Cách trồng cây Đinh lăng hiệu quả – năng suất cao

Cách trồng cây Đinh lăng như thế nào? Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc cây Đinh lăng? Làm thế nào để nhân giống Đinh lăng hiệu quả? … Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này cho bà con tham khảo.

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng

Những lưu ý trước khi trồng đinh lăng

Để có được những vườn Đinh lăng xanh tốt, cho nhiều củ to bà con và các bạn yêu cây cần có khâu chuẩn bị tốt. Cùng điểm qua những thứ thiết yếu trước khi bắt tay vào trồng Đinh lăng.

Lựa giống

Trước khi xác định trồng như thế nào, chúng ta cần xác định xem nên chọn giống đinh lăng nào để trồng. Có thể chia đinh lăng ra làm 2 loại : Đinh lăng tẻ và Đinh lăng nếp.

Đinh lăng tẻ: Là loại có vỏ sần, lá to – duỗi thẳng, cho củ nhỏ và có ít rễ. Đồng thời củ cũng có vỏ bì mỏng, cứng nên giá trị không cao.

Đinh lăng nếp: có lá nhỏ và xoăn. Vỏ cây đinh lăng nếp nhẵn, củ to và nhiều rễ mềm. Đồng thời phần vỏ bỉ của củ cũng dầy và phát triển tốt hơn nên cho chất lượng – năng suất cao.

Như vậy thì bà con nên chọn giống Đinh lăng nếp để trồng. Loại này sẽ giúp bà con thu được nhiều giá trị hơn so với trồng Đinh lăng tẻ.

xem thêm : cách chăm sóc cây kim tiền

Thời điểm bắt đầu trồng đinh lăng

Đinh lăng là cây có sức sống mãnh liệt, khả năng chịu hạn cao. Thích nghi được cả trong môi trường thiếu năng. Nên có thể nói là trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm đều được.

Nhưng nếu bà con muốn tiết kiệm công sức tưới nước sau khi trồng hơn. Thì nên trồng cây vào thời điểm đầu mùa mua, đỡ công tưới nước. Đó là vào khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch hàng năm. Vậy nên bà con ươm cây giống trước 4-5 tháng, để cây ra rễ nhiều hơn. Khi có nhiều rễ, ra môi trường mới thì khả năng sống và phát triển tốt sẽ cao hơn.

Lựa chọn và chuẩn bị đất trồng

Đinh lăng là một loại cây không kén đất trồng, nên có thể thích nghi tốt với mọi loại đất. Chỉ cần môi trường không bị úng ngập, đất thông thoáng là trồng được.

Với những khu đất trên vùng cao, đồi núi thì có thể đào hố trồng trực tiếp Đinh lăng. Còn với khu vực đồng bằng, hoặc các vùng trũng thì chúng ta phải lên luống, hoặc tạo thành những mô đất cao để trồng. Điều đó giúp cho cây không bị ngập úng khi gặp mưa to, và cũng tiện hơn cho vieecj chăm sóc và thu hoạch.

Cách trồng cây đinh lăng đạt hiệu quả kinh tế cao

Cách trồng cây đinh lăng đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật xử lý đất trồng đinh lăng

– Sau khi chọn được miếng đất phù hợp, bạn hãy cày xới để đất được tơi xốp. Cùng với đó là bổ xung các loại phân ủ hoai mục. Lên luống cao khoảng 25-35cm, bề rộng 50cm.

– Với địa hình đồi núi, dễ thoát nước. Bạn đánh những hố có kích thước 40 x 40 x 40 (cm). Các hố cách nhau 50cm.

– Bón 10 tấn đến 15 tấn phân chuồng cho mỗi hecta đất. Cùng với đó là 400-500kg phân tổng hợp NPK. Bà con nên rải đều phân với đất trồng trong quá trình cày xới. Còn với các hố cây thì cần bót lót phía dưới đáy hố trước khi trồng.

– Công việc chuẩn bị đất nên tiến hành trước ít nhất nửa tháng để đất đủ thời gian ổn định. Cùng với đó là các hệ sinh thái trong môi trường đất tự cân bằng, để sẵn sàng hỗ trợ cây phát triển.

xem thêm : ky thuat trong buoi da xanh

Cách chăm sóc cây đinh lăng

Cách chăm sóc cây đinh lăng

Hướng dẫn trồng đinh lăng

Sau khi chuẩn bị xong đất trồng, và chọn được những bầu cây Đinh lăng giống ưng ý. Bà con dùng dao cắt lớp ni lông bầu đất. Lưu ý là thao tác nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng làm đứt rễ cây.

Đặt cây vào chính giữa những hố đã được chuẩn bị sẵn trên luống. Bề mặt bầu đất ngang với bề mặt luống, sau đó bạn đắp thêm đất vào phần gốc cho cho lên tránh tình trạng úng nước. Với trường hợp không cần đánh luống trồng, cũng thực hiện tương tự.

Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước ngay để cây có thể thích nghi sớm. Nên chọn những ngày thời tiết mát mẻ để trồng đinh lăng. Nếu gặp thời tiết nắng nóng, bà con có thể dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc bèo tây để ủ vào gốc. Tránh tình trạng nước bay hơi nhanh, dẫn đến cây thiếu nước.

xem thêm : cách trồng nấm rơm

cách trồng đinh lăng lấy củ

cách trồng đinh lăng lấy củ

Kỹ thuật chăm sóc cây Đinh lăng

Công việc chăm sóc cây Đinh lăng có thể nói khá đơn giản. Vì cây có sức sống mạnh liệt, thích nghi tốt với khí hậu thời tiết. Tuy nhiên nếu lắm bắt được các phương thức chăm sóc tốt, thì cây sẽ nhanh cho thu hoạch và đạt năng suất cao.

Tưới nước

Trong 6 tháng đầu sau khi trồng, cây cần được bổ sung nước thường xuyên. Lúc này do bộ rễ chưa phát triển nhiều, nên cây chưa thể tự tìm được nguồn nước nhiều trong đất. Mỗi lần tưới không nên tưới quá đẫm, chỉ cần đủ làm cho đất ẩm.

Tùy theo tình hình thời tiết, nếu trời nắng nóng kéo dài thì bà con cần tưới nhiều nước hơn. Tránh để tình trạng để cây thiếu nước thời gian dài, dẫn đến rụng lá và khô héo. Sau 6 tháng đầu, thì mỗi tuần bạn có thể duy trì tưới nước một lần cho cây là đủ.

Lưu ý: không tưới quá đẫm khiến cho rễ bị ngập úng, gây đến hiện tượng thối rễ.

trồng và chăm sóc cây đinh lăng

trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Làm cỏ sạch vườn

Bà con nên có kế hoạch dọn cỏ trong vườn Đinh lăng định kỳ. Có thể là 2 – 3 tháng / 1 lần. Cỏ dại phát triển tốt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh môi trường sống với Đinh lăng. Không những hút dinh dưỡng của đất, lại thêm che mất không gian sống của cây.

Ngoài ra, cỏ dại cũng là môi trường sống cho các loài sâu bệnh hại phát triển. Chúng sẽ tấn công sang cây Đinh lăng, và làm giảm năng suất. Thêm vào đó, nếu làm cỏ sạch thì cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá tình bón phân hay tưới nước cho cây.

Dinh dưỡng

Để cho cây đạt năng suất cao thì việc bón phân là rất cần thiết. Ngoài việc bón lót ban đầu cho cả vườn, thì trong năm đầu tiên bà con cần bón thúc 2 – 3 lần. Sử dụng phân Ure để bón thúc, với tỉ lệ là 80kg / 1 hecta.

Sang cuối năm thứ 2, bà con thực hiện việc bón thúc như trên một lần nữa. Việc bón thúc này diễn ra sau khi cắt tỉa cành, mục đích giúp cho cây nhanh chóng ra cành và lá mới.

Song song với đó, nếu có điều kiện thì mỗi năm bà con bón thêm 10 tấn phân chuồng trên mỗi hecta đất.

cách trồng cây đinh lăng lấy củ

cách trồng cây đinh lăng lấy củ

Cắt tỉa cành

Khi cây đạt được chiều cao 60-80 cm, bà con tiến hành hãm ngọn lần 1. Thường thì khoảng thời gian sẽ tầm 6-9 tháng sau khi trồng. Bà con dùng kéo cắt cây chuyên dụng, cắt phần ngọn để lại phần thân cao khoảng 20-25cm.

Sang cuối năm thứ 2, trước đợt bón thúc bà con tiến hành hãm ngọn lần 2. Và nuôi lại 2-3 chồi non mọc lại. Phần thân ngọn sau mỗi lần hãm, bà con có thể sử dụng để nhân giống (Cách nhân giống ở phía dưới bài viết này). Hoặc bà con dùng để bán cho các đại lý cây giống để họ tiến hành ươm.

Nhân giống cây Đinh lăng

Kỹ thuật nhân giống cây đinh lăng cũng không quá phức tạp. Bà con dùng kéo hoặc dao sắc để cắt 2 đầu của cành giâm hom. Mỗi đoạn có chiều dài khoảng 15 – 20cm, trên mỗi đoạn có khoảng 3-4 mắt lá. Lưu ý không làm dập 2 đầu của hom giâm, để quá trình ra rễ được thuận lợi hơn.

Một phần phía dưới của hom giâm cần tỉa sạch lá, còn đầu còn lại lá cũng cần được cắt chỉ để lại 1/3. Phần phía dưới sau khi tỉa sạch lá, bà con cắt vát chéo (xéo). Vết cắt cần gọn gàng, tránh để dập.

