Cây Cẩm Nhung – hướng dẫn trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật

Chậu cây nhỏ là món quà được nhiều người dùng để tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè. Nếu cây ngọc bích mang lại sự may mắn, cây sống đời tượng trưng cho sự sum vầy đoàn tụ hay cây phát tài cầu cho gia chủ sự sung túc giàu có,… thì cây cẩm nhung sum xuê lá cũng mang tới ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Tìm hiểu cùng #ohana nhé!

1. Cây Cẩm Nhung – đặc điểm và cách nhận biết 

Nguồn gốc và đặc tính sinh học

Cây hoa cẩm nhung xuất hiện lần đầu tại nước ta vào những năm 90 của thế kỷ 20. Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, vô cùng dễ chăm sóc nên được trồng ở nhiều nơi với mục đích kinh tế.

– Với vóc dáng nhỏ nhắn xinh xắn, cây thường được chọn để trang trí trên các bàn hoặc kệ tủ, màu sắc và dáng hoa đa dạng tạo sự phong phú cho người mua. Cây có 3 màu hoa chính là trắng, hồng và đỏ, có thể là hoa đơn hoặc hoa kép. Hiện nay phổ biến nhất là cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ.

– Thân cây nhỏ mảnh có nhiều đốt, lá cây rất mỏng nhưng mọc dày, mặt lá nhẵn và có những đường gân trắng in nổi rất đẹp mắt.

Cây cẩm nhung có dễ sống không?

– Cẩm nhung là cây thân bò, rễ cây mọc thành chùm. Tùy theo màu sắc của lá cây mà thân cây có thể có màu xanh hay đỏ. Cây nhỏ nên lá cây cũng vừa phải, đường kính khoảng  0,5 – 1,5 cm tùy thuộc vào độ tuổi phát triển. Nhìn chung cây lớn khá nhanh tầm khoảng 2-3 năm chăm sóc bạn đã có được một bầu cây tròn to rồi. 

– Cây cẩm nhung có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc không thì nhân giống cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy một nhánh nhỏ bị gãy hoặc ngắt lấy một chiếc lá xanh trên thân cây xuống và trồng vào chậu nhỏ. Chăm chỉ chăm sóc và tưới tiêu thì sau một tháng bạn sẽ thấy một điều thú vị.

– Từ chiếc lá nhỏ ban đầu những chiếc rễ con đã mọc ra và dần dần nhánh lá lớn thành một cây cẩm nhung con. Xanh tươi khỏe mạnh y hệt cây mẹ.

Hướng dẫn trồng cây cẩm nhung

Hướng dẫn trồng cây cẩm nhung

Ý nghĩa và tác dụng của cây Cẩm Nhung

– Cây cẩm nhung thường được tặng để thể hiện sự quan tâm, yêu thương và mong muốn tình bạn thắm thiết bền lâu. Nhưng cũng nhiều người dùng cẩm nhung để bày tỏ tình cảm, nó đại diện cho sự e ấp, cho một tình yêu trong sáng mới hình thành. Nhìn thấy cẩm nhung bạn sẽ có một cảm giác vui vẻ lạc quan và cuộc sống ngập tràn màu hồng. 

– Cẩm nhung cũng có khả năng lọc sạch không khí, giảm bớt lượng khí co2 hay các loại bụi bẩn gây ô nhiễm bầu khí quyển. Mang đến sự trong lành thoáng mát.

– Ngoài việc được đặt trên bàn học, trên kệ sách hay bệ cửa sổ,… để trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ sắc màu thì cây cẩm nhung cũng hay được trồng thành từng bụi nhỏ dọc lối đi vào nhà. 

– Sau những giờ làm việc căng thẳng một chậu cẩm nhung sẽ mang lại sự thoải mái bình yên cho bạn, khiến bạn thấy yêu đời hơn…

– Bởi thế trong tiệm cây cảnh người ta sẽ giới thiệu cẩm nhung làm quà tặng người thân, người yêu hay bạn bè tri kỷ.

Chăm sóc cây cẩm nhung

Chăm sóc cây cẩm nhung

Nên đặt cây cẩm nhung ở vị trí nào trong phòng

Cẩm nhung được ưa chuộng một phần nhờ vào cách chăm sóc nó. Không giống nhiều loại cây khác cẩm nhung rất dễ phát triển mà không cần sự chú ý chăm sóc nào. Chỉ cần có đủ ánh sáng thì trong hoàn cảnh nào dù mưa gió bão bùng hay nắng hạn cây vẫn chống chịu được. Chính bởi thế mà vị trí để trồng cây cần phải lưu ý. 

– Đơn giản nhất là để trên bàn làm việc. Hoặc không thì để cạnh tivi, trong phòng ngủ,.. Những nơi có các thiết bị điện tử tạo ra bức xạ, ánh sáng xanh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

 – Trong nhà vệ sinh cũng là một sự lựa chọn bởi cẩm nhung có thể làm sạch không khí. Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng. Đây là vị trí thích hợp cho côn trùng vi khuẩn xuất hiện. Vậy nên đặt một chậu cây ở đây để điều hoà môi trường, ngăn cản các ổ vi khuẩn hình thành.

– Tủ lạnh, lò vi sóng,… nhìn tưởng vô hại nhưng thực ra cũng tác động một phần nào đó đến con người bằng các tia điện tử. Do đó bạn có thể đặt một chậu cẩm nhung cạnh đó.

– Và tùy theo sở thích mong muốn mà bạn chọn lựa một vị trí thích hợp cho chậu cây của mình nhé.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Cẩm Nhung

Điều kiện nhiệt độ

Khi trồng loại cây này để cây sinh trưởng khỏe mạnh bạn cần lưu ý đến nhiệt môi trường trồng cây. Đặc biệt vào ban đêm khi nhiệt độ thường thay đổi đột ngột, bạn cần giữ nhiệt độ và độ ẩm cho cây ở một khoảng nhất định.

Cây ưa thích loại khí hậu dễ chịu mát mẻ khoảng từ 22 đến 25 độ C  và là 18 đến 20 độ C vào ban đêm. Không đặt cây ở trong phòng kín không có ánh sáng. 

Chọn đất trồng

Chọn các loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhưng vẫn thoáng khí để cây dễ dàng thoát hơi khi cần thiết như đất thịt có trộn thêm phân hữu cơ, rêu, than bùn, đá trân châu…Đất tốt sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn. 

Độ ẩm và ánh sáng

Về ánh sáng cây có thể trồng trong bóng râm hay dưới ánh nắng đều được. Tránh đặt dưới ánh nắng gắt trong thời gian dài. Để cây quang hợp và trao đổi chất khỏe mạnh nên mang chậu cẩm nhung ra ngoài phơi nắng sớm hoặc nắng chiều sắp tắt nhé. 

Cây cần được duy trì độ ẩm để phát triển. Bạn nên chăm chỉ tưới nước cho cây, khi trời nắng nóng hãy phun thêm nước lên lá để cây được mát mẻ. Không nên tưới quá nhiều nước khiến rễ bị ứng mà bạn có thể rải một lớp đá trân châu phía trên để giữ ẩm cho đất. 

Phân bón

Tùy thuộc vào độ phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Với cây còn nhỏ chưa được 1 tháng hãy dùng phân vi lượng, lớn hơn chuyển sang bón phân kích thích tăng trưởng, ….

Xem thêm :

3. Kết bài

Cây cẩm nhung rất dễ trồng chỉ cần lưu ý một vài điểm nhỏ để cây phát triển tốt. Mong rằng những chia sẻ phía trên của #ohana sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây cẩm nhung nhé.

Cập nhật 02/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)