Cách làm tôm khô tại nhà cực ngon – sử dụng lâu dài

Tôm khô có thể chế biến thành nhiều món ngon như canh bầu nấu tôm khô, thịt rim tôm khô…Trên thị trường có bán nhiều loại tôm khô với các mức giá khá bình dân, hợp với túi tiền nhiều gia đình.

Nhưng đi kèm với nó là nỗi lo chất lượng tôm khô không đảm bảo, tôm nhuộm màu, tôm có chất chống mốc….

Cách làm tôm khô

Cách làm tôm khô

Do vậy, tốt nhất là bạn nên tự làm tôm  khô ở nhà để dành dùng dần, vừa thơm ngon lại đảm bảo an toàn. Cách làm tôm khô rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức làm tôm khô #ohana chia sẻ ngay dưới đây.

1. Hướng dẫn làm tôm khô tại nhà – đơn giản nhưng ngon

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Theo kinh nghiệm của các thợ nghề, có thể chọn nhiều loại tôm để làm tôm khô nhưng ngon nhất là tôm biển, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nên thịt tôm ngọt thơm và vị ngon hơn hẳn tôm nuôi.

Nếu chỉ làm cho nhà ăn thì bạn không cần dùng loại tôm quá đắt tiền. Điều quan trọng là tôm phải tươi nhanh, lành lặn, đánh bắt đúng mùa, tuyệt đối không dùng loại tôm ươn để chế biến. Kích cỡ tôm dài khoảng 6 – 7 cm là vừa, không nên chọn con to quá làm khô sẽ không ngon.

Để làm khoảng 500 gram tôm khô bạn cần dùng đến 4 – 5 kg tôm tươi. Nếu làm nhiều hơn bạn tự điều chỉnh lượng tôm cho phù hợp nhé. Nếu bảo quản tốt tôm khô có thể để được đến 4 – 5 tháng mà không hỏng nên bạn đừng ngại  làm nhiều một chút để dùng dần nhé!

Bên cạnh nguyên liệu chính là tôm tươi bạn cần chuẩn bị thêm phèn chua và muối sống để sơ chế tôm nhé!

1.2 Chi tiết các bước làm tôm khô ngon

Nguyên liệu đã chuẩn bị xong, chúng ta bắt đầu tiến hành làm tôm khô nhé!

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nếu bạn làm từ tôm tươi sống, còn nhảy tanh tách thì chỉ cần rửa tôm với nước sạch nhiều lần cho sạch chất nhớt và bụi bẩn là được.

Trường hợp bạn dùng tôm đã được ướp đá lạnh thì cầu kỳ hơn trong cách sơ chế. Trước tiên bạn chuẩn bị 1 chậu nước sạch, lấy khoảng 10 gram phèn chua đổ vào chậu nước sạch và khuấy đều cho phèn chua tan trong nước. 

Bạn cho tôm vào chậu nước đã chuẩn bị và rửa sạch. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch phèn chua.

Thực hiện luộc tôm

Thực hiện luộc tôm

Bước 2: Thực hiện luộc tôm

Bạn nên luộc tôm trước để tôm có màu đẹp tự nhiên và bảo quản được lâu.

Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 chút muối. Với 1 lít nước bạn dùng khoảng 300 gram muối hạt. Trường hợp dùng tôm biển bạn nên giảm lượng muối để tránh bị mặn.

Nước sôi lăn tăn bạn cho tôm vào luộc. Đảo đều tôm trong nồi để tôm chín đều. 

Khi tôm chín, chuyển sang màu đỏ cam thì bạn tắt bếp, vớt tôm ra rổ cho ráo.

Bạn lưu ý nên dùng rổ to hoặc mẹt rộng để tôm nhanh ráo nước, không để tôm chồng lên nhau sẽ khiến tôm bị úng, thối. Trường hợp lượng tôm nhiều bạn nên chia nhỏ ra luộc để tôm nhanh ráo nước.

Thực hiện phơi tôm

Thực hiện phơi tôm

Bước 3: Tiến hành phơi (hoặc sấy)

Bạn nên phơi tôm ở nơi có nhiều ánh nắng, ít khói bụi. Khoảng 2 – 3 tiếng bạn trở mặt tôm một lần để tôm nhanh khô.

Phơi khoảng 4 – 5 nắng, khi thấy vỏ tôm giòn, vỡ ra là được.

Tôm phơi đủ nặng có màu sắc đẹp mắt, mùi thơm tự nhiên, sờ vào thấy thịt tôm săn lại nhưng dẻo dải, không bị mốc.

Cẩn thận hơn khi phơi bạn dùng một tấm vải màn đậy rổ tôm lại để tránh bụi bẩn. Sau mỗi lần phơi, bạn cất tôm vào nhà để nơi khô ráo, không để qua đêm ngoài trời vì sương xuống sẽ khiến tôm bị ẩm.

Nếu bạn làm tôm khô vào những ngày mùa đông hoặc thời tiết mưa bất thường thì không nên phơi mà dùng lò sấy hoặc lò nướng sấy khô tôm.

Bạn không nên sấy lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến tôm giòn, ăn không ngon. Thịt tôm săn lại, dẻo mềm, có màu đỏ cam đẹp mắt, vị ngọt tự nhiên là được.

Tách vỏ

Tách vỏ

Bước 4: Thực hiện lột vỏ

Sau khi đã làm khô tôm bạn tiến hành bóc vỏ tôm. Cách nhanh nhất là bạn cho tôm vào một chiếc túi vải, dùng chày đập nhẹ để làm vỡ lớp vỏ tôm. 

Sau đó bạn sàng để bỏ lớp vỏ vụn. Với các miếng vỏ to còn dính vào thịt tôm bạn dùng tay để lột. Bạn bóc bỏ cả đầu và đuôi tôi, chỉ giữ lại phần thịt nõn thôi nhé. Với các gia đình thích ăn đầu tôm có thể giữ lại.

