Cách trồng gừng tại nhà – cho củ to – giúp chữa bệnh cho cả nhà

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi món ăn của người Việt. Được coi như một món đồ không thể thiếu trong bếp. Ngoài tác dụng làm món ăn ngon đậm đà hơn, thì gừng còn góp mặt trong các bài thuốc. Cách trồng gừng tại nhà cũng không quá phức tạp.

trồng gừng

trồng gừng

Trong bài viết này, hãy cùng wikiohana tìm hiểu về cách trồng gừng hiệu quả. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc gừng.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng gừng?

Để có được những chậu gừng xanh tốt, cho củ to đều thì khâu chuẩn bị là khá quan trọng.

Chọn giống gừng

Có nhiều loại gừng để lựa chọn trồng, tùy theo mục đích của bạn. Tuy nhiên, nếu trồng với mục đích để gia đình sử dụng thì nên chọn loại củ gừng nhỏ ( như gừng dé, gừng sẻ).

Không nên chọn loại củ to, loại củ to thường có vị nhạt và cây phát triển khá lớn. Chọn loại củ nhỏ, thì củ thu được sẽ có vị cay thơm và cây phát triển cũng không chiếm nhiều không gian.

Chuẩn bị đất và chậu

Bạn có thể sử dụng chậu sành hay chậu nhựa đều được. Kích thước chiều rộng 30-35cm, chiều cao 35-40cm. Nếu có thể bạn hãy sử dụng chậu đất nung, đó là loại chậu có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng gừng ở bao tải thay vì trồng trong chậu. Ưu điểm của cách này là giúp cây phát triển tốt hơn, do có môi trường đất lớn. Cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng, và khả năng thoát nước tốt.

Đất trồng gừng cũng có những lưu ý nhất định, mặc dù gừng là loại cây dễ sống, thích hợp với nhiều loại đất. Bạn nên sử dụng loại đất nhiều mùn, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể tạo ra đất bằng các pha đất sạch với chất dinh dưỡng với tỉ lệ 2:1. Hoặc trộn tro trấu : đất thịt : phân giun quế theo tỉ lệ 1:2:1.

Nên trồng gừng vào tháng mấy?

Bạn có thể bắt đầu trồng gừng vào đầu mùa xuân ( tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4-5). Ngoài ra vào thời điểm cuối năm ( tháng 10-11-12) cũng có thể bắt đầu trồng gừng.

Thời gian phát triển, sinh trưởng của gừng đến lúc thu hoạch là 8 – 10 tháng ( tùy từng giống).

Xem thêm :


2. Kỹ thuật trồng gừng hiệu quả

Để trồng gừng thu được nhiều củ, năng suất cao. Các bạn làm lần lượt các bước sau:

Bước 1: Ngâm củ gừng vào trong nước, đồng thời để qua đêm.

cách trồng gừng hiệu quả

cách trồng gừng hiệu quả

Bước 2: Tiếp đến, bạn cắt gừng thành từng đoạn nhỏ. ( khoảng 1 đốt tay). Chú ý không cắt vào phần mắt gừng, và bỏ phần gốc không có mầm.

Ươm gừng - cách trồng gừng tại nhà

Ươm gừng – cách trồng gừng tại nhà

Bước 3: Lấy đất đã chuẩn bị trước đó cho vào 1/2 chậu. Nén chặt vừa phải. Tiếp đến cho 2-3 nhánh gừng giống, vùi vào và phủ đất lên 2,5 đến 3 cm.

trồng gừng tại nhà cho cu to

trồng gừng tại nhà cho cu to

Bước 4: Đặt chậu vào nơi bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước đủ ẩm ngày 2 lần

Xem thêm : hướng dẫn trồng khoai tây

3. Hướng dẫn chăm sóc gừng trong thùng xốp

Sau khoảng 20 ngày đặt giống xuống đất, gừng bắt đầu nảy mầm. Vị trí thích hợp đặt chậu trồng gừng là ngoài hiên hoặc trong phòng nhiều ánh sáng. Có thể đặt cây ở những nơi có ánh sáng chiếu 5-6 tiếng mỗi ngày, cây sẽ cho ra nhiều củ hơn.

