Cây dây nhện – kỹ thuật trồng, chăm sóc dây nhện đúng cách

Đề tài về các loại cây trưng trong nhà tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa ai khai thác hết ý nghĩa của chúng. Với khả năng lọc sạch khí bẩn và tô điểm cho ngôi nhà thêm sinh động rực rỡ, cây dây nhện được rất nhiều người ưa chuộng.

Vậy nên trong bài viết này #ohana xin chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến loài thực vật này.

1. Cây Dây Nhện – đặc điểm, nguồn gốc và cách nhận biết

Đặc tính sinh học

Cây Dây Nhện tên tiếng anh là Spider Plant và khoa học gọi nó là Chlorophytum Comosum. Tuy được trồng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cây có tên là cây dây nhện vì ở nhiều nơi người ta gọi loại cây lá dài này là Lan Chi, cỏ mệnh môn hay lục thảo trổ,… 

Đây là loài thực vật thân thảo, quanh thân là rất nhiều lá xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Cây tuy thấp nhưng lá rất phát triển, dài và thẳng nhọn thuôn về phần đầu rũ ra phía ngoài. Lá mỏng, có 2 màu chủ đạo là xanh và trắng.

Khác với các loài cây khác là vào ban đêm cây dây nhện có thể hấp thụ trực tiếp khí cacbonic và các loại khí độc không cần ánh sáng trả lại không gian thoáng đãng cho giấc ngủ của bạn.

Vậy nên nó thường được trưng trong phòng ngủ. Theo nghiên cứu thì chỉ trong 1 ngày- 24 giờ đồng hồ một cây dây nhện có khả năng hấp thụ 85% khí Formaldehyde có trong phòng ngủ của gia đình.

Nếu trồng cây trong một khoảng thời gian dài thì cây có thể tự mọc ra cây con xung quanh cây chủ. Chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ truyền sang để nuôi lớn cây con trưởng thành.

Tác dụng của cây Dây Nhện với môi trường

Cây dây nhện là một người bạn tốt của môi trường. Đầu tiên là khả năng hấp thụ và làm sạch các khí độc, bụi bẩn trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế nhiều người coi nó là “chiếc máy lọc không khí thân thiện”, có tác dụng làm sạch 80% formaldehyde, 95% CO2 và các hợp chất phenylethylene, benzen được sinh ra từ máy in, máy photocopy, máy in thải ra và cả khí nicotine trong khói thuốc lá.

Hướng dẫn trồng cây dây nhện

Hướng dẫn trồng cây dây nhện

Bên cạnh khả năng hấp thụ các loại bức xạ nguy hiểm thì cây dây nhện còn biến khí Aldehyde formic – một trong những chất gây ung thư thành 2 loại vô hại là  đường và amino acid.

Khi bị thương ngoài da hãy lấy thân cây giã nát đắp vào, vết thương sẽ nhanh khỏi. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng tiêu viêm, dưỡng âm nhuận phổi, thanh nhiệt giải độc. 

Ý nghĩa phong thủy của cây dây nhện

Về hình dáng thì các lá xanh điểm sọc trắng ở giữa chạy dài từ đầu đến cuối lá tượng trưng cho sự minh mẫn, sáng suốt. Các lá cây không rủ về 1 hướng mà tỏa đều biểu thị cho sự vươn xa tám hướng của ý chí.

Cây dây nhện theo quan niệm trong phong thủy là cây có khả năng bảo vệ gia đình, hấp thu các nguồn năng lượng xấu cân bằng trường khí mang lại một cuộc sống an ổn bình yên cho mọi người.

Đối với người làm ăn trồng một cây dây nhện trong nhà sẽ mang lại may mắn về đường tiền tài, sự nghiệp. Các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và con đường thăng tiến được mở rộng. Nếu bạn là người làm kinh doanh nhà hàng, quán ăn thì sẽ tấp nập khách ra vào, làm ăn ngày một phát đạt.

Cây cỏ Lan Chi

Cây cỏ Lan Chi

Cách bày trí cây dây nhện

Tùy thuộc vào các vị trí muốn đặt mà bạn chọn dáng chậu và cách bố trí phù hợp. Cây dây nhện lá mỏng, dài rủ xuống giống như một chiếc đèn lồng vậy.