Sau khi cắt xong, bà con tiến hành nhúng phần phía dưới của hom dâm vào dung dịch Benlat. Mỗi lít nước pha khoảng 150 – 200mg Benlat. Mục đích là để kích thích ra rễ và phòng trừ các loại nấm. Sau đó bà con tiến hành cắm vào các bầu giâm. Để nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng và tưới nước giữ ẩm bầu thường xuyên.

cây đinh lăng nếp

cây đinh lăng nếp

Phòng trừ sâu bệnh cho Đinh lăng

Trong quá trình ươm

Trong quá trình cây trong vườn ươm, bà con nên che bạt hoặc lưới để hạn chế nước mưa đọng trong bầu. Làm cho cây bị rụng lá, và thối rễ con. Cùng với đó, bà con tiến hành phun các thuốc trị nấm: Ridomil Gold, COC85, …

Trong năm đầu tiên

Trong năm đầu tiên sau khi trồng, vườn đinh lăng dễ bị phá bởi các loại rầy, ốc sên, sâu ăn lá, … Bà con hãy sử dụng các loại thuốc trừ sâu nhẹ. Phun định kỳ 2-3 tháng / 1 lần. Ngoài ra bà con có thể dùng các loại thuốc trừ sâu có thể rải quanh gốc, hạn chế sâu bệnh lây lan.

Sau năm đầu tiên là cây đinh lăng đã trưởng thành và phát triển tốt. Giai đoạn này sâu bệnh cũng không còn phải là vấn đề lo lắng nữa. Cây hầu như miễn nhiễm với các loại sâu bệnh, bà con chỉ cần tưới nước – bón phân định kỳ cho cây là đủ.

giống cây đinh lăng nếp cho củ to

giống cây đinh lăng nếp cho củ to

xem thêm : cách trồng dưa hấu

Thu hoạch Đinh Lăng

Thời điểm nào là tốt nhất để thu hoạch đinh lăng? Có phải chỉ củ của đinh lăng là có tác dụng? …

Thu hoạch lá

Lá đinh lăng được biết đến là vị thuốc trong đông y. Được biết đến với các bài thuốc chữa mất ngủ, làm đẹp da, … Bà con có thể liên hệ với các cửa hàng thuốc đông y để tiến hành cung cấp.

Khi sử dụng lá khô, để tránh làm mất tác dụng của lá. Bà con không nên phơi nắng, mà nên phơi trong mát và tiến hành sấy, xao khô.

Củ đinh lăng

Sau 3 năm trồng là bà con có thể thu hoạch được củ đinh lăng. Tuy nhiên để củ to và có nhiều tác dụng, thì thời gian để lên đến 5 – 7 năm.

Củ sau khi lấy về, bà con rửa sạch. Cắt những rễ nhỏ, để lại phần rễ lớn. Tuy theo nhu cầu của người mua mà bà con sấy khô hoặc bán củ tươi.

Thân đinh lăng

Phần thân sau khi hãm ngọn hoặc sau khi thu hoạch. Bà con có thể dùng để giâm thành loạt đinh lăng mới, hoặc tiến hành bán cho các vườn ươm cây.

kỹ thuật trồng đinh lăng

kỹ thuật trồng đinh lăng

Đinh lăng và một số thông tin hữu ích

Đinh lăng là một thành viên của họ ngũ gia bì, tên khoa học là Polyscias fruticosa. Nhiều nơi còn gọi với cái tên Nam Dương Sâm hay cây gỏi cá.

Các thành phần của cây đinh lăng đều có giá trị trong cuộc sống. Phần lá có tác dụng trong các bài thuốc đông y, hay được biết đến như một loại rau thơm gia vị. Phần củ được dùng để ngâm rượu trị đau mỏi xương khớp, hoặc phơi khô dùng trong các bài thuốc bắc.

Trong cây đinh lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng quý. Được biết đến như saponin (thành phần có trong củ sâm). Bên cạnh đó là các vitamin B1, B6, B12, … và các loại axitamin có lợi cho sức khỏe. Là thành phần chính trong các bài thuốc dân gian có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, ổn định tiêu hóa, …

Đinh lăng được xem như là cây lâu năm, thích nghi được nhiều môi trồng đất. Khả năng chịu hạn tốt, cùng với đó là cây phát triển tốt với mọi loại khí hậu.

Tổng kết

Như vậy wikiohana.net đã cùng bà con tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc cây đinh lăng để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó là các kỹ thuật tưới nước, nhân giống và cách thu hoạch đinh lăng.

Nhìn chung, đinh lăng là loại cây dễ trồng – thích nghi với mọi điều kiện thời tiết và khả năng chịu hạn tốt. Nếu bà con tìm được đầu ra sớm cho đinh lăng, thì đây là một hướng đi tốt để phát triển kinh tế.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 21/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)