Nếu có thời gian bạn nên bóc tay toàn bộ tôm bởi dùng chày đập không khéo sẽ khiến thịt tôm bị nát. Nếu làm tôm khô để làm quà biếu bạn nên bóc tay để tôm được đẹp mắt.

Với các loại tôm nhỏ hơn bạn nên dùng chày đập vỡ vỏ tôm rồi sàng  sẽ nhanh hơn nếu bóc bằng tay.

Sau khi đã lột vỏ tôm bạn đem tôm đi phơi thêm một lần nắng nữa là có thể dùng được.

Về cách bảo quản tôm khô bạn nên bỏ tôm trong một chiếc túi zip, đóng chặt miệng túi lại và bảo quản trong tủ lạnh. Trong quá trình sử dụng bạn không để hơi nước dính vào tôm sẽ khiến tôm bị mốc, nhanh hỏng.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn bảo quản tôm khô và lưu ý quan trọng

2.1 Lưu ý trong quá trình làm tôm khô

Phơi tôm dưới nắng để làm tôm khô là cách làm truyền thống từ trăm năm nay. Bạn nên lựa những ngày nắng to để làm tôm khô. Nếu làm vào những ngày trời mưa hoặc ẩm cao sẽ khiến tôm lâu khô, thịt không thơm và dễ mốc.

Bạn phơi khoảng 4 – 5 nắng, con tôm cong lại, vỏ giòn, thịt săn, dậy mùi thơm là được. Tôm phơi đủ nắng vừa thơm ngon lại bảo quản được lâu.

Trường hợp dùng lò sấy bạn để nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ cao làm tôm bị cứng, giòn, ăn không ngon và giảm dưỡng chất.

Trong quá trình phơi tôm sẽ rút lại, do vậy bạn cần tính toán lượng tô tươi với lượng tôm khô muốn làm. Để làm ra 1 kg tôm khô cần khoảng 6 – 7 kg tôm tươi.

Bạn có thể dùng nhiều loại tôm để làm tôm khô như tôm thẻ, tôm sú…nhưng ngon nhất vẫn là các loại tôm biển

Tôm khô cà mau

Tôm khô cà mau

Phân loại tôm khô

Hiện nay trên thị trường có 2 loại tôm khô là tôm khô tách vỏ và tôm khô nguyên vỏ:

  • Loại tôm khô tách vỏ: Để làm tôm khô tách vỏ, sau khi phơi nắng tôm sẽ được bóc sạch vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại phần thịt nõn. Đây là loại phổ biến nhất. Khi ăn người ta sẽ ngâm tôm trong nước cho mềm rồi dùng để rim mặn với thịt cá.
  • Loại tôm khô nguyên vỏ: Tôm khô nguyên vỏ thường dùng những loại tôm tép nhỏ bởi lớp vỏ của chúng khá mỏng. Sau khi luộc và phơi khô sẽ được đóng túi. Loại tôm khô này thường giã nhỏ dùng để nấu canh bầu, canh bí rất ngon.

Nếu làm tôm khô nguyên vỏ bạn phải rửa sạch con tôm và dùng các loại tép đồng, tôm nhỏ, nếu dùng tôm to lớp vỏ sẽ khá cứng, ăn không ngon lại dễ bị hóc.

Bảo quản tôm khô đúng cách

Bảo quản tôm khô đúng cách

2.2 Cách bảo quản tôm khô

Để tôm khô thơm ngon và bảo quản được lâu ngay từ khâu chọn và sơ chế nguyên liệu bạn phải tiến hành cẩn thận. 

Phơi tôm nhất định phải chọn những ngày nắng to để phơi. Phơi nắng không chỉ giúp vỏ tôm giòn, dê bóc mà quan trọng hơn là tôm bảo quản  được lâu mà vẫn giữ được độ ngon ngọt tự nhiên. Bạn tuyệt đối không để nước dính vào tôm trong quá trình phơi.

Sau khi lột vỏ bạn nên phơi nắng thêm lần nữa rồi mới bỏ tôm vào một chiếc túi sạch, buộc chặt miệng túi và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu bảo quản tốt, tôm khô có thể để được đến nửa năm mà không hỏng. Trường hợp tôm khô xuất hiện những đốm trắng như nấm mốc hoặc có mùi lạ thì bạn không nên sử dụng nữa nhé.

Ngày xưa vào những ngày mưa hoặc con nước về, cha và ông thường ra sông, suối bắt tôm về để mẹ làm khô. Những con tôm khô màu đỏ cam bắt mắt, sờ vào thấy cứng nhưng khi nấu lên, tẩm ướp gia vị đậm đà thì lại mềm ngọt. Một nồi tôm khô rim mặn thôi cũng đủ sức cân nguyên nồi cơm trắng.

Giờ đây thì ít nhà làm tôm khô bởi tôm khô bày bán tại chợ và siêu thị rất nhiều, giá dao động từ 160 – 400 nghìn / 1 kg tôm khô tùy loại. Tuy nhiên khi chọn mua tôm bạn nên tinh ý tránh mua phải loại tôm nhuộm phẩm màu hay trộn các loại hóa chất – những loại tôm này có giá khá rẻ so với loại tôm khô bình thường, bạn cần lưu ý khi chọn mua.

Xem thêm:

Kết bài

Tôm khô có thể chế biến thành nhiều món ngon, những ngày ngại đi chợ chỉ cần rim tôm khô với một chút nước mắm và đường là chúng ta đã có một món ăn kèm cơm rất ngon rồi.

Hy vọng rằng bạn sẽ thành công với công thức làm tôm khô này nhé!

Cập nhật 28/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)