Ta thường bắt gặp loại cây nhỏ nhắn, tao nhã này trong trang trí nội thất. Nếu không thích treo trên tường thì bạn hãy chọn một vị trí trống  trên nóc tủ, qua một thời gian lá cây dài ra bạn có thể quán thành một vòng tròn như một tác phẩm nghệ thuật vậy. 

Khi mới mua hoặc xây nhà bạn hãy mua một cây dây nhện đặt ở cạnh lò sưởi hoặc bếp ga. Cây sẽ hấp thụ khí carbon monoxide thải ra mang lại một bầu không khí sạch sẽ.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Dây Nhện

Chọn cây giống

Lựa chọn những cây khỏe mạnh không mầm bệnh. Chọn ra cây có dáng lá cong đẹp, dải trắng kéo dài từ đầu đến ngọn lá. Lá một màu xanh ngắt không vàng vọt. 

Đất trồng

Đất trồng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cây. Cây dây nhện ưa đất dinh dưỡng trộn thêm tro,  rơm hay một ít xơ dừa để tăng khả năng giữ nước của đất. 

Sau khi có được đất tốt rồi thì chỉ cần chăm một chút khi trồng là được. Thường xuyên vun xới để làm tơi đất làm rải lên trên bề mặt một lớp sỏi để cây dễ dàng hấp thụ được nước và các chất khoáng trong đất. 

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

Thực ra cây dây nhện không kén đất nên nếu không có điều kiện bạn có thể sử dụng loại đất có sẵn. Cây thích nơi ấm áp ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 18-32 độ C. Nêu môi trường xuống dưới 15 độ C cây sẽ chết. Môi trường phải có đầy đủ ánh sáng nhưng cũng kỵ ánh nắng gắt chiếu thẳng vào. 

Cây dây nhện trồng nước thì dùng bình nào cũng được miễn là không có lỗ ở đáy. Tuy nhiên nếu nhà bạn theo phong cách trang nhã sang trọng thì chọn bình có màu trắng hoặc đen cùng tông. 

Lấy giống bằng cách đặt các gốc non vào cốc hoặc bình đựng dưỡng chất để cây lớn lên một cách tự nhiên. Hoặc cắt lấy phần gốc từ các cây có cụm rễ nhỏ sau đó cho vào cốc có kẹp phía trên một miếng xốp hoặc ni lông có kích thước 5cm X 5cm X 5cm.

Phân bón và nước tưới

Tuy cây ưa ẩm và có hệ thống dự trữ nước tốt nhưng không nên tưới đất trũng nước. Nếu thấy không khí quá khô như trong phòng điều hoà thì hãy dùng bình phun nước lên lá. 

Cây dây nhện cần lượng dinh dưỡng cao nên bạn hãy chăm chỉ bón phân để cây phát triển tốt không bị vàng lá. 2 tuần bón 1 lần phân nước. Bón thêm phân đạm nếu cây thuộc giống cho hoa. 

Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 4 độ C thì không cần bón phân hay tưới nước. 

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

Tiến hành nhân giống

Có 3 phương pháp nhân giống cây. Nếu bạn chọn cách gieo hạt thì chú ý một số điểm sau. Rắc hạt mầm vào tháng 3 hàng năm và duy trì nhiệt độ quanh 15 độ C thì sau 2 tuần cây đã có thể nảy mầm. 

Nếu giâm cành thì chọn cành từ cây mẹ khiển mạnh dáng đẹp, cắt lấy 1 đoạn dài 10cm có mầm non rồi giâm xuống đất. Chăm sóc cẩn thận sau 20 ngày chuyển vào chậu. 

Tách gốc là phương pháp đơn giản nhất,  cắt bỏ phần gốc già và các cành. Giữ lại đúng 3 cành và cho vào chậu trồng. 

Xem thêm:

3. Kết bài

Bất cứ loài cây nào muốn đẹp và sai hoa lá đều cần có kỹ thuật. Mong rằng những kinh nghiệm mà #ohana vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có một chậu cây dây nhện tuyệt đẹp nhé. 

Cập nhật 02/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)