2 cách ngâm rượu gấc tại nhà – rượu ngon – để được lâu dài

Không chỉ đồ xôi, làm bánh ngon, gấc còn được ngâm thành rượu gấc, đặc biệt tốt cho sức khỏe trong việc phòng và trị nhiều loại bệnh về xương khớp, quai bị, điều kinh…

Trong bài viết hôm nay, cùng #ohana tìm hiểu về quy trình ngâm rượu gấc đúng chuẩn theo phương pháp truyền thống nhé! 

1. Hướng dẫn ngâm rượu gấc ngon đúng chuẩn

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

– Hạt gấc: 300 gram

– Rượu trắng: 500 ml – 1 lít 

Cách làm rượu gấc

Cách làm rượu gấc

Lưu ý trong quá trình chọn gấc:

Gấc được bán nhiều tại các sạp hàng rau nhưng bạn phải tinh ý để mua được quả gấc ngon nhé!

Gấc trồng ở Việt Nam có 2 loại gấc nếp và gấc tẻ, bạn dùng loại nào ngâm rượu cũng được. Quan sát thấy quả có dáng tròn đều, gai nở, da đỏ cam căng bóng, cuống cứng cáp, nhấc lên thấy nặng tay thì đó là quả ngon.

Sau khi mua về bạn bổ đôi quả gấc. Thịt gấc màu đỏ tươi, mùi thơm nhẹ. Bạn tách thịt gấc ra khỏi hạt. Phần thịt gấc này bạn có thể dùng để làm bánh hoặc đồ xôi. Chúng ta sẽ dùng hạt gấc để ngâm rượu.

1.2 Chi tiết các bước thực hiện làm rượu ngâm hạt gấc

Bước 1: Sơ chế hạt gấc

Hạt gấc sau khi tách thịt bạn dàn đều ra một chiếc mâm hoặc mẹt rộng rồi phơi nắng cho ráo. 

Rau khi phơi nắng bạn thu hạt gấc vào và tiến hành trút vào chảo để rang.

Sơ chế hạt gấc

Sơ chế hạt gấc

Khi rang bạn phải đảo liên tục để tránh hạt bị cháy khét. Hạt gấc ban đầu có màu đen nhưng khi rang dưới tác động của nhiệt sẽ chuyển sang màu vàng, hơi phồng lên và có thể nổ và bắn ra khỏi chảo, bạn nên dùng đũa cả dài và cẩn thận khi rang.

Chuẩn bị một tờ báo đặt trên nền nhà. Khi hạt gấc đã vàng, nghe thấy vài tiếng lốp bốp thì bạn trút hạt gấc lên tờ báo. Theo cách gọi của các cụ xưa thì đây là “xao vàng hạ thổ”

Bước 2: Tách hạt gấc

Không thể để nguyên hạt gấc để ngâm rượu, bạn phải tiến hành tách hạt gấc ra để rượu ngấm vào cả trong lẫn ngoài hạt, chất lượng rượu ngâm sẽ cao hơn.

Cách tách hạt khá đơn giản, bạn để hạt nguội một chút rồi dùng dao chặt đôi hoăc dùng chày đập dập.

Khi dùng chày đập dập bạn không nên đập nát nhé. Vỏ hạt sau khi phơi năng và rang đã rất giòn nên bạn chỉ cần đập nhẹ một cái là vỏ hạt đã nứt ra rồi.

Bước 3: Tiến hành ngâm rượu

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn tiến hành ngâm rượu.

Trút hạt gấc vào hũ thủy tinh đã rửa và lau khô. Tiếp đó bạn đổ rượu trắng vào hũ. Lưu ý là lượng rượu ít nhất phải ngập mặt gấc.

Sau khi đổ rượu, bạn phủ một lớp vải hoặc nilon lên trên miệng hũ rồi gài nắp kín, để nơi khô ráo.

Ban đầu khi mới ngâm, rượu sẽ có màu trắng, sau một thời gian ngâm, màu của gấc phai sang màu của rượu, rượu chuyển sang màu vàng nhạt, vàng cam, càng để lâu càng đậm dần.

Khi đó bạn có thể sử dụng rượu gấc được rồi.