Tưới nước

Tuy gừng là cây ưa ẩm nhưng khả năng chịu úng của cây khá kém. Cây cần phải cung cấp độ ẩm cho đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Vào thời điểm mới trồng, mỗi ngày bạn nên tưới 1-2 lần, nếu như để ngoài trời mưa thì có thể không cần tưới.

Ngừng tưới sau khoảng thời gian 7-8 tháng. Đó là thời điểm cây rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.

phuong phap trong gung

phuong phap trong gung

Thu hoạch gừng đúng cách

Sau khoảng 8-9 tháng trồng là bạn có thể thu hoạch để lấy củ. Khi thu hoạch, hãy nhẹ nhàng tránh làm trầy, dập tạo vết thương. Khiến vi sinh vật tấn công và làm hỏng củ.

Bón phân

Do trồng gừng tại nhà, nên bạn hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Thường xuyên nhổ cỏ dại, bón thêm phân hóa học trên mặt đất giúp cây cho củ to hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là độ ẩm của đất và chế độ ánh sáng cho cây.

4. Lưu ý trong cách trồng gừng hiệu quả

– Nếu như gừng đặt trong nơi bóng râm  sẽ cho ra củ nhỏ và ít. Do đó, bạn nên trồng gừng tại những nơi có ánh sáng vừa đủ, không phải những nơi nhận ánh sáng trực tiếp cả ngày.

– Trong quá trình phát triển, củ gừng có xu hướng nhô lên khỏi mặt đất. Lúc này, bạn phủ thêm một lượng đất hỗn hợp cao khoảng 3-4cm.

trồng gừng tại nhà

trồng gừng tại nhà

– Do gừng trồng tại nhà, nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Định kỳ nhổ cỏ dại, bón thêm đất lên trên mặt chậu. Và đặc biệt chú ý lượng nước tưới, đủ để giữ ẩm cho đất.

– Từ tháng thứ 5 trở đi, bạn có thể đào củ. Trong quá trình đào, cần nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ, dập củ. Sau 7- 8 tháng, gừng sẽ tự rụng lá, lúc này bạn dừng tưới nước. Có thể thu hoạch củ gừng để sử dụng, hoặc làm giống cho vụ tiếp theo đều được.

Xem thêm: cách trồng tía tô

5. Lợi ích của gừng mang lại

Gừng tươi – loại gia vị đa chức năng

Như các bạn đã biết, gừng tươi là loại gia vị quen thuộc của người Việt. Được sử dụng nhiều trong các món xào, ướp thịt hay các món canh. Góp phần làm món ăn thêm thơm ngon hơn.

Vào các dịp tết, mứt gừng là món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình. Ngoài vị thơm ngon ra thì chúng có thể trị ho, hoặc phòng chống tụt huyết áp rất tốt.

Cách trồng gừng cho phương thuốc chữa bệnh

Cách trồng gừng cho phương thuốc chữa bệnh

Gừng – sử dụng như một vị thuốc

Trong Đông Y, gừng có tính ấm nên rất được ưa chuộng vào mùa đông. Có tác dụng chữa các bệnh như ho, lở loét, đau họng, chữa các vết mụn, giúp giảm béo, …

Có thể nói rằng gừng tươi vừa là là một loại củ gia vị, đồng thời có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp.

Kết bài

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong các trồng gừng hiệu quả. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc gừng tại nhà. Các bạn hoàn toàn có thể thiết kế vài chậu gừng tại ban công hay sân thượng của nhà mình. Vừa giúp tạo ra môi trường xanh sạch, lại góp phần vào bữa ăn ấm cúng của gia đình.

Chúc bạn thành công!

Cập nhật 23/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)