Cây gạo – tác dụng, cách dùng và ý nghĩa phong thủy

Cây gạo có lẽ không còn xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là những ai sống ở vùng Bắc Bộ. Hình ảnh hoa gạo nở đỏ thắp lửa một góc trời từ lâu đã là biểu tượng rất đẹp của làng quê Việt Nam.  Là nỗi nhớ niềm thương trong ký ức của rất nhiều kẻ tha phương xa quê hương. Trong bài viết hôm nay cùng #ohana tìm hiểu về loài cây “chân quê” này nhé!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây gạo

Đặc tính sinh học

Gạo là loài cây thường trồng ở vùng nhiệt đới. Đặc điểm nhận dạng của chúng là thân gỗ cao, thẳng tắp, cành tỏa bóng rất rộng.

Hoa gạo nở vào mùa đông. Hoa có màu đỏ rực rỡ, năm cánh tươi tắn. Sau khi hoa rụng quả sẽ mọc. Quả của cây gạo không to, nó nhỏ và bên trọng chứa các sợi tơ trắng như sợi bông.

Gạo là loài cây thân gỗ tuy nhiên người ta không dùng gỗ từ cây gạo để làm nhà cửa hay đóng bàn ghế bởi nó khá mềm và xốp.

Tổ tiên của cây gạo vốn ở Ấn Độ. Theo chân các thương nhân buôn bán loài cây này dần được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay không chỉ ở Việt Nam mới có cây gạo mà một số quốc gia Châu Á khá như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc cũng có trồng loài cây này.

Cây gạo tại Việt Nam

Lịch sử Việt Nam ghi chép lại sự xuất hiện của cây gạo từ rất nhiều năm về trước. Cây gạo được mệnh danh là loài cây của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Người quê còn gọi nó với cái tên khác là mộc miên hay hồng miên. Những cái tên rất đẹp đúng không nào!

Cây gạo không chỉ để làm đẹp hay lấy bóng mát mà còn có nhiều tác dụng khác với đời sống. Quả gạo sẽ được tách lấy sợi tơ dùng như sợi bông. Hoa gạo, vỏ cây, rễ cây dùng trong nhiều vị thuốc chữa bệnh.

Hoa nở rộ nhất vào cuối đông và đầu xuân, khi lá cây đã rụng hết chỉ còn trơ lại những cành nhánh khẳng khiu. Ấy vậy mà chỉ vài hôm thôi, từ những cành lá khẳng khiu ấy nụ hoa bắt đầu nhú lên và bung nở rực rỡ.

Màu hoa gạo đỏ tươi, đẹp như màu của mặt trời, màu của tình yêu. Trong sắc trời âm u của những ngày đông lạnh giá, màu hoa gạo khiến cho không gian trở nên ấm áp và sôi sục sức sống son sẻ.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa gạo

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa gạo

Lợi ích của cây hoa gạo với không gian sống

Hoa gạo đâu chỉ đẹp không thôi, trong cuộc sống thường ngày loài cây này còn có nhiều tác dụng tốt. Công dụng chữa bệnh của hoa gạo đã được biết đến từ xưa. Theo Đông Y, hoa gạo tính mát, vị ngọt hơi chát, dùng trong trường hợp tiêu viêm, bổ máu, giải độc…Hoa gạo dùng để chữa các bệnh về viêm dạ dày, viêm do mụn rất tốt.

Cây gạo đặc biệt là cây gạo cổ thụ thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Loài cây này có gốc và thân cành rất đẹp, dáng cây vững chãi, không cần chăm sóc nhiều vẫn có thể lớn khỏe mạnh. Chính vì vậy, trong cái ngôi đình, chùa hay con đường lớn thường trồng một vài cây gạo, vừa để làm đẹp, vừa lấy bóng mát.

Nếu bạn muốn trồng gạo theo kiểu cây bonsai cũng không khó. Bạn cắt ngang một nhánh cây khỏe mạnh rồi giâm xuống đất cát, nên bón thêm chút phân hữu cơ hoặc thuộc kích rễ để cây nhanh ra rễ. 

2. Cây gạo dùng để làm gì? Tác dụng của cây gạo

Thành phần trong rễ cây gạo gồm có protein, chất béo, cephalin phosphatid, chất nhầy. Khi phơi hoặc sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn rễ cây sẽ có mũi thơm như hạt mè vậy đó.

