Cách làm vịt quay lá móc mật thơm ngon – như ngoài hàng

Đây là tên gọi khác của món ăn vịt nướng lá móc mật hay thịt vịt nướng lá móc mật. Vậy hương vị của món ăn này như thế nào mà được nhiều người yêu thích như thế? Chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách là vịt quay lá móc mật thơm ngon chẳng kém nhà hàng ngay dưới đây nhé!

Vịt quay lá móc mật

Vịt quay lá móc mật

1. Cách làm vịt quay lá móc mật ngon đậm đà

1.1 Nguyên liệu bao gồm

  • Vịt sống: 1 con nặng khoảng 1,2 – 1,5 kg
  • Lá móc mật: 20 lá, hoặc 4 – 5 trái mật tươi (nên dùng lá móc mật thì hợp hơn)
  • Hành tím: 2 củ
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Ớt chỉ thiên: 2 trái (lượng ớt tùy tuộc vào sở thích ăn cay của bạn nhé!)
  • Mật ong

Lưu ý khi chọn nguyên liệu

  • Chọn vịt ngon

Muốn món ăn ngon nhất thì tốt hơn hết bạn nên mua vịt sống rồi về tự làm. Bạn không nên mua thịt vịt đông lạnh hoặc đã làm sẵn ngoài chợ. Vì thịt vịt này không đảm bảo được độ tươi ngon nhất!

Bạn nên chọn mua những con vị đực (vì chúng có thịt thơm ngon hơn vịt cái nhiều) nặng chừng 1,2 đến 1,5 kg là đẹp nhất! Bạn nên chọn những con vịt đã trưởng thành, mọc đủ lông, đủ cánh.

Những con vịt bạn nên chọn là những con khỏe mạnh, có thịt chắc. Không lờ đờ, ốm yếu hay gầy nhom. Bạn không nên mua vịt non vì thịt nhão và làm lông rất lâu luôn. Cũng không nên mua thịt vịt già vì thịt quá dai, khi ăn không còn cảm thấy độ ngọt tự nhiên nữa.

Riêng món ăn này thì thịt vịt nào cũng hơp nhưng bạn nên chọn thịt vịt bầu Thất Khê nhé! Loại vịt này có đặc điểm là dày mình, xương nhỏ, nhiều thịt mà thịt lại rất mềm và ngọt

1.2 Chi tiết các bước làm vịt quay lá móc mật

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế vịt

Vịt sống bạn tiến hành cắt tiết và làm sạch lông bình thường. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì bạn có thể nhờ người bán hàng làm hộ, nhưng với điều kiện bạn giám sát cả quá trình.

Và khi người ta làm xong thì bạn mang thịt vịt về ngay. Sau khi làm sạch lông vịt thì bạn tiến hành mổ moi ruột. Riêng với cách làm món thịt vịt này thì mổ moi là thích hợp nhất! Sau đó tiến hành khử mùi hôi vịt.

Vịt cần được khử sạch mùi trước khi chế biến

Vịt cần được khử sạch mùi trước khi chế biến

Công đoạn khử mùi hôi là bắt buộc vì chúng sẽ làm thịt vịt của bạn thơm hơn và ngọt hơn. Nếu bỏ qua công đoạn này thì khi chế biến xong thịt vịt sẽ có mùi rất khó chịu và khó ăn.

Ban đầu, bạn dùng muối hạt lớn chà xát khắp mình vịt từ trong ra ngoài 1 lượt, rồi rửa lại với nước sạch. Rồi tiếp đó dùng dừng đã đập giập trộn với rượu trắng để được hỗn hợp rượu gừng và chà xát toàn thân vịt một lần nữa. Chà trong vòng 10 đến 15p thì rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

Sơ chế các nguyên liệu khác

– Lá móc mật hoặc quả mật tươi rửa sạch và để ráo.

– Hành khô, bóc vỏ, đập giật, băm nhuyễn. Tỏi khô cũng làm tương tự như vậy.

– Ớt tươi bỏ cuống, rửa sạch, rồi bỏ hạt và băm nhuyễn.

Bước 2: Tiến hành nhồi gia vị

Bạn tiến hành trộn lá móc mật cùng hành, tỏi, ớt băm nhuyễn. Đồng thời cho thêm chút gia vị nêm nếm như tiếu xay, muối bột canh, đường, bột ngọt  rồi đảo thật đều. Sau đó cho vào trong bụng vịt.

Sử dụng kim may kín phần mổ để cố định bụng vịt

Sử dụng kim may kín phần mổ để cố định bụng vịt

Sau khi nhồi xong thì dùng kim khâu kín bụng vịt lại hoặc dùng que xiên kín lại để gia vị không rơi ra ngoài là được. Tiếp tục buộc chặt cổ vịt.

Bước 3: Thực hiện nướng vịt

Đun sôi một nồi nước trên bếp và cho mật ong vào hòa tan. Đến hi nước sôi thì bạn nhúng vịt vào chừng 2p. Bước này vừa giúp thịt vịt có màu vàng đẹp mắt vừa giúp da vịt săn lại không bị rách.

Sử dụng than hoa hoặc lò nướng để nướng vịt

Sử dụng than hoa hoặc lò nướng để nướng vịt

Để vịt ráo nước thì bạn tiến hành nướng vịt trên bế than hoa đến khi da vịt ngả màu vàng đậm. Khi nướng bạn cần quay đều tay để thịt vịt không bị cháy nhé! Nếu dùng lò nướng thì bạn nướng chừng 25 tới 35p trong nhiệt độ 200 độ C là được.

