Cây Bạch Mã Hoàng Tử – kỹ thuật chăm sóc – ý nghĩa phong thủy

Cây bạch mã hoàng tử được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà. Tuy nhiên lại chẳng phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa và công dụng của nó. Đồng thời cách trồng nó ra sao? Chăm sóc nó thế nào cũng không nắm chắc.

Hiểu được được đó chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng cây bạch mã hoàng tử để có được hình dáng đẹp nhất!

1. Cây Bạch Mã Hoàng Tử – đặc điểm và ý nghĩa

Đặc tính sinh học

Dân ta hay gọi cây Bạch mã hoàng tử là cây bạch mã. Nhưng chung quy lại tên khoa học của nó là  Aglaonema Pseudobracteatum. Chúng là giống cây thuộc họ Araceae. Nếu trồng ngoài tự nhiên thì chiều cao của cây có thể đạt là 1 mét rưỡi.

Nhưng nếu trồng trong chậu làm cảnh thì chỉ cao tầm 40cm thôi. Cây thường mọc thành bụi với thân cây thẳng đứng. Thân cây có màu trắng muốt. Ở gân là cũng có màu trắng nữa đấy! Lá cây màu xanh nhạt hình bầu dục to. Về gần phía đầu sẽ thuôn nhọn lại. Ngoài ra lá còn có các sọc gợn trắng.

Bạch mã là cây có rễ chùm màu trắng. Vì chúng là giống cây bụi nên tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Thế nên người ta hay tách bụi hơn là gieo hạt để nhân giống.

Cây Bạch Mã ứng dụng trong cuộc sống

Trong cuộc sống thì cây bạch mã được dùng trang trí là chủ yếu. NÓ hay được để ở văn phòng, bàn làm việc, quán cà phê,…Nhưng cũng không ít người trồng nó ở công viên hay sân vườn để tăng thêm vẻ đẹp cho không gian.

Công dụng quan trọng nhất của nó đã được NASA công nhận chính là làm sạch không khí. Nó thuộc top 10 luôn đấy! Cây sẽ hấp thụ các độc tố có khả năng gây ung thư phổi như fomandehit hay benzen.

Ngoài ra nó cũng là một món quà tặng đầy ý nghĩa nữa đấy! Bạn không chỉ tặng được cho người yêu thiên nhiên mà còn tặng cho người thân bạn bè. Đó là vào những dịp khai trương, tân gia,… Người nhận như được cảm thấy mình thật là uy quyền và hấp dẫn đấy!

Cây bạch mã hoàng tử để trong nhà

Cây bạch mã hoàng tử để trong nhà

Ý nghĩa phong thủy

Đúng như tên gọi chúng mang vẻ đẹp lịch lãm và phong nhã. Chúng đẹp từ cái tên cho tới dáng của cây. Cây vươn thẳng oai phong lẫm liệt. Điều đó cũng thể hiện ý chiến kiên cường vượt mọi gian khó. Từ đó mang lại cuộc sống sung túc hơn cho gia chủ. Còn với công việc thì nó chỉ công việc thuận buồm xuôi gió.

Trong phong thủy cây bạch mã hoàng tử sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Nhất là với những người mệnh Kim thì càng yêu thích cây này.

Người mệnh kim hợp với màu trắng, bạc hoặc là xám. Và cây này đáp ứng được mọi yêu cầu của họ. Ngoài ra cây cũng khá hợp với người mệnh Thủy. Vì cây có màu xanh lơ là màu của bản mệnh Thủy.

Nhìn chung đây là giống hiếm khi ra hoa. Nếu có ra hoa chúng sẽ tập trung thành từng cụm. Cụm hoa có màu trắng ngà e ấp trong mo hoa trắng muốt. Dù đó là những đó hoa với màu sắc đơn giản nhưng lại mang tới điềm báo tốt. Chúng thể hiện rằng may mắn đang đến rất gần đấy.

Cây Bạch Mã có chứa độc tố không

Cây Bạch Mã có chứa độc tố không

Cây Bạch Mã có chứa độc tố không?

Trung tâm kiểm soát chất độc động vật chỉ ra rằng, cây này không an toàn với chó mèo hay là thỏ. Vì thế nếu các động vật này chẳng may ăn phải lá cây thì hãy cho chúng gặp bác sĩ ngay. Mà tốt nhất nên để cây tránh xa những con vật này ra.

Trường đại học Riverside, CA chỉ ra rằng cây có chứa chất gây kích ứng cho da, miệng, họng hay lưỡi của con người. Đó là  canxi oxalate. Nếu trẻ nhỏ ăn nhầm phải cây này thì có thể gây khó thở, dạ dày khó chịu và sưng tấy nữa. Lúc này hãy mang trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để chữa trị.

Ngoài ra nhựa cây cũng gây kích ứng, viêm da hay phát ban nữa. Điều này lý giải vì sao khi nhân giống, thay chậu hay chỉ đơn thuần chăm sóc cây, bạn đều phải dùng găng tay. Đương nhiên đừng có ngắt lá, vò là rồi ngửi nhé!