Rượu gấc theo dân gian là một bài thuốc quý, dùng để chữa nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, quai bị… Dùng rượu gấc xoa bóp vào khớp xương bị đau, duy trì trong một vài ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau rất rõ rệt.

Bạn có thể ngâm nhiều một chút và để dành dùng dần. Rượu ngâm để được rất lâu mà không bị hỏng nếu bảo quản tốt nên bạn yên tâm nhé!

Xem thêm:

2. Bí quyết ngâm rượu gấc từ thịt gấc

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 2 quả gấc chín 
  • 3 lít rượu trắng
  • Hũ đựng
Ngâm rượu từ trái gấc chín

Ngâm rượu từ trái gấc chín

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Gấc sau khi mau về bạn dùng dao cẩn thận bổ gấc làm đôi.

Dùng một chiếc thìa múc hạt gấc vào bát rồi tiến hành tách hạt và thịt quả.

Lưu ý: Trước khi tách hạt bạn nên bỏ phần hạt này trong tủ lạnh khoản 30 phút để hạt hơi cứng lại, khi đó lấy thịt gấc ra khỏi hạt sẽ nhanh hơn.

Bình thủy tinh trước khi ngâm phải rửa sạch, lau khô.

Phần thịt quả sau khi tách được bạn trút vào bình thủy tinh rồi đổ rượu lên trên.

Cuối cùng là bạn gài chặt nắp, để nơi khô ráo. Sau 2 – 3 tháng rượu chuyển sang màu đỏ cam đẹp mắt là  có thể dùng được.

Xem thêm:

3. Hạt gấc và một số thông tin hữu ích

3.1 Tác dụng của rượu gấc là gì? Nên sử dụng như thế nào?

Gấc từ lâu đã được trồng phổ biến. Ở các làng quê Việt Nam, hầu như nhà nào cũng có một giàn gấc đỏ tươi trước hiên nhà, vừa cho bóng mát, vừa lấy quả để chế biến thành nhiều món ăn ngon và phương thuốc tốt cho sức khỏe.

Thịt gấc đỏ tươi, nổi tiếng với hàm lượng dầu omega và vitamin A cực cao, khi ngâm rượu hay chế biến các món ăn giúp nâng cao sức khỏe người dùng:

  • Theo một nghiên cứu, rượu gấc có khả năng ức chế các tế bào ung thư, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
  • Thường xuyên dùng các chế phẩm từ gấc giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn, không hay bị ốm vặt.
  • Gấc còn rất tốt cho tim mạch, giúp bạn phòng ngừa các bệnh như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim…
  • Khi bi quai bị, uống rượu  gấc kết hợp với bôi rượu gấc lên vùng bị sưng rất nhanh hết bệnh.
  • Omega và vitamin A trong gấc rất tốt cho mắt, tăng cường thị lực.
  • Gấc còn có tác dụng làm đẹp, giúp làm sáng và hồng hào làn da.
Ngâm rượu từ trái gấc chín

Ngâm rượu từ trái gấc chín

3.2 Lưu ý khi sử dụng gấc

Gấc rất tốt cho sức khỏe những bạn không nên lạm dụng loại thực phẩm này.

Chúng ta đều biết rằng gấc chứa nhiều vitamin A nhưng bạn biết không, đây lại là vitamin tan trong dầu không phải lại vitamin tan trong nước như nhiều loại viatmin khác. Nếu lượng vitamin này bị thừa thì rất khó đào thải ra khỏi cơ thể. 

Nếu loại vitamin này bị tích tụ sẽ gây áp lực lên gan, khiến gan bị nhiễm độc. Không những vậy còn gây ra các bệnh như vàng da do bị tích tụ các tiền vitamin A dưới da.

Ở trẻ nhỏ, dư thừa vitamin A trong cơ thể gây ra các bệnh như đau nhức xương, chậm lớn, chậm tăng cân, dễ chảy màu. Ở người trưởng thành, dư thừa vitamin A gây nên các vấn đều như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt…

Kết bài

Rượu gấc là bài thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. Mỗi gia đình nên có một bình rượu gấc ngâm trong nhà để dùng khi cần thiết. 

Cập nhật 27/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)