Bước 4: Chiên vịt và hoàn thành

Đun nóng một lượng dầu ăn đủ để ngập vịt trong một cách chảo lớn. Bạn nên dùng chảo sâu lòng để tiết kiệm dầu ăn.

Chiên lại làm cho da vịt giòn hơn và thịt cũng đậm đà

Chiên lại làm cho da vịt giòn hơn và thịt cũng đậm đà

Vịt sau khi nướng xong thì bạn cho vào chảo và chiên thêm từ 3 tới 5p nữa. Đến khi da vịt chuyển màu vàng nâu bóng và đẹp mắt thì vớt ra để vào rổ đã lót giấy thầm dầu nhằm hút bớt dầu thừa.

Lưu ý: Nếu muốn tiết kiệm dầu ăn thì bạn có thể cho 1 ít dầu cũng được. Nhưng trong quá trình chiên phải thường xuyên múc dầu nóng rưới lên mình vịt để da chín đều và có màu vàng đẹp mắt.

Đợi vịt nguội thì bạn tiến hành chặt thành từng miếng dài vừa ăn và xếp ra đĩa. Phần nhân nhồi trong bụng vịt cũng lấy ra và thái vụn rồi rắc lên đĩa thịt vịt. Bạn không nên chặt vịt khi còn nóng vì thịt có thể bị nát.

Chặt và bày thịt vịt quay ra đĩa

Chặt và bày thịt vịt quay ra đĩa

Món ăn này ăn cùng rau sống và nước chấm đậm đà thì ngon vổ cùng. Hoặc ăn kèm bún tươi hya cơm nóng đều rất hấp dẫn.

1.3 Làm nước mắm chấm vịt quay lá móc mật

Món ăn này không thể thiếu được món nước chấm ăn kèm. Tùy sở thích mà bạn có thể sử dụng các loại nước chấm khác nhau để ăn.

Nước mắm chấm vịt rất quan trọng

Nước mắm chấm vịt rất quan trọng

  • Nước tương trưng tỏi

Chia tỏi đập dập thành 2 phần. 1 phần bạn để phi thơm vàng với chút dầu ăn và tương bần. Trong quá trình phi thơm thì nếm gia vị cho vừa ăn và khuấy sôi lên. Còn phần tỏi sống thì bạn cho vào chén rồi khi tương bần sôi đổ vào và khuấy đều lên là được.

  • Sử dụng nước xì dầu

Bạn có thể mua nước xì dâu chanh tỏi ớt tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị đều được. Bạn chỉ việc bóc ra và ăn là được rồi.

Xem thêm :

2. Vịt nướng lá móc mật và những điều bạn chưa biết?!

2.1 Lá móc mật có gì đặc biệt?

Lá móc mật không còn quá xa lạ đối với dân hay náu ăn. Có một số món ăn thường xuyên dùng loại lá này như món nướng chẳng hạn. Là móc mật hay còn gọi là lá mắc mật được người dân gọi với nhiều cá tên khác nữa như của khỉ, dương tùng, hay cây hồng bì núi. Loại cây này là thực vật có hoa thuộc họ Cửu Lý Hương.

Lá móc mật xanh tốt

Lá móc mật xanh tốt

Loại cây này có thân nhỏ và hay mọc ở vùng núi đá vôi. Theo các nghiên cứu thì lá móc mật có lợi cho sức khỏe của con người. Rễ cây được dùng làm thuốc chữa bệnh. Còn lá và trái dùng để làm gia vị cho món ăn thêm thơm ngon.

Hạt quả móc mật

Hạt quả móc mật

Loại lá này có mùi thơm rất riêng. Không quá nồng nàn nhưng cũng không quá nhạt. Trong các món nướng thì thiếu món lá này sẽ mất hẳn đi mùi vị thơm ngon của món ăn. Người ta thường dùng lá móc mật để làm vịt nướng, gà nướng, dạ dày, nướng, thịt lợn nướng, cá chép nướng,…. Trái mật tươi thì có hình tròn rất giàu vitamin C. Khi ăn thì có vị chua nhẹ. Trái này có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu một số món canh đều được.

2.2 Giá trị dinh dưỡng của món vịt quay

Trong y học cổ truyền thì thịt vịt có tính hàn, cóc các tác dụng như tư ấm, dưỡng vị. Trong cuốn sạch y học của lý Thời Trân có ghi rằng thịt vịt chữa được bệnh đi tiểu tiện bất lợi, bệnh nhiệt, hư lao và bổ ngũ tạng.

Cách làm vịt quay lá móc mật

Cách làm vịt quay lá móc mật

Nên chọn các loại vịt đực bàu xanh hoặc vịt lông trắng mà xương đen, mỏ đen là tốt nhất. Do đặc tính hàn và có tác dụng bổ âm nên món ăn này không thích hợp cho người dương hư, tỳ thực hay những người bị cảm chưa khỏi hẳn. Ngoài ra thịt vịt còn cá tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc rất tốt.

Theo 1 số tài liệu y học cổ ghi lại rằng thịt vịt là loài thuốc bổ thượng hạng. Nó có khả năng đều hòa ngũ vị,lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Ngoài ra sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vị nuôi dưỡng dạ dày, tốt cho nam giới, và trấn định tinh thần.

Xem thêm:

Kết bài

Món ăn này có xuất phát từ vùng đất Lạng Sơn, nhưng giờ đây chúng đã trở thành món ăn hấp dẫn trong dnah mục ẩm thực Việt Nam. Mặc dù món vịt quay lá móc mật đã giản lược đi 1 số bước nhưng bạn vẫn có thể làm ngon và đúng vị nếu cẩn thận trong từng bước làm.

Chúc các bạn có được món ăn ngon và hấp dẫn.

Cập nhật 25/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)