Nên thực tế cây bạch mã là cây có độc. Nhưng lượng độc tố nhẹ thôi. Bạn chỉ cần để ý 1 chút là không sao cả rồi.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử

Chuẩn bị đất trồng

Cây này khá dễ tính. Đất nào cũng sống được. Nhưng bạn vẫn nên dùng đất tơi xốp, thoát nước cao để cây thích nhất. Bạn nên trộn thêm than mùn, tro trấu hay xơ dừa để tạo được loại đất cây thích.

Đất khi trộn cùng các nguyên liệu trên thì thoát nước tốt nhưng đủ giữ ẩm cho cây. Ngoài ra bạn có thể sử dụng đất chua từ 5,6 đến 6,5 để trồng cây cũng được.

Chăm sóc Bạch mã hoàng tử

Chăm sóc Bạch mã hoàng tử

Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng

Đây là giống cây phù hợp trồng trong nhà. Nghĩa là dưới điều kiện ánh sáng đèn điện. Bởi thực tế trong tự nhiên cây sống dưới tán bóng râm và ít khi đón ánh nắng trực tiếp. 

Nhung để cây phát triển hết tầm thì thỉnh thoảng cũng nên cho cây ra tắm nắng 1 chút nhé! Nên tắm trước 10h sáng. 1 tuần 1 lần là đủ rồi. Nếu không thì đem cây đặt gần cửa sổ, dưới giếng trời hay trên dân thượng đều được. Miễn sao nơi đó có ánh sáng khuếch tán là ổn.

Nhiệt độ bạn nên duy trì từ 18 đến 30 độ là được. Nhìn chung ở môi trường máy lạnh cây sống được tốt. Nhưng dù sao đây cũng là giống cây nhạy cảm với thời tiết lạnh. Nên nếu để cây sống dưới điều kiện 10 độ C thì cây có thể chết đấy!

3. Kỹ thuật chăm sóc cây Bạch Mã

Nước tưới

Cây này chỉ cần lượng nước vừa phải thôi. Như vậy 1 tuần bạn tưới cho cây 2-3 lần là được. Bạn không nên để cây khát nước quá lâu. Chú ý đừng để đất trong chậu khô nhé!

Thỉnh thoảng bạn đem cây đặt lên khay đá cuội có nước hoặc phun sương cho cây. Đây là cách giúp tăng độ ẩm cho cây.

Ở môi trường thủy canh cây cũng sống được. Vì thế bạn trồng cây trong bình thủy tinh cũng được. Với cách này bạn sẽ thấy được bộ rễ trắng xinh đẹp của cây. Chú ý khi thay nước cho cây thì phải nhấc cây ra bên ngoài đã nhé! Đồng thời phải cắt tỉa luôn rễ thối cho cây. Nhớ là đừng để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng nhé!

Cắt tỉa cành

Khi loại bỏ lá héo úa, hoặc lá chết thì cắt dọc theo thân lá xuống gốc cây nhé! Bạn chỉ nên dùng dao sắc hoặc kéo chuyên dụng thôi. Dùng tay ngắt lá vừa hại da tay của bạn lại hại cả cây nữa.

Khi cắt cũng cần chú ý hạn chế động chạm vào các bộ phận khác của cây nhé! Hơn nữa khi cây trang trong giai đoạn trổ hoa thì không nên cắt tỉa cành lá cây nhé!.

Phân bón

Bạn có thể chọn phân hữu cơ, phân trùn quế bón cho cây. Ngoài ra dùng thêm NPK cũng được. Mục đích là cho cây đủ chất trung và vi lượng thôi mà. 1 tháng bón cho cây 1 lần nhé! Còn nếu trồng thủy sinh thì cứ đều đặn thay nước dinh dưỡng cho cây 1 tuần 1 lần.

Sâu bệnh hại

Trồng cây bạch mã rất hay gặp phải bệnh rệp sáp hay ve nhện. các loài này bám chặt ở mặt dưới lá và thân cây. Chúng sẽ hút nhựa dẫn tới chết lá và thân cây. Bạn có thể xử lý bằng cách phun sương xà phòng hoặc nước muối lên chỗ gây hại.

Ngoài ra có thể dùng nước vôi nữa. Thời điểm tốt nhất bạn nên phun cho cây là vào buổi tới. Như vậy cây sẽ không bị cháy lá do tiếp xúc với ánh nắng.

Ngoài 2 bệnh trên thì cây cũng có thể bị nấm gây đốm lá. Lá sẽ mất đi màu xanh vốn có rồi loang lổ những vệt nâu. Tình trạng này không chữa trị sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian. Bạn có thể dùng thuốc diệt nấm phun cho cây. Gợi ý là thuốc Monterey Liqui-Cop. Khi phun phải đeo khẩu trang, găng tay và phun cây ngoài trời nhé!

Xem thêm:

4. Kết bài

Mình tin sau bài viết này nhiều bạn sẽ trồng ngay 1 cây bạch mã đấy! Vì cứ theo kỹ thuật trồng cây bạch mã này bạn sẽ thành công thôi. Vì chúng rất dễ trồng và chăm sóc mà. Nào cùng trồng những cây này ngay nhé!

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)