2.1 Tác dụng chữa bệnh của hoa gạo

Chữa viêm ruột, lỵ

Bài thuốc chữa viêm ruột, lỵ từ hoa gạo: Bạn dùng 15g mỗi loại kim ngân hoa rễ seo gà (rễ phượng vĩ thảo) và hoa gạo sắc như sắc thuỗc bắc. Mỗi ngày sắc một thang uống.

Chữa đau dạ dày

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng hoa gạo: Bạn trộn 30g hoa gạo với 6g rễ hoàng lực (còn gọi là rễ lưỡng phù trâm). Mỗi ngày một thang sắc lấy nước uống trong 3 – 4 tuần.

Tác dụng của cây gạo

Tác dụng của cây gạo

Trị bỏng

Bài thuốc trị bỏng bằng hoa gạo: Bạn lấy hoa gạo tươi rửa sạch rồi để ráo nước thì giã nát, lấy nước nhầy thoa vào vùng bị bỏng. Một cách khác là bạn lấy nước nhầy ép từ hoa gạo trộn với dầu gấc theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa vào vùng bị bỏng.

2.2 Điều chế thuốc từ cây gạo như thế nào?

– Hoa gạo có tính mát, se da rất tốt. Với các vấn đề về da như viêm hay nóng rát, bỏng có thể dùng chữa rất hiệu quả,

– Rễ non của cây gạo là bài thuốc chữa kiết, lỵ và bất lực.

– Rễ gạo còn giúp chữa rong kinh ở phụ nữ. 

– Lá cây gạo dùng trong các trường hợp cần hạ đường huyết hay huyết áp.

– Chồi của cây gạo dùng để chữa viêm loét miệng, bệnh phong, bệnh giang mai. Ngoài ra còn chữa vết thương do rắn hoặc nhện cắn.

– Các nút ở trên cây gạo có tác dụng chữa chảy máu nướu răng và chân răng.

– Phần vỏ cây gạo cũng có tác dụng chữa bệnh đấy nhé! Các bệnh như viêm màng phổi, tả dùng vỏ cây gạo làm vị thuốc rất tốt. Bên cạnh đó, vỏ cây còn được dùng để cố định phần gãy xương, làm thuốc lợi tiểu hay tiêm truyền đau răng.

Trồng và chăm sóc cây gạo

Trồng và chăm sóc cây gạo

3. Ý nghĩa phong thủy của cây gạo

Cây gạo nở cuối đông, trong những ngày rét mướt nhất ở miền Bắc. Mùa hoa bắt đầu và cũng rất nhanh tàn. Rất nhanh thôi, chỉ khoảng cuối tháng 3 âm lịch, khi thời tiết ấm dần lên là lúc hoa gạo rụng.

Trong dân gian Việt Nam, cây gạo là loài cây gắn với đời sống tâm linh. Người xưa có câu “thần cây đa, ma cây gạo”. Có lẽ do loài cây thường mọc nơi vắng vẻ lại nở vào thời điểm lạnh lẽo nhất trong năm khiến cho không gian xung quanh nó vào buổi chiều tối khá âm u.

Cây gạo là một hình ảnh đẹp và đáng nhớ khi nhắc đến những làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Không chỉ có ở đồng bằng không thôi, ở các tỉnh miền núi xa xôi cũng có cây gạo. Cây gạo gắn bó với con người ta từ khi sinh ra đến lúc trở về với đất mẹ.

Chính vì vậy, trong ký ức của nhiều người con Việt Nam, hình ảnh cây gạo đầu làng nở đỏ rực một góc trời đã trở thành một phần linh hồn đáng yêu và đáng tự hào mỗi khi nhớ về quê cha đất tổ. 

Truyền thuyết về cây hoa gạo

Cây gạo không hay được trồng trong nhà. Bởi theo phong thủy loài cây cổ thụ này không hợp với đất nhà. Cành lá xum xuê của nó che hết vận khí, hút sấm chớp và cả các loài rắn rết nguy hiểm.

Tuy nhiên, với những không gian linh thiêng và rộng lớn như sân đình, chùa, đầu làng, giữa đồng thì trồng cây gạo lại rất tốt. Hình dáng vững chãi, cổ kính của cây gạo giúp cho không gian thêm phần trang trọng. 

4. Lời kết

Cây gạo là loài cây gần gũi và thân thuộc với đời sống của chúng ta. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về loài cây nhiều ý nghĩa này nhé!

4.8/5 - (6 bình chọn)
4.8/5 - (6 bình chọn)