2 cách làm sa tế thơm ngon – đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình

Sa tế là loại gia vị quen thuộc của nhiều gia đình. Chúng giúp món ăn thơm ngon và dậy vị hơn.

Và trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sa tế từ ớt, sả và dầu màu điều. Vừa ngon lại vừa đảm bảo vệ sinh. Chắc chắn các chị em nội trợ sẽ có thêm 1 bí quyết dắt túi nữa rồi.

1. Bí quyết làm sa tế sả ớt ngon chuẩn vị

Nghe tên thôi bạn cũng đoán được thành phần chính của món ăn đúng không? Sa tế được làm chủ yếu từ ớt bột hoặc ớt tươi. Ngoài ra người ta còn cho thêm sả để cho có mùi đặc trưng. Món ăn này bắt nguồn từ người Mã Lai nhưng gốc Ấn.

Ở Trung Quốc, đây là thứ gia vị cực kỳ được ưa chuộng đấy! Và khi du nhập vào Việt Nam, người ta đã điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với khẩu vị đấy! Vì nếu đúng như nguyên gốc thì mùi chúng rất nồng và khó ăn.

Các làm sa tế

Các làm sa tế

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sả tươi: 2-3 cây
  • Ớt tươi: 15-20 quả
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Hạt điều đỏ: 12-15 hạt
  • Đường kính: 1 thìa
  • Muối tinh: 1 nhúm
  • Ớt bột: 2 thìa
  • Chút dầu ăn
Nguyên liêu chuẩn bị

Nguyên liêu chuẩn bị

1.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt tươi đem bỏ cuống rửa sạch và để ráo. Sau đó mang băm nhuyễn.

– Hạt điều làm sạch bụi bằng cách ray.

– Sả bỏ bẹ già, rửa sạch rồi bào nhỏ, băm nhuyễn.

– Tỏi khô bỏ vỏ, băm nhuyễn.

Bước 2: Tạo màu cho sa tế

– Đun nóng ⅓ thìa dầu ăn trên bếp.

– Đến khi dầu sôi nổ tiếng li ti thì cho hạt điều vào đảo đều. CHừng 5p khi đã được màu đẹp mắt thì tắt bếp.

– Lọc qua rây để giữ lại phần dầu điều.

Các làm sa tế

Các làm sa tế

Bước 3: Hoàn thành

– Đun nóng 1 chút dầu ăn trên bếp. Khi dầu sôi cho tỏi và sả băm nhuyễn vào phi thơm. Khi phi nhớ đảo đều tay. 

– Khi sả và tỏi đã ngả vàng cho tiếp ớt bằm và ớt bột vào đảo thêm chút nữa. Khi đảo cho thêm đường và muối. Bạn chỉ đun với lửa nhỏ để không bị cháy thôi nhé!

– Khi hỗn hợp sôi cho ngay dầu điều vào, đảo qua và tắt bếp luôn. Để lâu sẽ bị cháy khét.

– Đợi hỗn hợp nguội thì bạn cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Chưa tới 30p bạn đã làm được lọ sa tế chẳng kém ngoài hàng. Mùi thơm của tỏi và sả hòa quyện trong vị cay nồng của ớt. Ngoài ra còn là màu đỏ bắt mắt của dầu điều nữa. Từ đây bạn có thể làm thật nhiều món ăn cho gia đình với gia vị này. Vừa thơm ngon lại đảm bảo vệ sinh cho cả nhà đúng không nào?

1.3 Một số lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện

– Nguyên liệu chính của sa tế là ớt. Do đó ớt phải chọn quả chín, đa căng, không dập thối hay sâu,… Có như vậy món ăn mới đảm bảo. Bạn chọn ớt tùy ý. Không cần trái quá to làm gì.

– Chế biến 1 lượng lớn ớt như thế bạn cần đảm bảo chúng không tiếp xúc với vùng mắt, da mỏng hay da bị thương,…. Để an toàn bạn nên đeo găng tay khi làm. Nếu không ăn được cay bạn có thể loại bỏ hạt ớt hoặc giảm lượng ớt đi đều được.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn làm sa tế tôm ngon đậm đà

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Ớt chỉ thiên băm nhuyễn: 10 quả chín.
  • Ớt hiểm băm nhuyễn : 10 quả chín
  • Ớt bột: 2 thìa to
  • Nửa bát sả băm nhuyễn
  • Hành khô 4 củ băm nhuyễn
  • Nửa bát cơm ớt khô còn nguyên hạt
  • Giấm gạo: 3 thìa to
  • Tỏi khô băm nhuyễn: 2 tép to
  • Đường cát: ⅓ bát
  • Tôm khô đã ngâm: nửa bát
  • Tiêu bắc xay: 2 thìa cà phê
  • Nước mắm ngon: ⅓ bát
  • Dầu ăn: 1 bát

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Tôm ngâm nước ấm 15p cho mềm rồi  xay nhuyễn.

