3 cách nấu phá lấu tuyệt ngon – cách làm đơn giản tại nhà

Phá lấu là món ăn vặt quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Phá lấu rất dễ ăn nhưng sẽ ngon hơn khi ăn kèm với bánh mì hay bún, mì.

Cái khó khi chế biến món phá lấu là làm thế nào để khử sạch mùi tanh của nội tạng, nêm nếm sao cho món ăn đậm đà, ngọt thơm mà không có cảm giác ngán ngấy – Đó cũng là sức hấp dẫn rất riêng của món ăn đường phố này!

Cách nấu phá lấu

Cách nấu phá lấu

Bạn có muốn thử sức với món phá lấu tự nấu tại nhà? Vậy hãy tham khảo ngay công thức chế biến 2 món phá lấu #wikiohana sẽ chia sẻ với bạn ngay dưới đây nhé!

1. Cách làm phá lấu bò

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Nội tạng bò: lòng bò, sách bò, lá lách: 600gr
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Bột cà ri: 1 gói
  • Chanh, hành khô, tỏi
  • Ngũ vị hương: 1 gói
  • Gia vị nêm: Muối, đường, mì chính, hạt nêm, tiêu xay, giấm gạo, dầu ăn,

1.2 Chi tiết các bước làm phá lấu lòng bò

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Nội tạng bò trước khi nấu phải được sơ chế thật sạch. Bạn rửa nhiều lần với nước lạnh, loại bỏ tạp chất còn bám. Sau đó bạn dùng hỗn hợp muối hột và nước cốt chanh chà sát nhiều lần vào nội tạng để khử sạch mùi hôi và chất nhầy còn bám. Rửa lại lần nữa với nước, để ráo và cắt thành các miếng nhỏ nhé!

– Sau khi đã được sơ chế sạch, bạn tiến hành ướp gia vị. Gia vị ướp gồm có: 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng mì chính, ½ muỗng đường, ½ muỗng tiêu xay,1 gói ngũ vị hương, 2 muỗng bột cà ri. Trộn đều nguyên liệu với gia vị và ướp trong 30-45 phút trước khi nấu nhé!

Cách nấu phá lấu

Cách nấu phá lấu

Bước 2: Tiến hành nấu

– Bắc một chiếc nồi lên bếp, thêm 1 chút dầu ăn, bạn không cần cho nhiều dầu bởi nội tạng bò khi nấu sẽ ra mỡ. Tiếp đó bạn phi thơm hành tỏi băm, cho lá lách, xách bò và lòng bò đã ướp vào xào sơ. Khi thấy thịt săn lại thì bạn cho nước dừa tươi vào nấu. Nước sôi bạn nhớ vặn nhỏ lửa để nội tạng được chín mềm và thấm gia vị. Nhớ thường xuyên hớt bọt khí để nước dùng được trong và không vón cặn nhé!

– Nấu đến khi lòng bò, xách bò và lá lách chín mềm, bạn nêm lại gia vị lần nữa rồi tắt bếp. Khi ăn bạn múc phá lấu ra bát, nhớ lấy thêm cả nước dùng nhé, chấm cùng bánh mì hay ăn cùng mì tôm đều rất tuyệt.

Món phá lấu ngon hay không quyết định trước tiên ở khâu sơ chế nguyên liệu. Nếu nguyên liệu còn mùi hoặc có màu sắc lạ thì bạn không nên sử dụng để nấu nhé vì không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm:


2. Cách làm phá lấu lòng heo ngon đậm đà

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Dạ dày heo: 2 cái
  • Tai heo: 1 cái
  • Ruột non: 1 bộ
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Đường thốt nốt
  • Hoa hồi: 4-5 cái (Bạn có thể sử dụng ngũ vị hương thay thế nếu không tìm mua được hoa hồi)
  • Tỏi và hành tím lột vỏ, gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng nhau. Nếu thích ăn cay bạn có thể sử dụng thêm ớt.
  • Hạt tiêu xay
  • Gia vị: Muối, nước mắm, đường, muối hột, mì chính, dầu ăn
Phá nấu lòng heo

Phá nấu lòng heo

2.2 Chi tiết các bước làm phá nấu lòng heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Dạ dày bạn rửa sạch với nước lạnh, dùng muối hột hoặc giấm ăn, rượu trắng chà sát khắp hai mặt trong ngoài của miếng dạ dày, vuốt sạch chất nhầy rồi rửa lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch và không còn mùi hôi là được. Lòng non bạn cũng tiến hành tương tự.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Tai heo bạn cạo sạch lông, rửa nước lạnh rồi bỏ vào nồi nước sôi chần sơ khoảng 2-3 phút rồi vớt ra bỏ vào trong thau nước lạnh có pha một chút nước cốt chanh. Cách xử lý này giúp tai heo trắng đẹp và không còn mùi.

Tiếp đó, bạn cắt nhỏ dạ dày, lòng non và tai heo, để trong bát tô to.

Hoa hồi bạn rang trên chảo, khi thấy mùi thơm dậy lên thì tắt bếp, trút ra đĩa hoặc bát.

Bước 2: Thực hiện ướp

Tiếp đó bạn ướp dạ dày, lòng non, tai heo với: 1 thìa muối, ½ thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 2 thìa nước mắm ngon, 1 thìa tiêu xay cùng hành + tỏi + gừng giã nhuyễn. Trộn đều nguyên liệu với nhau và đậy nắp ướp khoảng 30 phút để gia vị được thấm.

