nóng. Nếu bạn để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây thì cây sẽ bị vàng lá, héo dần và chết.

Điều kiện nhiệt độ, đất trồng

Cây hồng môn thích những nơi râm mát. Nhiệt độ không được phép thấp hơn 15 độ C và không được phép cao hơn 30 độ C.

Để cây sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất. Bạn có thể sử dụng các loại đất dinh dưỡng có bán tại các cửa hàng nông phẩm hoặc cây cảnh để trồng cây.

Bên cạnh đó bạn cũng cần bón phân định kỳ và thay đất khi cần để cây không bị bệnh hay khô hạn.

Phân bón

Bạn có thể pha loãng nước giải để tưới cho cây khi cây được 45 – 6- ngày. Tuy nhiên bạn chia nhỏ lần tươi và cách dài ngày để cây không bị nóng.

Bên cạnh đó, 6 tháng 1 lần bạn nên bón phân NPK tổng hợp cho cây. Để cây nhanh ngấm phân bón bạn có thể giã nhỏ phân NPK rồi hòa với nước tưới vào gốc cho cây nhé!

Ngoài ra bạn nên thường xuyên nhổ cỏ, bắt sâu để cây không bị bệnh, ra hoa đẹp. Nếu lá dày quá bạn nên cắt bớt để cây tập trung dưỡng chất cho hoa nở đẹp và lá non sinh trưởng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Mặc dù có sức sống tốt nhưng cây hồng môn cũng mắc một số bệnh thường gặp:

– Bệnh xoắn lá: Loại bệnh này cho một loại  virus gây ra. Biểu hiện rõ nhất là lá cây bị xoắn lại, không ra hoa. Khi phát hiện bạn cần nhanh chóng loại bỏ những mầm cây, lá bị bệnh để tránh lây lan sang các nhánh cây khỏe mạnh.

– Nếu thấy thân, củ hay hoa bị úng, thối thì vấn đề nằm ở lượng nước đang quá nhiều. Bạn cần thoát nước ngay cho cây. Bên cạnh đó lá cây quá dày khiến cây dễ sinh bệnh. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ lá úa, héo kịp thời.

4. Kết bài

Cây hồng môn là loài cây đẹp, mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Hy vọng rằng với những gì #ohana vừa chia sẻ bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc loài cây này nhé!

Cập nhật 02/07/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)