Đun nóng dầu ăn trên bếp rồi cho hành tỏi, sả băm vào phi thật thơm. KHi mùi đã dậy thì cho tôm vào đảo đến khi tôm chín.

Hạ nhỏ lửa hoặc tắt hẳn bếp cho ớt chỉ thiên, ớt hiểm băm nhuyễn, ớt bột và ớt khô vào. Sau đó bật bếp trở lại rồi xào nhanh. Việc này giúp khi cho ớt vào bạn không bị sặc.

Cho 1 loạt gia vị gồm đường cát, tiêu xay, muối bột canh, giấm, nước mắm vào và cho to lửa. Đồng thời lúc này đảo đều tay cho ngấm gia vị. Sau đó từ từ hạ nhỏ lửa và đun tới khi hỗn hợp sệt lại là được.

Đợi sa tế nguội thì cho vào lọ thủy tinh và để trong tủ lạnh ăn dần. Hoặc chia làm 2 phần. 1 phần để ngoài dùng thường  xuyên. 1 phần cất để dành. Vì sa tế bảo quản được rất lâu trong môi trường tự nhiên.

Xem thêm:

3. Sa tế và một số thông tin hữu ích

3.1 Sa tế là gì?

– Sa tế được tạo nên từ phần lớn là ớt và thêm vào chút dầu ăn và sả.

– Sa tế thường dầu để tẩm ướp thịt nướng hoặc ăn lẩu. Món lẩu cho sa tế vừa thơm lại ăn rất đã miệng.

– Sa tế ban đầu được làm từ các nguyên liệu đặc trưng của Ấn Độ. Trong ẩm thực Trung Hoa, sa tế như 1 loại nước sốt quen thuộc. Nhất là ở các tỉnh Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Triều Châu,… Một số món ăn Đài Loan cũng có dùng sa tế.

3.2 Những ai không nên ăn sa tế?

Những người bị bệnh trĩ: 

Người bệnh trĩ đều được khuyên không nên ăn đồ cay nóng. Vì chúng làm sa tĩnh mạch và tình trạng càng nặng hơn. Thậm chí trong hậu môn còn có mủ. Do đó, sa tế là thứ cấm với người bị trĩ. 

Những bệnh nhân gặp vấn đề về mắt như đau mắt đỏ hay viêm giác mạc cũng không dùng. Ớt cay làm bốc hỏa và tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn.

Người sau phẫu thuật:

Thực phẩm cay nóng là thứ chống chỉ định của người mới phẫu thuật. Lúc này vết thương cần thời gian hồi phục. Ớt hay sa tế nóng nảy sẽ làm vết thương sưng tấy thậm chí lở loét khó lành. Tốt nhất nên là đợi vết thương lành hẳn rồi dùng đồ cay nóng sau.

Người bị viêm da:

Những ai viêm da, mụn nhọt cũng hạn chế tối đa việc tiêu thụ ớt. Ớt nóng sẽ làm da thêm yếu, mụn lên nhiều hơn đấy! Đối với phụ nữ mang thai, ăn cay thì mẹ sẽ không ảnh hưởng. Nhưng theo nhiều người thì em bé có thể bị dị ứng sau này.

Còn với các cụ mẹ ăn cay nhiều sau này con dễ nóng trong, mụn nhọt. Hay mẹ đang cho con bú ăn cay quá sẽ làm làm con quấy khóc. Vì bị ảnh hưởng từ sữa mẹ.

4. Kết bài

Sau bài viết này vậy là bạn sẽ có thêm 1 món gia vị mới trong nhà mà tự tay mình làm được. Thật tuyệt vời đúng không? Bạn hãy lưu ngay cách làm sa tế này vào sổ tay và chia sẻ cho nhiều chị em biết hơn nữa nhé!

Cập nhật 30/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)