Bước 3: Thực hiện nấu

Khi dạ dày, lòng non, tai heo đã thấm gia vị, bạn cho vào chảo xào sơ để thịt săn lại, nhớ phi một chút tỏi tăm trước khi cho thịt vào để thịt dậy mùi thơm nhé. Khi thịt đã săn lại, bạn đổ nước dừa cùng nước lọc vào nồi, lượng nước chỉ nhỉnh hơn bề mặt thịt một chút thôi nhé!

Trong quá trình nấu, bạn thường xuyên hớt bọt để nước dùng được ngọt thanh và hạ lửa nhỏ khi nồi đã sôi nhé. Bạn cho tiếp các nguyên liệu còn lại gồm hoa hồi và đường thốt nôt vào nồi, khuấy đều và đậy nắp nấu đến khi thịt chín mềm. Trước khi tắt bếp, bạn kiểm tra lại lần nữa xem phá lấu đã có màu đẹp và nước dùng đã đủ đậm đà chưa nhé!

Sử dụng đường thốt nốt giúp phá lấu có màu vàng cánh gián bắt mắt, tuy nhiên bạn  có thể ướp nguyên liệu với 1 thìa bột nghệ hoặc bột cà ri nếu muốn màu đậm hơn nhé!

2.3 Yêu cầu thành phẩm

Món phá lấu ngon trước hết màu sắc phải bắt mắt và hương vị thu hút, nước dùng sóng sánh đậm đà, các nguyên liệu chín mềm, không còn mùi hôi và dễ ăn.  

Khi ăn phá lấu có một chén nước mắm chua cay chấm cùng sẽ càng khiến món ăn thêm phần hấp dẫn đấy. Nước chấm này bạn có thể pha đơn giản từ nước mắm, đường, mì chính và quất nhé, pha kẹo một chút ăn sẽ ngon hơn.

Xem thêm:


3. Cách làm phá lấu bò (cách 2)

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chính

  • 1 kg nội tạng bò gồm xách bò, khăn lông, lá lách, gân, lòng bò…
  • 200gr dừa nạo

Gia vị thêm

  • ½  gói ngũ vị hương
  • ½ bột cà ri
  • 1 miếng quế
  • Nước hàng
  • Muối hột và muối ăn
  • Đường cát
  • Mì chính
  • Hạt nêm
  • Tiêu xay
  • Ớt băm
  • Tỏi băm
  • Hành tím băm
  • Riềng xay nhỏ
  • Dầu cà ri
  • 2 bông hoa hồi
  • 4 lá lá cà ri

3.2 Chi tiết các bước nấu phá lòng bò

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trước tiên bạn trộn cơm dừa với ½ ly nước lọc, dùng rây hoặc vả xô bọc phần cơm dừa trên rồi vắt kiệt để lấy nước cốt dừa. Phần xác cơm dừa bạn trộn tiếp với 1-2 lít nước rồi lọc thêm lần nữa để lấy nước dão nấu phá lấu nhé!

Chuẩn bị nước cốt dừa

Chuẩn bị nước cốt dừa

Lòng bò rất khó để làm sạch vì vậy bạn phải sơ chế thật kỹ. Bạn bóp lòng với muối hột, tuốt hết chất nhầy rồi sả sạch với nước lạnh nhiều lần. Lộn tiếp mặt trong của lòng lại và cũng tiến hành bóp muối và rửa sạch.

Tiếp theo bạn cho lòng vào nồi nước sôi có bỏ thêm 1 -2 nhánh gừng hoặc giềng đập dập, chần sơ khoảng 2-3 phút bạn gắp lòng ra bỏ ngay vào chậu nước lạnh có pha nước cốt chanh rồi vớt ra để ráo nước nhé!

Bước 2: Tiến hành nấu

Để món phá lấu được đậm đà, nội tạng bò phải được ướp với nhiều gia vị như muối, đường, mì chính, dầu hào, nước mắm, tiêu xay, tỏi băm, hành băm, riềng xay, ớt băm…Bên cạnh đó, bột cà ri và ngũ vị hương sẽ giúp phá lấu có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn hơn.

Bạn trộn đều lòng bò với gia vị rồi ướp trong vòng 30-45 phút nhé. Khi đã ướp xong, bạn bắc một cái nồi hoặc chảo sâu lòng lên bếp, thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn cùng hành tỏi băm, khi hành tỏi đã vàng thơm bạn cho lòng vào xào, đảo nhanh tay để lòng không bị cháy lớp gia vị nhé!

Khi lòng bò đã săn lại, bạn cho nước cốt dừa và nước dão dừa vào nồi, đậy nắp. Khi nước sôi bạn vặn lửa liu riu, vớt bớt bọt khí rồi đậy nắp nấu đến khi lòng bò chín mềm là được nhé. Lưu ý là bạn không để lửa to, nấu dưới lửa nhỏ để lòng bò được thấm gia vị nhé.

Khi phá lấu đã chín, bạn tắt bếp. Phá lấu ăn nóng mới ngon nên bạn hãy ăn ngay khi còn nóng nhé. Dùng kéo cắt nhỏ phần nội tạng bò ra bát, chan thêm nước dùng là bạn có thể thưởng thức ngay được rồi!

Kết bài

Trên đây là 2 món phá lấu heo và phá lấu bò rất được yêu thích. Cách làm này khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để chiêu đã cả gia đình.

Phá lấu ăn cùng bánh mì, kèm thêm một chén nước chấm chua ngọt pha sánh kẹo nữa thì quá tuyệt vời! #ohana chúc bạn thành công khi thực hiện món phá lấu nhé!

Cập nhật 16/06/2020

3.7/5 - (3 bình chọn)
3.7/5 - (3 bình chọn)